1. Định nghĩa
Phạm nhiều tội là trường hợp một người phạm nhiều tội khác nhau (trong cùng thời gian hoặc trong nhiều thời gian khác nhau) nhưng chưa bị Tòa án đưa ra xét xử hay kết án về bất cứ tội nào, nay Tòa án đưa người phạm tội ra xét xử cùng một lần về nhiều tội đó.
2. Các trường hợp được xem là phạm nhiều tội
Thực hiện nhều hành vi, mỗi hành vi cấu thành 1 tội phạm độc lập, không liên quan đến nhau.
Thực hiện nhiều hành vi, mỗi hành vi tuy cấu thành nhưng có liên quan mật thiết chỉ xem là phạm nhiều tội khi tất cả các hành vi đều có tính nghiêm trọng
Chỉ thực hiện 1 hành vi nhưng hành vi này lại có dấu hiệu của nhiều tội phạm tổng hợp tội phạm trừu tượng
3. Các phương pháp QĐHP
Quy tắc: Xét xử từng tội sau đó tổng hợp hình phạt của các tội theo 1 trong 2 phương pháp quy định tại Điều 55 BLHS – phương pháp cộng và phương pháp thu hút
* Phương pháp thu hút vào hình phạt nặng nhất
Điều kiện: Khi có hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình
Phương pháp: Lấy hình phạt cao nhất trong số hình phạt đã tuyên làm hình phạt chung cho các tội
45
* Phương pháp cộng các hình phạt
C ộng toàn bộ hình phạt: Khi tổng các hình phạt không vượt mức cao nhất của loại hình phạt, tức là:
Tù có thời hạn không quá 30 năm
Cải tạo không giam giữ không quá 3 năm
Cộng một phần hình phạt: Khi tổng các hình phạt đã tuyên vượt mức 30 năm đối với tù có thời hạn, hoặc quá 3 năm đối với cải tạo không giam giữ thì Tòa án sẽ vận dụng quy định này.
4. Tổng hợp hình phạt chính khác loại
Bước 1: Quy đổi hình phạt cải tạo không giam giữ sang tù có thời hạn theo tỷ lệ
3 ngày cải tạo không giam giữ = 1 ngày tùBước 2: Tổng hợp hình phạt của các tội: Bước 2: Tổng hợp hình phạt của các tội: Tù có thời hạn không quá 30 năm
Cải tạo không giam giữ không quá 3 năm
Chú ý: Hình phạt tiền không được tổng hợp với hình phạt khác mà sẽ được tổng hợp và chấp hành độc lập
* Đối với hình phạt bổ sung
Tòa án không tổng hợp hình phạt bổ sung mà tuyên 1 loại hình phạt bổ sung cho các tội trong giới hạn luật định. Các khoản phạt tiền (bổ sung) sẽ cộng và chấp hành riêng.