Hiểu được những thế mạnh của mình và của người khác.

Một phần của tài liệu Tiểu Luận KHQL Phong cách lãnh đạo quản lý và thực tiễn (Trang 29 - 32)

người khác.

Bởi vì, nhà lãnh đạo cần có sự hợp tác của người khác để đạt được các mục tiêu của mình. Mỗi một cá nhân chỉ có một số kỹ năng nhất định và chỉ khi những người xung quanh cùng hổ trợ bằng những kỹ năng, kiến thức của họ thì các ý tưởng hoặc giải pháp mới được thực hiện hoá một cách nhanh chóng và dễ đạt được thành công. Nhà lãnh đạo nên biết cách kết hợp thế mạnh của mình với thế mạnh của những người khác để

tạo hiệu quả trong công việc.

Nhưng, khi đã tạo được một nhóm những cộng sự hợp với mình, nhà lãnh đạo cũng cần phải thường xuyên gặp gỡ những cộng sự này, truyền đạt cho họ những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của tổ chức.

- Giao tiếp, kết hợp và làm việc với nhân viên một cách rõ ràng, có tổ chức và đều đặn. Hãy đặt ra kế hoạch, mục tiêu, và những nguyên tắc trong công ty và chia sẻ những mục tiêu, nguyên tắc này với toàn thể nhân viên để họ hiểu và thực hiện.

- Cùng tham gia với nhân viên trong các công việc như: việc lập kế hoạch, mục tiêu, đồng thời cho họ những ý kiến, đánh giá trong suốt quá trình thực hiện mục tiêu đặt ra.

- Lãnh đạo nên để nhân viên có quyền quyết định và giải quyết các tình huống quan trọng và chịu trách nhiệm với công việc của chính họ đảm nhiệm. Tuy nhiên, quản lý phải luôn là người đầu tiên phát hiện ra những thiếu sót, sai lầm trong quá trình làm việc của nhân viên.

- Người quản lý cần có tinh thần trách nhiệm cao nhất, và luôn hoàn thiện mình dựa trên ý kiến, đóng góp của những thành viên khác.

- Luôn tỏ ra đáng tin cậy và giành niềm tin cho chính nhân viên của mình, nhờ vậy bạn sẽ giành được lòng trung thành và gia tăng sức mạnh cho doanh nghiệp của mình.

viên.

Bởi vì, có rất nhiều lãnh đạo thường chỉ thích quyền lực nhưng lại lảng tránh trách nhiệm. Làm lãnh đạo có nghĩa là phải gánh vác thêm nhiều trách nhiệm, là lúc nào cũng phải trong tư thế sẵn sàng giải quyết các vấn đề. Một trách nhiệm có thể nói là quan trọng bậc nhất đối với một nhà lãnh đạo chính là dẫn dắt, định hướng cho những nhân viên của mình, phải luôn là tấm gương cho những người khác noi theo.

KẾT LUẬN

Phong cách lãnh đạo, quản lý nói riêng và môn khoa học lãnh đạo, quản lý nói chung, đó tìm ra tính phổ biến, tính quy luật của hoạt động lãnh đạo, quản lý. Trên cơ sở đó tạo nền tảng xây dựng, xác định mục tiêu, nội dung, phương thức, cách thức, chính sách, cụng cụ, phương pháp phong cách trong lãnh đạo, quản lý phù hợp thực tế khách quan, vận dụng vào thực tiễn lãnh đạo quản lý tại cơ quan đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả trong lãnh đạo, quản lý cũng như thực hiện nhiệm vụ chính của cơ quan.

Công tác quản trị nhân sự đã góp phần không nhỏ vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên do còn có một số khó khăn cho nên công tác quản trị nhân sự của doanh nghiệp vẫn còn tồn tại một vài hạn chế đòi hỏi công ty phải có các biện pháp giải quyết phù hợp.

1. Giáo trình “Quản trị hành vi tổ chức”, Chương trình đạo tạo thạc sỹ quản trị kinh doanh quốc tế - Đại học Griggs.

2. Slide bài giảng môn “Quản trị hành vi tổ chức”, Chương trình đào tạo thạc sỹ quản trị kinh doanh quốc tế - Đại học Griggs.

Một phần của tài liệu Tiểu Luận KHQL Phong cách lãnh đạo quản lý và thực tiễn (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w