Mạng lưới toàn cầu người Trung hoa hải ngoạ

Một phần của tài liệu Trung Quốc thực hiện tham vọng trở thành siêu cường về công nghệ (Trang 32 - 33)

III. Các Chương trình R-D Quốc gia then chốt

3.7. Mạng lưới toàn cầu người Trung hoa hải ngoạ

Người Trung Quốc sinh sống ở nước ngoài có vai trò quan trọng trong việc đưa FDI vào Trung Quốc trong đầu những năm 80 và 90. FDI từ Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan chiếm hơn 63% FDI năm 1995, nhưng đã giảm dần còn khoảng 45% năm 2000.

Ngoài việc tạo một kênh thu hút phần lớn FDI vào Trung Quốc, người Trung Quốc ở nước ngoài và những người đã trở về nước còn đóng vai trò quan trọng trong việc đưa công nghệ cao và kỹ năng quản lý tiên tiến vào Trung Quốc và thường tham gia thực hiện các hoạt động R-D hoặc giữ vị trí giảng dạy ở Trung Quốc sau khi được học tập và đào tạo ở nước ngoài.

Theo Bộ Giáo dục Trung Quốc, hơn 700000 sinh viên Trung Quốc đã nghiên cứu hoặc đang nghiên cứu ở các cơ sở đào tạo ở nước ngoài trong giai đoạn 1978 - 2003, và chỉ có 172800 người quay trở về nước. Tuy nhiên, với các điều kiện kinh tế và nghiên cứu được cải thiện ở Trung Quốc, ngày càng có nhiều người quay trở về Trung Quốc.

Ví dụ, Công viên Công nghệ cao Zhangjang Thượng Hải đã thu hút người Trung hoa hải ngoại và người Trung Quốc đã trở về nước thành lập hai trong số các nhà máy sản xuất vật liệu bán dẫn tiên tiến nhất của Trung Quốc, SMIC và GSMC, cả hai nhà máy này xếp hạng cao trên thế giới về năng lực sản xuất. Việc hình thành và vận hành hai hãng này minh họa cho khả năng người Trung Quốc ở nước ngoài có thể đưa các công nghệ tiên tiến, kỹ năng quản lý và tài chính quốc tế vào Trung Quốc. Trước đây 5 năm, người ta đã không thể dự đoán trước được các thành tựu công nghệ của SMIC và GSMC. Điều này cho thấy Trung Quốc có thể thực hiện tốt vượt quá sự mong chờ của người ngoài bằng cách tận dụng ưu thế của một mạng lưới toàn cầu.

Saxenian (2003) đã gọi hiện tượng này là "tuần hoàn não" và kết luận "các kỹ sư người Trung hoa ở Thung lũng Silicon đã tạo nên được sự hợp tác xuyên Thái Bình Dương, tiếp sức cho sự phát triển nổi trội của Đài Loan trong những năm 1990 như là một trung tâm sản xuất công nghệ của toàn cầu" và "giờ đây các khu phát triển của Trung Quốc đang sẵn

sàng lặp lại kinh nghiệm của Đài Loan một thập kỷ sau đó, mặc dù là trong điều kiện rất khác nhau".

Thu hút tài năng ở nước ngoài cũng là một biện pháp chủ chốt để đạt tiến bộ KH&CN trong 10 năm tới, như công bố trong Dự báo 2003 và Kế hoạch 5 năm lần thứ 10 của Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Trung Quốc thực hiện tham vọng trở thành siêu cường về công nghệ (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)