Dùng cảm biến Loadcell để lấy tín hiệu lực từ đó truyền đến thiết bị nhận dữ liệu là HX711 để gửi tín hiệu khối lượng cho vi điều khiển.
Hình 3.1.2.1 Sơ đồ nguyên lý Loadcell
3.1.3. Khối truyền nhận tín hiệu
Nhận tín hiệu, dữ liệu và truyền dữ liệu, tín hiệu đó đến các thiết bị xử lý như vi điều khiển để xử lí thông tin trên. Ở đây dùng HX711 để nhận tín hiệu từ cảm biến Loadcell và chuyển đổi tín hiệu và truyền về vi điều khiển pic để pic xử lý cũng như dùng L293D để nhận tín hiệu từ pic và truyền đến cho motor để điều khiển động cơ.
Hình 3.1.3.1 Cấu tạo trong của module Loadcell
Hình 3.1.3.2 Sơ đồ nguyên đi dây Loadcell
Hình 3.1.3.3 Cấu tạo trong L293D
3.1.4. Khối xử lí tín hiệu
Nhận tín hiệu từ thiết bị và giải thuật cũng như gửi tín hiệu đầu ra theo yêu cầu. Dùng ESP 8266 và pic 16F877A để làm thiết bị giao tiếp giữa 2 khối. Đây là khối quan trọng nhất trong các mạch điều khiển hay trong các ứng dụng điện tử vì nó là trung tâm, “bộ não” của toàn mạch.
Hình 3.1.4.1 Sơ đồ đi dây ESP 8266
Hình 3.1.4.2 Sơ đồ đi dây PIC 16F877A
Hình 3.2.1 Sơ đồ nguyên lý tổng quát
Mạch sơ đồ nguyên lý hoàn chỉnh bao gồm các khối, không bao gồm mạch tiếp nhận tín hiệu. Mạch mô phỏng được làm dựa trên sơ đồ nguyên lý trên. Sơ đồ được vẽ trên app thiết kế mạch easy eda để tiện lợi hơn cho thiết kế. từ đây ta có thể chuyển thành mạch PCB phục vụ cho việc thiết kế in mạch một cách dễ dàng.
Giới thiệu phần mềm thiết kế easy eda:
Hình 3.2.2 Easy eda
Là một phần mềm hỗ trợ thiết kế mạch cho các kỹ sư điện với đầy đủ các công cụ cần có của một phần mềm thiết kế hiện đại ngày nay. Với giao diện khá đơn giản, easy eda khá phù hợp cho những người mới muốn tập thiết kế hay làm quen
với các loại mạch bởi sự tiện lợi cũng như các công cụ có sẵn của nó. Một số chức năng chính như: Thiết kế bo mạch. Thiết kế schematic. Mô phỏng mạch. Vẽ mạch in PCB.
Hình 3.2.3 Giao diện Easy eda