4.2.1. Tiềm năng tài nguyên tự nhiên
Khí hậu, thời tiết
Xã Bản Phố nói riêng và Bắc Hà nói chung là một vùng có khí hậu ôn hòa mát mẻ quanh năm, rất thích hợp đến du lịch nghỉ dưỡng, tìm hiểu văn hóa đồng bào dân tộc, khám phá địa hình núi đồi hiểm trở với phong cảnh đẹp kỳ vĩ…
Tình hình nhiệt độ xã Bản Phố được thể hiện qua các số liệu sau:
+ Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là 200C. Nhiệt độ trung bình năm 18-24
+ Lượng mưa: lượng mưa trung bình năm là 1.800 – 2.200mm, tập chung chủ yếu vào các tháng 5,6,7,8 (chiếm 80% lượng mưa của cả năm).
+ Độ ẩm: Độ ẩm không khí bình quân hàng năm từ 85-90%. Độ ẩm biến thiên theo từng mùa.
+ Nắng: Tổng số giờ nắng trong năm là 1.500-1.540. Số giờ nắng không đều giữa các tháng, mùa hè số giờ nắng nhiều hơn.
Bảng 4.3. Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người
STT Ý nghĩa 1 Thích nghi 2 Khá thich nghi 3 Nóng 4 Rất nóng 5 Không thích nghi
(Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam)
So sánh khí hậu của xã Bản Phố và bảng chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người cho thấy khí hậu tại vùng này rất thích nghi đối với con người. Đặc biệt thuận lợi cho việc phát triển ngành du lịch.
Điều kiện khí hậu thích hợp là tiêu chí đầu tiên của khách tham quan du lịch (du khách sẽ ít đến những nơi có khí hậu quá nóng hoặc quá lạnh). Xã Bản Phố là điểm đến ý tưởng của du khách trong và ngoài nước đến để tham quan và nghỉ dưỡng.
Đến với xã Bản Phố du khách có thể tận hưởng bầu không khí trong lành. Khi đến vào đầu năm du khách có thể chiêm ngưỡng những bông hoa trắng tinh của hoa mận, hoa lê…hay từ tháng 9 đến tháng 11, đây là thời điểm tiết trời khô ráo, trong xanh, những dải ruộng bậc thang chín vàng và cánh đồng hoa cải trắng nở rộ. với điều kiện thời tiết thuận lợi, Bản Phố là điểm hứa hẹn đem đến những trải nghiệm lý thú cho du khách gần xa. Đây là một trong những lợi thế để Bản Phố phát triển du lịch.
Thủy văn
Là một xã thuần nông, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, thủy lợi giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong sản xuất. Chế độ thủy văn chịu ảnh hưởng chính từ dòng suối xã Bản Phố. Dòng suối bắt nguồn từ thôn Bản Phố 1 chảy ra đến thị trấn Bắc Hà.
Những con suối nhỏ trên địa bàn xã hầu hết có lòng hẹp, dốc, thác ghềnh nhiều, lưu lượng nước thất thường và biến đổi theo mùa. Mùa mưa lưu lượng nước lớn, chảy khá mạnh dễ gây nên các hiện tượng lũ ống, lũ quét, nhất là đối với vùng thấp, vào mùa khô thì lưu lượng nước chảy ở sông, suối giảm. Vì vậy việc chủ động nước tưới tiêu và sinh hoạt của người dân còn hạn chế, phù thuộc vào tự nhiên. Đây cũng là một trở ngại lớn cho chính quyền địa phương và người dân trong công tác quy hoạch phát triển du lịch cộng đồng.
4.2.2. Tiềm năng về tài nguyên nhân văn 4.2.2.1. Lễ hội
Lễ hội gầu tào của người Mông:
Lễ hội được tổ chức vào tháng Giêng hàng năm, nhưng việc chuẩn bị được tiến hành từ cuối tháng Chạp, với hai nghi lễ là chặt tre và dựng nêu. Ngày chính hội được tổ chức từ mùng 2 đến mùng 4.
Đây cũng là một nét văn hóa đặc sắc của người dân tộc Mông thu hút khá đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Để khẳng định giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, khoa học cũng như sự cần thiết bảo vệ và phát huy di sản này, lễ hội Gầu tào của người Mông đã được Bộ trưởng Bộ văn hóa, thể thao và du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (đợt 1, tháng 12 năm 2012), loại hình lễ hội truyền thống.