định tại Điều 323 BLHS.
Câu hỏi:
1.Giả sử thẩm phán chủ tọa phiên tòa vì lý do cá nhân mà biết được một số tình tiết của vụ án. Những tình tiết này không được phản ánh trong hồ sơ. Khi xét xử, thẩm phán đó có được sử dụng những thông tin mình biết được để làm chứng cứ không? Tại sao?
Khi xét xử, thẩm phán đó không được sử dụng những thông tin mình biết được để làm chứng cứ. Vì theo quy định tại Điều 86 chứng cứ có những thuộc tính sau:
- Tính khách quan: Là những gì có thật và phản ánh trung thực những tình tiết của vụ án hình sự đã xảy ra.
- Tính liên quan: thể hiện mối liên hệ khách quan giữa chứng cứ và những vấn đề phải chứng minh trong vụ án, những tình tiết sự kiện phải nhằm xác định một vấn đề nào đó thuộc đối tượng chứng minh.
- Tính hợp pháp: Tất cả những gì có thật phải được cung cấp, thu thập, nghiên cứu, bảo quản theo một trình tự do BLTTHS quy định.
Trong trường hợp này những thông tin mà thẩm phán biết được đã không đáp ứng tiêu chí tính hợp pháp. Vì những thông tin này không được thu thập theo trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định, cụ thể là thông tin đó không thể hiện trong hồ sơ vụ án. Vì vậy những thông tin đó sẽ không được sử dụng để làm chứng cứ.
2. Giả sử trinh sát hình sự trong quá trình phá án đã nắm được một số thông tin về tội phạm. Những thông tin này không được phản ánh trong hồ sơ vụ án. Tòa án có quyền triệu tập trinh sát hình sự tham gia với tư cách là người làm chứng để cung cấp các thông tin trên không? Tại sao?
CSPL: Điều 66, Điều 293 BLTTHS 2015.
Giả sử trinh sát hình sự trong quá trình phá án đã nắm được một số thông tin về tội phạm. Những thông tin này không được phản ánh trong hồ sơ vụ án. Tòa án hoan toàn có quyền triệu tập trinh sát hình sự tham gia với tư cách là người làm chứng để cung cấp các thông tin trên. Vì trinh sát hình sự thỏa mãn các điều kiện về mặt luật định của người làm chứng là biết được nguồn tin về tội phạm, được cơ quan có thẩm quyền triệu tập và không thuộc trường hợp không được làm người làm chứng. Trong thực tế xét xử Tòa án không thể cứng nhắc xét xử những chứng cứ có sẵn trong hồ sơ vụ án nếu có những tình tiết mới trong quá trình xét hỏi người làm chứng thì hoàn toàn được coi là chứng cứ.