Khả năng áp dụng mô hình tổ chức bộ máy hành chính của Nhật Bản ở

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH tổ CHỨC bộ máy HÀNH CHÍNH NHÀ nước NHẬT bản, LIÊN hệ với bộ máy HÀNH CHÍNH NHÀ nước VIỆT NAM (Trang 25 - 27)

5. Kết cấu tiểu luận

2.5 Khả năng áp dụng mô hình tổ chức bộ máy hành chính của Nhật Bản ở

Nhật Bản ở Việt Nam

Nền công vụ Nhật Bản vẫn áp dụng chế độ tuyển dụng “suốt đời”, đề cao tính chuyên nghiệp, thâm niên công tác, tập trung sử dụng một cách tối ưu nguồn nhân lực có kinh nghiệm trong hệ thống công vụ của mình. Từ năm 2012, Nhật Bản bắt đầu quan tâm xác định lộ trình thăng tiến của công chức dựa trên năng lực và kết quả công tác (không chỉ dựa trên bằng cấp chuyên môn, kết quả thi đầu vào công chức và thâm niên công tác như trước). Công tác phát triển đội ngũ công chức lãnh đạo trong Chính phủ Trung ương được đặc biệt chú trọng 38 . Chính phủ chú trọng xây dựng hình ảnh đội ngũ công bộc tâm huyết phục vụ nhân dân. Họ vận dụng nhiều biện pháp của Tổ chức Minh bạch Quốc tế và các khuyến nghị của OECD (1998) để nâng cao các hành vi đạo đức trong hệ thống công vụ và phòng chống tiêu cực, tham nhũng. Phẩm chất đạo đức và ý thức công dân của công chức, cũng như việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn cho công chức, chú trọng năng lực

25

và kết quả công tác của công chức là những vấn đề mà Chính phủ Nhật Bản hết sức quan tâm

Thứ nhất, bên cạnh các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trực tiếp đưa ra các chính sách cải cách hành chính như Nội các và Nghị viện, thì các cơ quan tư vấn như các Hội đồng và các Ủy ban Cải cách hành chính đã thường xuyên được sử dụng như những tổ chức trung tâm để đưa ra các báo cáo về thực trạng và đề xuất các chính sách, biện pháp cải cách hành chính. Các Hội đồng, Ủy ban Cải cách hành chính, với thành phần tham gia gồm đại diện của nhiều tầng lớp, nhiều nhóm lợi ích trong xã hội, có quan hệ rất mật thiết với hệ thống chính trị của Nhật Bản. Do đó, “tiếng nói” của các cơ quan tư vấn này thực sự đủ mạnh để tác động đến các chính sách và biện pháp cải cách hành chính.

- Thứ hai, để tiến trình cải cách hành chính nhận được sự đồng thuận giữa các chủ thể liên quan, cần xác lập cơ chế vận hành hợp lý giữa các chủ thể liên quan đến chính sách cải cách.

Chẳng hạn, việc đề cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các Bộ trưởng trong việc đưa ra các chính sách cải cách hành chính ở ngành, lĩnh vực của mình – ngay cả khi quan điểm của Bộ trưởng có thể khác biệt với quan điểm của Thủ tướng - là đáng xem xét. Sự tồn tại của một cơ quan có chức năng đẩy mạnh sự phối hợp trong cải cách hành chính giữa các Bộ, tránh mâu thuẫn lợi ích giữa các Bộ như Cơ quan Quản lý và Phối hợp (MCA) là đặc biệt cần thiết và đã phát huy được hiệu quả trong cải cách hành chính ở Nhật Bản.

- Thứ ba, việc thành lập một Ủy ban đặc biệt về cải cách hành chính thuộc Nghị viện để xem xét, thảo luận kỹ lưỡng về các đề xuất liên quan đến

26

cải cách hành chính do Nội các đệ trình là cần thiết và có ý nghĩa. Điều này tránh tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi” của cơ quan hành pháp trong cải cách hành chính - đặc biệt trong bối cảnh Nội các là cơ quan đề xuất tới 80% các dự thảo chính sách và dự thảo luật như ở Nhật Bản (và nhiều quốc gia).

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH CỦA VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH tổ CHỨC bộ máy HÀNH CHÍNH NHÀ nước NHẬT bản, LIÊN hệ với bộ máy HÀNH CHÍNH NHÀ nước VIỆT NAM (Trang 25 - 27)