Theo từng thời kì

Một phần của tài liệu Đề tài: Thực trạng FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam. Giải pháp thu hút sau hội nhập pps (Trang 25 - 31)

9 Công ty TNHH

1.4Theo từng thời kì

Vốn đăng ký thời kỳ 88-90 mới thi hành Luật Đầu tư nước ngoài mới đạt 1,58 tỷ U SD, nhưng trong giai đoạn 91-95 đã tăng gấp hơn 10 lần (16,2 tỷ USD). Sau giai đoạn suy giảm (từ năm 1997 đến 1999 do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính khu vực), nhịp độ tăng ĐTNN vào Việt Nam từ năm 2000 tới nay còn chậm và chưa ổn định. Tính chung trong cả giai đoạn từ 1996-2000, vốn đăng ký đạt 21 tỷ USD, tăng 27% so với thời kỳ 91-95. Đồng thời, trong quá trình hoạt động, số lượt các dự án triển khai có hiệu quả đã tăng vốn đăng ký, mở rộng quy mô sản xuất tăng dần theo thời gian. Từ 1988 tới cuối năm 2003 đã có khoảng 2.100 lượt dự án tăng vốn đăng ký với số vốn tăng thêm trên 9 tỷ USD. Số vốn tăng thêm trong giai đoạn 1996-2000 đạt gần 4 tỷ USD. Như vậy, tính chung cả vốn cấp mới và tăng vốn thì tổng vốn đăng ký trên 25 triệu USD. Riêng trong ba năm 2001-2003, vốn đăng ký

cấp mới và bổ sung đạt gần 9 tỷ USD, bằng 75% mục tiêu đề ra của thời kỳ 2001-2005 (12 tỷ USD).

*Xu hướng Đầu tư tại Việt Nam của các quốc gia cạnh tranh trong năm 2006

- Trong năm 2006, Đầu tư Hồng Kông, Nhật Bản và Mỹ vào Việt Nam tăng mạnh, ngược lại Đầu tư từ Singapo và Đài Loan có dấu hiệu chững lại

- Đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào lĩnh vực điện tử và chế tạo, trong đó 88% Đầu tư tập trung ở khu vực Bắc Bơ, đặc biệt ở khu vực Hải Dương và Hưng Yên nằm giữa thủ đô Hà Nội và cảng Hải Phòng, cảng lớn nhất khu vực phía Bắc Việt Nam.

- So với lĩnh vực chế tạo, Đầu tư của Mỹ chủ yếu tập trung vào lĩnh vực dịch vụ như khai thác dầu khí, xây dựng khách sạn và khu nghỉ, xây dựng bến cảng, kho tàng, trong đó 9% các dự án tập trung ở khu vực Nam Bộ.

* Lí do dẫn đến việc Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh trong năm 2006

+ Các nhà Đầu tư hy vọng sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các yếu tố bất ổn sẽ bị loại bỏ, môi trường xuất khẩu sang Mỹ đựợc cải thiện, thị trường dịch vụ được mở rộng sẽ tạo ra nhiều cơ hội mới cho kinh doanh.

+ Môi trường kinh doanh được cải thiện nhờ những nỗ lực cải thiện môi trường Đầu tư của chính phủ Việt Nam.

+ Việt Nam luôn luôn được đánh giá cao nhờ tính ổn định về thể chế so với các quốc gia khác như Campuchia, Lào, Mianma.

Hi vọng rằng cơ hội tham gia vào các loại dự án quy mô lớn đang được triển khai hoặc dự kiến triển khai trong thời gian tới như xây dựng khu đô thị mới, dự án phát triển, xây dựng khu đô thị mới, dự án tái phát triển, xây dựng đường sắt cao tốc, nhà máy phát điện, nhà máy lọc dầu, nhà máy hoá đầu, khu sản xuất thép, đường sắt cao tốc, xây dựng khu công nghiệp.

*Triển vọng Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong những năm tới

- Để đạt mục tiêu thu hút Đầu tư nước ngoài đạt 27% tổng số vốn 43~57 tỉ USD càn thiết để phát triển các ngành Công nghiệp, chính phủ Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục những nỗ lực cải thiện môi trường Đầu tư nước ngoài.

- Nếu môi trường Đầu tư không có biến động quá lớn, dự kiến Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới, đặc biệt Đầu tư của Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ sẽ tiếp tục mở rộng, trong khi Đầu tư của Singapo có thể chững lại.

- Đặc biệt Đầu tư của Nhật Bản vào các sản phẩm điện tử và phụ phẩm tại miền Bắc sẽ mở rộng mạnh mẽ hơn nữa.Ngoài ra, phát huy lợi thế là quốc gia cung cấp nguồn vốn viện trợ ODA lớn nhất cho phía Việt Nam, Nhật Bản cũng sẽ tăng cường việc tham gia vào các dự án mang tính quốc sách của Việt Nam, trong dó có dự án xây dựng đường sắt cao tốc.

- Đầu tư của Mỹ vào lĩnh vực khai thác dầu khí, xây dựng khách sạn và khu nghỉ, Đầu tư vào lĩnh vực tín dụng và thông tin vào khu vực Nam Bộ sẽ được tiếp tục mở rộng trong thời gian tới, ngoài ra cũng tăng cường Đầu tư vào các nghành Công nghiệp trọng điểm cần nguồn vốn Đầu tư lớn như xây dựng nhà máy phát điện.

2. Thực trạng của Đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam .

2.1 Tình hình chung về Đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam

 Tình hình chung của FDI Hàn Quốc vào Việt Nam ( Tính đến năm 2006)

• Tổng số dự án còn đang hoạt động: 1.143

• Tổng vốn đầu tư đăng ký: 5,809 tỷ USD

• Vốn đầu tư thực hiện 2,608 triệu USD

• Hàn Quốc đứng thứ 4 trong số 74 nước và vùng Lãnh thổ đầu t tại Việt Nam.

 Các nhà Đầu tư Hàn Quốc thường tăng cường Đầu tư vào các lĩnh vực sau :.

• Điện, điện tử, hàng gia dụng;

• Hóa chất;

• Luyện kim, khai thác và chế biến khoáng sản;

• Bưu chính viễn thông;

• Xây dựng khu đô thị mới;

68%2% 2%

30% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công nghiệp Nônh Lâm nghiệp Dịch vụ

Cơ cấu FDI theo ngành của Hàn Quốc đầu tư vào các khu công nghiệp T9/2006 – Nguồn : Cục Đầu tư nước ngoài -Bộ Kế Hoạch Đầu Tư

Năm 2006, Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã đạt mức cao nhất trong quá trình thu hút Đầu tư nước ngoài của chính phủ Việt Nam. Ngoài ra, Đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam trong năm qua cũng đạt mức cao nhất kể từ khi Hàn Quốc chính thức bắt đầu tiến hành Đầu tư tại Việt Nam vào năm 1986.

Năm 2006, Việt Nam đạt mức kỉ lục về Đầu tư nước ngoài với 7,48 tỉ USD, trong đó Đầu tư nước ngoài từ Hàn Quốc chiếm 2,68 tỉ USD (trên thực tế là 2,8 tỉ USD) chiếm 34,2 % tổng Đầu tư nước ngoài, đưa Hàn Quốc trở

thành quốc gia có số vốn Đầu tư lớn nhất vào Việt Nam năm nay, tiếp theo

đó là Hồng Kông, Nhật Bản, và Mỹ.

Hàn Quốc đạt mức Đầu tư kỉ lục vào Việt Nam với 207 dự án giá trị 2,78 tỉ USD, trong đó 86% là Đầu tư độc lập vào khu vực phía Nam. Xét theo địa phương, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đứng vị trí thứ nhất, tỉnh Hà Tây đứng vị trí thứ hai và thủ đô Hà Nội đứng thứ ba trong bảng xếp hạng vốn Đầu tư.

Ngoài ra Đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam trong năm 2006 dẫn đầu là các ngành Công nghiệp nặng (chiếm 55%), xây dựng khu đô thị mới

(chiếm 20%), xây dựng khách sạn và chung cư ( chiếm 10%). Tính riêng 11 dự án quy mô lớn đã chiếm đến 79% tổng số vốn Đầu tư tại Việt Nam. Nhờ những thuận lợi Đầu tư trong năm 2006, tổng số vốn Đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam tính đến cuối năm 2006 đạt 7,8 tỉ USD, chiếm 18,5% tổng số Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đua Hàn Quốc trở thành nhà Đầu tư lớn thứ 3 tại Việt Nam. Ngoài ra, Đầu tư vào Việt Nam chiếm đến 8% tổng vốn Đầu tư nước ngoài của Hàn Quốc.

2.2 Cơ cấu FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam

2.2.1 Cơ cấu Đầu tư theo ngành Năm 2004

Tính đến ngày 12 tháng 7 năm 2004, Hàn Quốc có 759 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 4,4 tỷ USD, đứng thứ 4 trong số các nước, các vùng lãnh thổ có vốn đầu tư tại Việt Nam, sau Singapore, Đài Loan và Nhật Bản. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2004, Hàn Quốc đứng thứ ba trong số 26 nước có dự án FDI tại Việt Nam với 66 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký gần 108,5 triệu USD.

Là một nước công nghiệp tương đối phát triển, các nhà đầu tư Hàn Quốc tập trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng với 632 dự án có tổng vốn đầu tư gần 3,2 tỷ USD (chiếm 83% về số dự án và 71% tổng vốn đầu tư đăng ký); nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 6% về số dự án và 2% về tổng vốn đầu tư; dịch vụ chiếm 11% về số dự án và 27% về tổng vốn đầu tư.

Ngành Số dự án Tổng vốn Đầu tư Công nghiệp -Xây

dựng 83 71 Nông-lâm-ngư nghiệp 6 2 Dịch vụ 11 27

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài- Bộ kế hoạch Đầu tư (đơn vị %)

Một phần của tài liệu Đề tài: Thực trạng FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam. Giải pháp thu hút sau hội nhập pps (Trang 25 - 31)