BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

Một phần của tài liệu MÔN: KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CHỦ ĐỀ: MỘT NGÀY ĐI THAM QUAN, TÌM HIỂU VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SÀI GÒN (TỪ GIAI ĐOẠN NĂM 1698 CHO ĐẾN NAY) TẠI BẢO TÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 32)

Tên nhóm: CHỊ CHỊ EM EM

Chủ đề báo cáo: Một ngày đi tham quan và tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của Sài Gịn (giai đoạn từ năm 1698 cho đến nay) của Sài Gòn tại Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh.

Thời gian thực hiện kế hoạch: 9h ngày 11/05/2021 Mức độ hoàn thành kế hoạch đạt: 100%

1. Kết quả đạt được:

Qua chuyến tham quan tìm hiểu Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, em cảm thấy rằng bản thân chúng em đã được trải nghiệm và học hỏi rất nhiều tại nơi đây, từ lịch sử cho đến các cổ vật thời xa xưa hay là những phong tục tập quán ngày xưa, mọi thứ đều rất hồi cổ và thú vị. Nói đến Bảo tàng Hồ Chí Minh, bất cứ ai dù chưa đến đó một lần cũng hiểu được nơi đây trưng bày những tư liệu hiện vật và những thước phim ảnh phác hoạ cuộc đời và sự nghiệp của vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta. Cuộc viếng thăm đã để lại trong chúng em rất nhiều ấn tượng và xúc cảm sâu sắc. Đặc biệt qua những gì được tận mắt chứng kiến, cuộc viếng thăm còn đưa chúng em đến với nhiều thực tế sinh động mà có thể trước đây tụi em mới chỉ được nghe trên sách vở hoặc chưa hề nghĩ tới. Có lẽ ở đây sẽ là nơi mà chúng ta sẽ có thể trau dồi thêm cho mình những giá trị văn hóa lịch sử. Các trưng bày chuyên đề không chỉ phong phú về nội dung mà còn thường xuyên được đổi mới về hình thức thể hiện, trưng bày những câu chuyện, tài liệu, hiện vật có liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày càng đến gần hơn với cơng chúng, góp phần quan trọng trong việc giới thiệu và tuyên truyền về Chủ tịch Hồ Chí Minh, phát triển về tư duy. Bảo tàng Hồ Chí Minh đã thực sự trở thành một “giảng đường”, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập của các đối tượng khách tham quan có nhu cầu nghiên cứu khái quát và chuyên sâu về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh. Khi đến nơi đây tham quan, em dường như có thể cảm nhận được từng bước đi, từng nấc thang trong cuộc đời lịch sử của Bác hiện ra trước mắt.

32 Nói về lịch sử, thì Bảo Tàng Thành Phố Hồ Chí Minh được xây dựng trong thời kì thuộc pháp vào năm 1885 và hoàn thành năm 1890 theo thiết kế của kiến trúc sư người Pháp Alfred Foulhoux với mục đích sử dụng làm Bảo tàng Thương mại để trưng bày sản phẩm Nam Kỳ. Tuy nhiên, ngay sau khi xây xong, tịa nhà lại được Phó Tồn quyền Đơng Dương Henri Éloi Danel (1850 - 1898) dùng làm tư dinh... Do mục đích ban đầu của tòa nhà là Bảo tàng Thương mại trưng bày những sản vật trong nước, vì thế ở hai bên cửa chính có 2 cột trụ trang trí bằng hai tượng nữ thần Thương nghiệp và Cơng nghiệp. Ngay phần chóp trên mái tam giác ở mặt phía trước được trang trí bằng một tượng đầu người nghiêm trang. Hai bên trang trí bằng các họa tiết đắp nổi như cành dương liễu, tràng hoa lá bao xung quanh, rắn khoanh trịn, hình tượng con gà tượng trưng cho ban ngày và chim cú tượng trưng cho ban đêm ở hai góc, một vịng hào quang phía sau đầu tượng. Trong chuyến tham quan bảo tang lần này chúng em đã tìm hiểu được thêm rất nhiều từ bên trong cho đến bên ngoài như:

Về Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp: chúng em được tham quan các hình ảnh, hiện vật nghề thủ công truyền thống và những nét nổi bật về cơng nghiệp của Sài Gịn – Thành phố Hồ Chí Minh qua các phần trưng bày: Nghề làm gốm; Nghề kim hoàn; Nghề chạm khắc gỗ; Nghề dệt; Nghề đúc đồng; Một số cơ sở công nghiệp đầu tiên của Thành phố và ngành cơng nghiệp có hàm lượng khoa học, công nghệ hiện đại.

Về Thương cảng – Thương mại – Dịch vụ: Thành phố Hồ Chí Minh nằm trên

các điểm hội tụ các đường giao thông thủy bộ quan trọng. Do thuận lợi về địa lý, thương cảng Sài Gịn ln tấp nập tàu, thuyền vận chuyển hàng hóa, lúa gạo, thổ sản của đồng bằng sơng Cửu Long và miền Đông để phân phối, tiêu thụ và xuất khẩu.

Là một trung tâm thương mại lớn, Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều chợ hoạt động sơi nổi, nhộn nhịp, tập trung nhiều hang hóa trong và ngồi nước. Thành phố đông dân cư là một thị trường tiêu dùng lớn, mãi lực cao. Thế mạnh của ngành thương mại – dịch vụ là du lịch, giao thơng vận tải, tài chính, ngân hang, bưu chính viễn thơng tiếp tục khẳng định ưu thế nổi trội của Thành phố có ảnh hưởng đến khu vực phía Nam và cả nước.

Với hơn 527 hiện vật, 36 hình ảnh và 10 bản đồ, bảng trích phịng trưng bày “Thương cảng – Thương mại – Dịch vụ” giới thiệu khái quát về vai trò trung

33 tâm kinh tế của Sài Gòn đối với khu vực phía Nam nói riêng và cả nước nói chung.

Đấu tranh Cách mạng giai đoạn 1930 – 1954: Q trình đấu tranh giải phóng

dân tộc từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng đến khi kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1954 bao gồm các phong trào nổi trội như: Phong trào cách mạng 1930 – 1931; Phong trào đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ 1936 – 1939; Khởi nghĩa Nam Kỳ; Cách mạng Tháng Tám tại Sài Gòn; Sài Gòn mở đầu kháng chiến; Phong trào đấu tranh tại Sài Gịn những năm 1950; Binh cơng xưởng Rừng Sác.

Tiền Việt Nam: bên trong phịng trưng bày hình ảnh của một số loại tiền qua

các thời kỳ lịch sử, góp phần tìm hiểu thêm những giá trị lịch sử, sự phát triển kinh tế xã hội của vùng đất Sài Gịn – Gia Định, Đàng Trong nói riêng và cả nước nói chung.

Tiền là một phương tiện trao đổi hàng hóa và giao dịch thương mại ở khắp nơi trên thế giới. Đồng tiền có nhiều kiểu dáng, chất liệu và giá trị khác nhau nhưng đều đóng vai trị quan trọng trong lịch sử phát triển của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, đồng tiền xưa nhất cịn lại đến nay mang niên hiệu “Thái Bình Hưng Bảo” (Triều Đinh). Qua các triều đại phong kiến Đinh, Lê, Lý, Trần cho đến triều Nguyễn đều lưu hành tiền kim loại mang niên hiệu của vua trị vì. Dưới thời Hậu, Lê, Nguyễn còn cho đúc các loại thoi bạc, thoi vàng và tiền thưởng bằng vàng, bạc. Đặc biệt là tiền giấy sớm được Hồ Quý Ly khởi xướng phát hành từ triều Trần (1396). Dưới thời Pháp thuộc, tiền kim loại bằng đồng, kẽm, dần được thay thế bởi đồng bạc không lỗ vuông, tiền giấy lưu hành rộng rãi.

Ra đời từ những năm đầu kháng chiến chống Pháp, qua bao thăng trầm, đồng tiền ngân hang nhà nước Việt Nam cho đến nay vẫn giữ nguyên vị thế đồng tiền của một quốc gia độc lập.

Đến với sự ra đời của Đường hầm trong Dinh Gia Long: Tịa Dinh Thự được

khởi cơng xây dựng 1885, hoàn thành năm 1890 (trước 1975, thường được gọi là Dinh Gia Long vì con đường và công viên trước nhà mang tên Gia Long).

Theo dự tính ban đầu, tịa nhà được sử dụng làm nhà trưng bày sản phẩm Xứ Nam Kỳ nhưng khi xây dựng xong được dung làm Dinh Phó Thống Đốc Nam

34 Kỳ, rồi Dinh Thống Đốc Nam Kỳ (1897 - 3/1945), Dinh Khâm Sai Nam Kỳ (3/1945 - 8/1945).

Trong CMT8 1945, ủy ban khởi nghĩa do Xứ ủy Nam Kỳ lãnh đạo quyết định chiếm Dinh Khâm Sai Nam Kỳ, treo cờ làm tín hiệu khởi nghĩa cho tồn thành phố. Tịa nhà trở thành trụ sở Ủy ban Hành Chánh Lâm Thời Nam Bộ. Từ 11/9/1945 tòa nhà là trụ sở Phái Bộ Đồng Minh. Từ năm 1947-1962 Dinh Gia Long được dùng làm Dinh Thủ Tướng Nam Kỳ, Dinh Thủ Hiến Nam Phần, Dinh Quốc Khách.

Sau sự kiện dinh độc lập bị ném boom ngày 27/2/1962, chính quyền Ngơ Đình Diệm dời trụ sở về Dinh Gia Long và tiến hành xây dựng hầm trú ẩn trong Dinh. Qua hồ sơ lưu trữ, hầm được xây dựng từ tháng 5/1962 đến tháng 10/1963 hồn thành với tổng chi phí là 12.514.114 đồng theo bản thiết kế của kiến trúc sư Ngơ Viết Thụ. Hầm được xây chìm, có 6 phịng nhỏ, chiều cao là 2,2m, tường đúc bằng betong cốt thép dày 1m, có 2 cửa xuống từ trong Dinh và 2 cửa lên từ 2 Lô Cốt ở vườn hoa sau Dinh.

Từ 12/1963- 30/4/1975 tòa nhà trở thành Phủ Quốc Trường, sau đó là Tối Cao Pháp Viện. Sau ngày Thành phố được giải phóng, tịa nhà được dùng làm Bảo tàng Cách Mạng Thành phố Hồ Chí Minh, nay là Bảo tang Thành phố Hồ Chí Minh.

Phía bên ngồi: trưng bày những chiến lợi phẩm và phương tiện được sử

dụng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ: Máy bay A37; Máy bay F5; Máy bay trực thăng UH1; Súng thần công, xe tăng, … Máy bay F5: Đây là chiếc máy bay cùng loại máy bay F5, Trung úy Nguyễn Thành Trung (Đảng viên Ban Binh vận, hoạt động bí mật trong lực lượng khơng qn Sài Gịn) đã lái ném bom Dinh Độc Lập – Cơ quan đầu não của ngụy quyền Sài Gòn ngày 8/4/1975.

Máy bay A37: Năm 1975, chuẩn bị Tổng tấn cơng giải phóng Sài Gịn, thực hiện kế hoạch hợp đồng các quân binh chủng, ngày 28/4/1975 phi đội Quyết Thắng do Đại úy Nguyễn Thành Trung chỉ huy nghiên cứu và sử dụng máy bay A37 thu được tại sân bay Thành Sơn – Phan Rang tấn công sân bay Tân Sơn Nhất, phá hủy 26 máy bay các loại cắt đứt đường viện trợ khẩn cấp của Mỹ cho quân đội Sài Gòn.

35 Máy bay trực thăng UH1: là chiến lợi phẩm thu được tại sân bay Đà Nẵng 01/04/1975.

Pháo cao xạ 37mm: Pháo cao xạ 37 mm của Trung đoàn 71 cao xạ thuộc Bộ Tư lệnh Miền sử dụng trên chiến trường miền Đơng Nam Bộ (Lộc Ninh, Bình Phước, Tây Ninh) từ chiến dịch Nguyễn Huệ tháng 4/1972 đến chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. Pháo cao xạ 37 mm đã bắn rơi nhiều loại máy bay của Mỹ: Phản lực F5, trực thăng LH1 và máy bay vận tải C10…

Xe tăng M.41: M41 là xe tăng hạng nhẹ do Mỹ chế tạo và trang bị cho quân đội Sài Gịn. Sau ngày giải phóng miền Nam, Quân đội Nhân dân Việt Nam tịch thu nhiều chiến lợi phẩm trong đó có xe tăng M41 và dùng bổ sung cho các đơn vị Tăng thiết giáp tham gia Chiến dịch Bảo vệ Biên giới Tây Nam. Thời gian tiếp theo, M41 còn được sử dụng trong các đợt cứu trợ bão lụt ở miền Trung và miền Tây Nam Bộ. Từ năm 1990, do thiết bị lạc hậu M41 khơng cịn sử dụng.

Súng thần công: Được phát hiện trong quá trình tháo dỡ di dời nhà xưởng đóng tàu CARIC (phường Thủ Thiêm, Quận 2). Súng thần công được làm bằng gang, dài 210 cm, đường kính miệng 11 cm (hai trục quay giữa thân đã bị gãy), trên thân súng thẳng hàng với lỗ điểm hỏa có dịng chữ Hán: “Minh Mạng ngũ niên tạo” (làm năm Minh Mạng thứ 5-1824). Đây là loại súng thần công thời nhà Nguyễn trang bị cho quân đội vào thế kỷ XIX.

Trong số rất nhiều hiện vật được trưng bày trong Bảo tàng, tụi em cảm thấy ấn tượng nhất đối với bộ quần áo kaki và đơi dép cao su của Bác Hồ. Nhìn vào bộ quần áo đó, chúng em như phần nào cảm thấy được sự giản dị bên trong cuộc đời vĩ đại của Bác. Cùng với đó là đơi dép cao su cũ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đơi dép ấy đã theo Bác trên mọi nẻo đường Đất nước từ Bắc vào Nam, từ Nam ra Bắc. Mặc dù Người là một vị lãnh tụ của một nước nhưng vẫn chưa bao giờ địi hỏi cho bản thân mình bất cứ thứ gì xa hoa, sang trọng. Và chúng em, một thế hệ sinh viên của Đất nước sẽ cố gắng học tập và rèn luyện để noi gương theo Bác – “một vĩ nhân” nhưng lại có lối sống giản dị, thương dân. Qua chuyến tham quan bảo tàng, những công lao của thế hệ trước như hiện ra trước mắt người tham quan, để lại trong lòng mọi người sự cảm phục, biết ơn sâu sắc. Trong những năm học từ tiểu học đến hiện tại, ta chỉ biết lịch sử nước ta qua những trang sách, biết rằng đó là một lịch sử dữ dội lắm đau thương lắm. Và khi đã được chứng kiến tận mắt những hình ảnh, vũ khí cũng những căn phòng được dựng lại thì trong ta mới nhận ra còn

36 nhiều điều trên trang sách ngày xưa mà ta chưa thể nào biết được, thấu hiểu được.

Cũng qua chuyến tham quan thực tế Bảo tàng lần này cũng giúp nhóm em học hỏi thêm nhiều kiến thức mới, mở mang thêm tầm hiểu biết về lịch sử đồng thời tích lũy thêm được những kỹ năng để hoạt động làm việc nhóm như kỹ năng tổ chức và điều hành nhóm, kỹ năng sắp xếp và quản lí thời gian, kỹ năng giao tiếp…Và sau cùng để đạt được kết quả như mong muốn thì phải nói đến sự hợp tác của 7 thành viên trong nhóm. Mọi người đã hết mình giúp đỡ hỗ trợ nhau trong mọi hoạt động từ báo cáo cho đến tham quan để hoàn thành tốt mục tiêu của cả nhóm. Từ đó giúp nhóm đồn kết lại trở nên đoàn kết hơn, gắn kết các thành viên lại với nhau hơn. Mỗi cá nhân đã trở nên tự tin, mạnh dạn hơn qua các hoạt động và cũng tự tích lũy cho mình những bài học cần thiết có thể sẽ giúp cho bản thân và công việc sau này.

Chúng em cảm thấy đề tài hoạt động tham quan thực tế này thật sự rất thú vị và có ích. Sau những giờ học lý thuyết trên lớp chúng em còn được áp dụng vào thực hành tham quan, nó giúp chúng em thoải mái hơn giảm áp lực hơn sau những giờ học lý thuyết. Nếu được chọn lại thì chúng em vẫn sẽ chọn đề tài này và mong muốn sau này ở các học kì sau hay mơn học sau chúng em sẽ được trải nghiệm những chuyến đi thực tế như vậy nhiều hơn.

2. Những thuận lợi khi thực hiện kế hoạch:

- Đề tài và địa điểm tham quan được sự ủng hộ và đồng ý của các thành viên trong nhóm.

- Các thành viên nhanh chóng thống nhất được thời gian cụ thể để thực hiện chuyến đi tham quan.

- Nhóm có nhiều bạn có xe máy thuận tiện cho việc di chuyển tới địa điểm. - Thời tiết ngày đi tham quan rất đẹp và nhiều nắng thuận lợi cho việc nhóm chúng em chụp hình và quay video cho bài báo cáo.

- Kế hoạch diễn ra trong vịng 1 ngày rất nhanh chóng, khơng mất nhiều thời gian.

- Các thành viên trong nhóm rất đồn kết vui vẻ trong chuyến đi tham quan.

37 - Do tình dình dịch bệnh Covid nên nhóm phải đeo khẩu trang khi chụp hình, quay video.

- Nhóm khơng có những thiết bị quay chun nghiệp như máy ảnh... nên phải quay bằng điện thoại. Kỹ thuật chỉnh sửa video của nhóm cịn hạn chế, đây là một điều rất đáng buồn cho nhóm.

- Do về sau tình hình dịch Covid bùng phát mạnh nên hầu hết tụi em phải họp trực tuyến qua các app như zoom, zalo, mess... để bàn về chỉnh sửa ghép clip hình ảnh, hồn thành nội dung bài báo cáo khiến mọi việc trở nên bất tiện hơn so với làm việc trực tiếp cùng nhau.

- Tình hình dịch Covid bùng phát trở lại làm cho kế hoạch diễn ra trễ hơn so với dự kiến.

4. Những kinh nghiệm rút ra

Vì đây là lần đầu tiên chúng em thực hiện một kế hoạch đi tham quan thực tế như vậy nên chưa có nhiều kinh nghiệm. Cũng do mùa dịch nên còn nhiều cái phải hạn chế như phải đeo khẩu trang, tránh tụ tập chỗ đông người... nếu có dịp và có nhiều thời gian hơn chúng em sẽ đầu tư nhiều

Một phần của tài liệu MÔN: KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CHỦ ĐỀ: MỘT NGÀY ĐI THAM QUAN, TÌM HIỂU VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SÀI GÒN (TỪ GIAI ĐOẠN NĂM 1698 CHO ĐẾN NAY) TẠI BẢO TÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)