Các giải pháp tăng tích luỹ

Một phần của tài liệu THẢO LUẬN TÍCH LUỸ tư bản vận DỤNG lý LUẬN để PHÁT TRIỂN các DOANH NGHIỆP ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 28 - 31)

Thị trường vốn ở nước ta phát triển là điều kiện tiên quyết cho quá trình tích luỹ vốn cho các doanh nghiệp. Để có nguồn vốn cho phát triển chúng ta cần tiến hành khai thác tối đa các nguồn lực trong nước mang tính quyết định: vốn ngân sách Nhà nước vốn tín dụng Nhà nước, vốn của các doanh nghiệp, vốn trong dân cư đồng thời khai thác và phát huy khả năng tranh thủ vốn ở nước ngoài mang tính quan trọng. Nguồn vốn tín dụng của các tổ chức tài chính quốc tế HDF, AHB, WB... các nguồn vốn trực tiếp từ nước ngoài việc huy động vốn trong thời gian tới phải đảm bảo các mục tiêu đồng bộ, đa dạng hoá các công cụ hình thức vay vốn nhằm thu hút khơi dậy tiềm năng phát triển kinh tế, sử dụng vốn có hiệu quả nhằm đảm bảo phát triển nội lực. Thực hiện nội dung này đòi hỏi chúng ta phải linh hoạt phù hợp điều kiện kinh tế xã hội của đất nước trong thời kỳ để phát triển kinh tế do đó phải có chính sách cơ chế, giải pháp huy động vốn thích hợp. Vấn đề huy động vốn trong nước, bắt đầu từ vốn trong dân cư, để đưa nguồn vốn trong dân cư vào dòng chảy của đầu tư phát triển phải tạo lòng tin cho nhân dân bù vốn vào đầu tư phát triển vì tiềm lực trong dân cư là rất lớn. Vì vậy Nhà nước cần phải ổn định lãi suất, tiền tệ và hệ thống luật pháp có chính sách khuyến khích làm giàu đích đáng. Muốn vậy phải đa dạng hoá các hình thức công cụ huy động vốn để mọi người dân ở bất cứ nơi nào thời điểm nào có cơ hội bỏ vốn phát triển. Tăng lãi suất tiết kiệm khuyến khích sử dụng tài khoản cá nhân thực hiện thanh toán tiền gửi

ởbất kỳ nơi đây có thể hiện đại hoá thanh toán tín dụng điện tử. Tạo môi trường đầu tư thông thoáng thực hiện quy định của pháp luật để tăng lượng vỗn đầu tư. Cụ thể khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế đầu tư trực tiếp để sản xuất kinh doanh nhất là đầu tư trong các lĩnh vực và các vùng ưu tiên bổ sung sưa đối chính sách đầu tư đơn giản hoá quy chế đầu tư trong nước theo hình thức kinh tế chuyển giao tạo khuôn khổ pháp lý cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế góp vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các doanh nghiệp được hưởng ưu đãi về thuế và các điều kiện thuận lợi khi thực hiện các dự án xây dựng kinh doanh chuyển giao BOT. Mở rộng

23|Nhóm 03- Tích luỹ tư bản. Vận dụng để phát triển các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

nhiều hình thức huy động vốn chuyển tiền về quỹ đầu tư. Tiếp tục phát hành công trái, công trình đối với một số công trình có khả năng hồi vốn và tập trung cho sản xuất. Xúc tiến thành lập các cơ sở chứng khoán với quy mô phù hợp. Ban hành các văn bản cụ thể quy định hình thức huy động vốn và sử dụng nguồn vốn hợp lý để có hiệu quả tránh lãng phí.

Huy động vốn nước ngoài mục tiêu chú trọng thu hút vốn đầu tư trực tiếp ở nước ngoài đồng thời mở rộng các hình thức tín dụng tài trợ với lãi suất ưu tiên dài cho các lĩnh vực đầu tư có hiệu quả, quản lý và sử dụng vốn đúng hiệu quả đúng mục đích sử dụng nhằm đưa uy tín của Việt Nam trên thị trường quốc tế các giải pháp bao gồm: Nhận thức đúng vai trò thực tế của vốn và công nghệ nước ngoài đối với công nghiệp hoá - hiện đại hoá tạo môi trường ổn định và thuận lợi để đầu tư từ nguồn vốn FDI và ODA. Phát hành trái phiếu của Chính phủ và doanh nghiệp Nhà nước ra thị trường thế giới. đa dạng hoá các nguồn vốn tài trợ phát triển cho nhiều ngành. Giải quyết chấm dứt nợ cũ để vay thêm đầu tư cho cơ sở vật chất. Đối với các nguồn vốn cần khắc phục sự yếu kém chậm trễ trong việc thẩm định dự án, đấu thầu... nhằm đẩy nhanh quá trình giải ngân và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Đối với đầu tư trực tiếp FDI cần khẩn trương thực hiện luật đầu tư nước ngoài hết sức quan tâm cải thiện môi trường cả về công cụ vĩ mô và xoá trở ngại cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Các nguồn tích lũy và đầu tư trong nước và nước ngoài cho nền kinh tế ở Việt Nam chỉ có tác động tới các doanh nghiệp muốn đẩy nhanh quá trình tích lũy các doanh nghiệp cần có biện pháp khác nhau để thu hút và sử dụng vốn. Đối với nguồn vốn huy động và tích lũy từ nội bộ các doanh nghiệp cần phải thực hành tiết kiệm. Tiết kiệm phải nhằm vào các đối tượng phù hợp đặc biệt tiết kiệm trong chi tiêu mua sắm các dịch vụ đắt tiền gây lãng phí, tiết kiệm thời gian nguyên vật liệu, đặc biệt doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược hoạt động kinh doanh để đảm bảo doanh thu ngày càng mạnh tìm các biện pháp tiết kiệm chi phí tăng lợi nhuận. Đồng thời cải tiến công tác quản lý phân tích tình hình tài chính tham mưu giúp lãnh đạo doanh nghiệp chỉ đạo sát thực để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả. Các loại rủi ro bất thường mang tính chất bất khả kháng như thiên tai, hoả hoạn... gây mất vốn, doanh nghiệp phải mua bảo hiểm tài sản để khi có rủi ro vốn và bị mất, sẽ được bù đắp bằng tiền bồi thường, từ các Công ty bảo hiểm. Đối với trường hợp bị mất tài sản vì các nguyên nhân khác phải xác định rõ nguyên nhân quy trách nhiệm cá nhân tập thể và xử lý theo quy định. Đối với các trường hợp công nợ khó đòi, không thu hồi được phải giảm giá các đầu tư ngắn hạn (cổ phiếu, trái phiếu ngắn hạn mà các doanh nghiệp đã mua). Giảm giá hàng tồn kho doanh nghiệp phải hạch toán và chi phí kinh doanh bằng cách trích dự phòng. đối với rủi ro tỷ giá, được coi như bất khả kháng đối với doanh nghiệp do đó cũng cần có một cơ chế để đối phó lại với sự thay đổi này. Những rủi ro mất vốn do nguyên nhân chủ quan, phần thiệt hại sau khi bắt bồi thường thu hồi phế liệu.... Phải lấy từ lợi nhuận sau thuế để bồi đắp. Về phần thu hút vốn của các doanh

24|Nhóm 03- Tích luỹ tư bản. Vận dụng để phát triển các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

nghiệp: doanh nghiệp có thể vay vốn từ các ngân hàng thương mại, ngân sách Nhà nước dưới hình thức tín dụng ngân hàng hoặc tín dụng thương mại. Song để việc huy động vốn này doanh nghiệp cần phải có những điều kiện dàng buộc nhất định như cần có tài sản thế chấp hoặc được bảo lãnh bằng tài sản, gần đây Ngân hàng Nhà nước đã có hình thức vay tín chấp nhưng đòi hỏi doanh nghiệp phải có đầy đủ độ tin cậy. Doanh nghiệp cần phải hoàn chỉnh giấy tờ về mặt pháp lý để việc huy động trở nên đơn giản hơn, một điều cần thiết nữa là doanh nghiệp phải làm ăn hiệu quả phù hợp với quy định của luật pháp, chứng minh công việc kinh doanh của mình là có lãi và dự báo thực tiễn về nhu cầu và biến động thị trường. Xu hướng hiện nay các doanh nghiệp cần phải hoàn thành các thủ tục giấy tờ để tham gia vào thị trường chứng khoán, có thể nói dưới hình thức này có thể đem lại cho doanh nghiệp khả năng thu hút vốn cao và nhanh chóng.

PHẦN KẾT LUẬN

25|Nhóm 03- Tích luỹ tư bản. Vận dụng để phát triển các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác- Lênin. ThS. Hoàng Thị Thu Hường,

ThS. Trần Thị Khánh Vân 2. https://luatduonggia.vn/tich-luy-tu-ban-la-gi-ban-chat-va-quy-luat- tich- luy-tu-ban/ 3. https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-ton-duc-thang/kinh-te- chinh-tri-mac-lenin/tich-luy-tu-ban-va-ap-dung-no-vao-tinh-hinh-kinh-te-o-viet- nam/18798587 4. http://luanvan.net.vn/luan-van/de-tai-van-dung-ly-luan-tich-luy-tu-ban- cua-chu-nghia-mac-lenin-vao-xay-dung-nen-kinh-te-o-viet-nam-hien-nay- 77893/

26|Nhóm 03- Tích luỹ tư bản. Vận dụng để phát triển các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu THẢO LUẬN TÍCH LUỸ tư bản vận DỤNG lý LUẬN để PHÁT TRIỂN các DOANH NGHIỆP ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w