Đường dây 220kV Thái Bình – Nam Định hầu hết đi qua khu vực đồng bằng dễ thi công hệ thống tiếp địa.Tuy nhiên có một số đoạn có địa hình,địa chất đặc biệt đó là vị trí 19-20 ( đoạn vượt sông Hồng ) và vị trí 39-40 ( đoạn vượt sông Trà Lý), có
độ ẩm cao nên việc thi công hệ thống tiếp địa và đảm bảo trị số điện trở thấp cũng gặp nhiều khó khăn.
Phân tích nguyên nhân sự cố sét đánh tại cột 20 ta thấy trị số điện trở cột cao
10-20Ω tùy theo mùa, đây được xem là nguyên nhân chính gây sự cố sét đánh. Để thử nghiệm và kiểm tra tính hiệu quả của biện pháp này, được sự nhất trí của đơn vị quản lý tác giả đã phối hợp cùng đội quản lý vận hành đường dây tiến hành các công đoạn:
1. Kiểm tra thực địa các vị trí móng có điện trở nối đất cột cao, điện trở suất đất lớn:
Stt Cột
số
Loại tiếp địa theo thiết kế Rtđ ( Ω) Điện trở suất đất (Ωm) Địa hình 1 20 RS4 12,86 52,3 sông
2. Lựa chọn vị trí cột số 20 nằm trong khoảng vượt sông, có độ ẩm cao, địa chất phức tạp.
3. Dùng hệ thống cọc gồm hai bộ tiếp địa RS 4 hàn nối thành 2 tia và hàn nối -
với dây nối, nối bổ sung vào hệ thống tiếp địa hiện có của cột.
4. Kiểm tra đo điện trở nối đất cột sau thi công cho thấy trị số đo được giảm đáng kể. Cụ thể như bảng sau:
Cột số Điện trở nối đất cột (Ω) Chênh lệch giảm Trước thi công Sau thi công
20 12,86 5,12 - 7,74
Theo Quy phạm trang bị điện, nhà xuất bản Lao động Xã hội, năm 2006, " -
Chương II.5.73, bảng II.5.5. Điện trở nối đất cột" với điện trở suất đất đến 100Ωm thì giá trị điện trở nối đất là dưới 10 nên Ω vị trí này đã đạt yêu cầu [8].
Nhận xét
- Qua số liệu bảng trên ta thấy biện pháp trên là rất hữu hiệu đã làm giảm đáng kể điện trở nối đất cột.
- Biện pháp này không phải cắt điện, dễ thực hiện nhưng lại phụ thuộc nhiều vào địa hình nơi tuyến đường dây đi qua.
Đề xuất
- Các vị trí cột vượt sông hoặc ở gần đó có ao, hồ nên cần kiểm tra, tính toán, lựa chọn để áp dụng biện pháp này.