0
Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

Một số ảnh hưởng của lễ hội tới đời sống

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÁC LỄ HỘI VĂN HÓA Ở VIỆT NAM (Trang 37 -41 )

III. ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI TỚI ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN

3.2. Một số ảnh hưởng của lễ hội tới đời sống

Dù ai đi đâu về đâu. Hội làng đã mở rủ nhau ta về; Tháng Giêng giỗ thánh Sóc Sơn, Tháng Ba giỗ tổ Hùng Vương nhớ về... Biết bao câu ca dao như vậy chứng tỏ rằng các lễ hội có một vai trò như thế nào trong đời sống của nhân dân. Chừng hơn mười nǎm nay, lễ hội lại được phục hồi và có đà phát triển với nhiều quy mô khác nhau, từ tỉnh, thành cho đến huyện, xã, thôn, bản... trở thành một hiện tượng gần như quen thuộc trong đời sống vǎn hóa và phải nói rằng, ở nhiều thời điểm, đã tạo cho dải đất quê hương một cảnh quan tưng bừng và nhiều mầu sắc.

Theo thống kê, hiện cả nước có 7.966 lễ hội, trong đó có trên 7.039 lễ hội dân gian (chiếm trên 88%). Hầu hết các lễ hội dân gian của các đồng bào các dân tộc gắn với tín ngưỡng, tâm linh, chu trình canh tác, nông lịch sản xuất, nghi lễ vòng đời… với nhiều nghi thức, trò diễn độc đáo, đặc sắc. Có thể nói, lễ hội dân gian các dân tộc là “bảo tàng sống” chứa đựng các giá trị văn hóa lịch sử phong phú, các hình thức sinh hoạt tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa, trang phục, văn hóa ẩm thực, trò chơi dân gian, lối ứng xử… của từng dân tộc; là kho tàng di sản văn hóa vô giá, tạo nên bản sắc độc đáo của nền văn hóa Việt Nam.

Mùa xuân - mùa khởi đầu cho một năm, mùa sinh sôi nảy nở của vạn vật, cỏ cây...Giữa tiết trời ấm áp ấy, lòng người phơi phới rủ nhau đi hội, hành hương về cội nguồn, vui chơi và cầu mong cho mùa màng tốt tươi, con người hạnh phúc. Lễ hội ở nước ta thật đa dạng và phong phú. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, Việt Nam có gần 500 lễ hội cổ truyền lớn, nhỏ trải rộng khắp đất nước trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng, nhưng bao giờ cũng hướng tới một một đối tượng linh thiêng cần được suy tôn như những vị anh hùng chống ngoại xâm, những người có công dạy dỗ truyền nghề, chống thiên tai, diệt trừ ác thú, giàu lòng cứu nhân độ thế... Với tư tưởng uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, ngày hội diễn ra sôi động bằng những sự tích, công trạng, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, làm cho thế hệ trẻ hôm nay hiểu được công lao tổ tiên, thêm tự hào về truyền thống quê

38

hương, đất nước của mình. Đặc biệt, lễ hội ở nước ta gắn bó với làng xã, địa danh, vùng đất như một thành tố không thể thiếu vắng trong đời sống cộng đồng nhân dân.

Ngày xuân, người ta thường đi chơi đông hơn bình thường. Kẻ đi xa, người đi gần, trang phục lộng lẫy, hân hoan phấn khởi làm cho không khí đầu xuân càng thêm rạo rực. Có lẽ ai cũng muốn dành ít thời gian để vãn cảnh thiên nhiên đất trời, tận hưởng bầu không khí trong lành với mùa xuân tươi đẹp. Họ đến với các di tích lịch sử, danh thắng, đền, chùa để tham dự các lễ hội truyền thống. Chỉ tính riêng tháng Giêng cũng đã có biết bao nhiêu lễ hội tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc, những người có công chống giặc ngoại xâm như: Hội Đống Đa, kỷ niệm chiến thắng của vị anh hùnh dân tộc Nguyễn Huệ và tưởng niệm các chiến sĩ vong trận trong đại chiến thắng Đống Đa vào ngày 5-1. Hội đền An Dương Vương (Cổ Loa Hà Nội) ngày 6-1 tưởng niệm Thục Phán người có công dựng nước Âu Lạc, xây thành Cổ Loa; Hội đền Cửa Suốt (Quảng Ninh) tưởng niệm Trần Quốc Toản có công đánh đuổi giặc Nguyên, hội đền Hạ Lôi (Mê Linh) tưởng niệm Hai Bà Trưng, hội "Cơm hòm" ở Phổ Yên, Thái Nguyên ngày 6 tháng Giêng kỷ niệm người đàn bà vô danh thời Hậu Lê có công bày mưu đánh giặc Minh...

Bởi phần lớn các lễ hội ở Việt Nam thường gắn với sự kiện lịch sử, tưởng nhớ người có công với nước trong chiến tranh chống giặc ngoại xâm nên các trò vui chơi ở lễ hội thường mang nhiều tính mạnh mẽ của tinh thần thượng võ như: thi bắn nỏ, đấu vật (hội Cổ Loa) đấu vật, đấu võ, chạy thi (hội hoa Vị Khê, Nam Định), thi bắn nỏ, ném còn (ở vùng đồng bào dân tộc phía Bắc) v.v...ở các lễ hội của bà con dân tộc Tây Nguyên, lễ hội đâm trâu được coi như tiêu biểu nhất. Trong lễ hội này, ngoài nghi lễ đâm trâu hiến tế hấp dẫn, ly kỳ còn có trò múa khiên, ném lao, đấu gậy. Các trò vui chơi giải trí ở lễ hội còn bao gồm những hoạt động văn hoá, xã hội khác như thi hát Quan họ, thi thổi cơm, chọi gà, dệt vải, đấu vật, đánh đu... Đặc biệt nhất là thi đánh đu, không chỉ xuất hiện trong dịp lễ hội lớn mà còn là một trò vui chơi dân dã trong những ngày Tết ở khắp các làng xã.

Vốn được coi là “bảo tàng sống” chứa đựng các giá trị văn hóa - lịch sử phong phú của từng dân tộc, lễ hội dân gian đã trở thành một nhu cầu sinh hoạt văn hóa cộng đồng không thể thiếu trong đời sống văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số. Đây chính là kho tàng di sản văn hóa vô giá, tạo nên bản sắc độc đáo của nền văn hóa Việt Nam. Trải qua thời gian, nhiều lễ hội vẫn được gìn giữ và phát triển, nhưng cũng có những lễ hội chỉ còn trong ký ức của những bậc cao niên. Việc bảo tồn và phát huy giá trị các lễ hội truyền thống, làm phong phú thêm đời sống văn hóa của đồng bào các dân tộc là việc làm cần thiết, tuy nhiên không chỉ ngày một ngày hai, mà còn cần có chiến lược lâu dài. Mỗi vùng, mỗi dân tộc đều có những lễ hội gắn liền với đời sống, tạo nên những không gian văn hóa giàu tính truyền thống của đồng bào dân tộc mình. Các lễ hội thường hướng đến sự giao lưu tình cảm, vui chơi giải trí và cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, người người khỏe mạnh, nhà nhà no ấm. Bà con dân tộc thường mang chính những sản vật do bà con tự sản xuất được như con gà, gùi lúa đến góp vui trong lễ hội.

Đánh giá vai trò của lễ hội truyền thống trong đời sống các dân tộc của người Việt Nam, ông Hoàng Đức Hậu cho biết: “Khi các lễ hội được tổ chức, không khí các làng các địa phương thực sự sống động, đồng bào tại các làng các địa phương hồ hởi, phấn khởi khi được trực tiếp tham gia sáng tạo văn hóa, thanh thiếu niên hân hoan tham gia các hoạt động lễ hội, đặc biệt là trong các trò chơi dân gian. Các giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn, ý thức đoàn kết cộng đồng được nâng cao. Qua việc tổ chức lễ hội, các giá trị văn hóa truyền thống, tiêu biểu của các dân tộc được khơi dậy, giúp đồng bào lựa chọn những yếu tố tiến bộ, phù hợp bảo tồn, phát huy, nâng cao mức hưởng thụ về văn hóa, góp phần thực hiện phong trào đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. Trên cơ sở để đồng bào hiểu rõ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước về chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo, tín ngưỡng, khuyến khích đồng bào các dân tộc chủ động sáng tạo vươn lên xóa đói giảm nghèo, phấn đấu làm giàu”.

40

Điều cần nhấn mạnh là qua các lễ hội, nhân dân đã thể hiện được những đặc trưng tín ngưỡng của mình, thể hiện được những quan niệm sống, quan niệm ứng xử và đạo đức, phong tục, tập quán cùng những khát vọng trong cuộc sống. Lễ hội cũng là dịp để con người gần gũi nhau, cảm thấy được sống giữa không khí chan hòa, đùm bọc nhau. Trong khi cùng cúi đầu dâng hương trước một bàn thờ, một pho tượng, hay cùng nhau hát một bài hát, chơi một trò chơi, người ta đã nói với nhau lời giao ước vì một sự gắn bó bền lâu. Nhà Việt Nam học người Pháp G.Dumoutier, sau khi dự một lễ hội Phù Đổng ở miền bắc Việt Nam, đã viết: "... Cái cảnh mà chúng tôi đã chứng kiến sẽ mãi mãi in trong tâm trí như một trong những cảnh đáng ngạc nhiên nhất mà chúng tôi đã thấy được... Tại châu Âu cổ kính của chúng ta có dân tộc nào có thể tự hào là hằng nǎm còn kỷ niệm một sự kiện anh hùng trong lịch sử của mình xảy ra cách ngày nay hàng hai nghìn ba trǎm nǎm như thế". Chính vì vậy, có thể nói rằng: lễ hội là một hoạt động vǎn hóa, đặt mục đích vǎn hóa lên hàng đầu, và phải được tiến hành một cách vǎn hóa.

Ở đô thị, người dân có nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa, đặc biệt là các kênh thông tin đại chúng, các điểm sinh hoạt văn hóa. Nhưng ở nông thôn, miền núi, lễ hội là thời điểm đặc biệt, là sự thăng hoa của đời sống văn hóa của đồng bào. Người dân không thể thiếu lễ hội vì không có hoạt động gì thay thế được lễ hội ở vùng miền núi. Điều này lý giải tại sao các lễ hội sải sán, cấp sắc, hội cầu mùa có một thời kỳ bị cấm, nhưng người dân vẫn bí mật tổ chức. Lễ hội là sinh hoạt văn hóa cộng đồng quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân miền núi, góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, củng cố niềm tin và tín ngưỡng dân gian, ý thức cộng đồng. Ở vùng nào khôi phục và phát triển được lễ hội truyền thống thì ở vùng đó không có hiện tượng người dân bỏ tín ngưỡng truyền thống, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, theo các tôn giáo ngoại lai làm mất bản sắc dân tộc. Thậm chí họ còn tẩy chay các loại tà đạo như vàng chứ, thìn hùng. Nghiên cứu các lễ hội cổ truyền chúng tôi nhận thấy người dân đều đề cao ý thức cộng đồng, đề cao tri thức bản địa cầu mùa, phù hợp với hệ sinh thái nhân văn, sống hòa hợp với thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên.

Từ thực tiễn tổ chức lễ hội truyền thống của các dân tộc đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền về vị trí và vai trò của lễ hội cổ truyền trong đời sống văn hóa cộng đồng, từ đó, có chủ trương bảo tồn, khôi phục lễ hội truyền thống; nghiên cứu và phát huy các yếu tốë tích cực của lễ hội trong việc củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, bảo vệ an ninh, bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, nếu đặt sang một bên những mặt tích cực đã đạt được, có thể có một số nhận xét không thể bỏ qua rút ra từ không ít những lễ hội đã diễn ra trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÁC LỄ HỘI VĂN HÓA Ở VIỆT NAM (Trang 37 -41 )

×