Tư duy:
Vẻ đẹp hào hoa >< vẻ đẹp hào hùng :
-Vẻ đẹp hào hoa: vẻ đẹp của tâm hồn lãng mạn,tình tứ,mềm mại;cảm xúc luôn thổn thức,dạt dào trong trái tim người lính → thuộc về tình cảm.
-Vẻ đẹp hào hùng : vẻ đẹp của phẩm chất mạnh mẽ,dũng cảm,hùng cường,sẵn sàng hi sinh thân mình cho Tổ quốc → thuộc về ý chí.
→Đáp án A,C,D: vẻ đẹp hào hùng của người lính.
Đáp án B : dù hoàn cảnh khó khăn,thiếu thốn muôn phần,trái tim người lính vẫn khắc khoải,nhớ mong khôn nguôi về Tổ quốc,về thủ đô yêu dấu; trái tim vẫn rung động một nỗi nhớ về “dáng kiều thơm” → Vẻ đẹp hào hoa của người lính.
Câu 55: Phong cách ngôn ngữ nào được sử dụng trong văn bản trên?
A. Báo chí. B. Chính luận. C. Nghệ thuật. D. Sinh hoạt
Tư duy :
- PCNN báo chí: bản tin, phóng sự, phỏng vấn, thư bạn đọc. - PCNN chính luận: Dùng trong lĩnh vực chính trị - xã hội. - PCNN nghệ thuật: Dùng chủ yếu trong tác phẩm văn chương
- PCNN sinh hoạt: Dùng trong văn nói,hoặc trong nhật kí,thư từ,tin nhắn....
Chọn C.
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 56 đến 60:
Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên
Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng
Biển một bên và em một bên
(Trích Thơ tình người lính biển, Trần Đăng Khoa).
Câu 56: Nêu ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ?
A. Tự sự. B. Biểu cảm. C. Miêu tả. D. Nghị luận.
Tư duy:
→ Chỉ đi tìm 1 PTBĐ chính
- Tự sự: Trình bày diễn biến sự việc.
- Nghị luận: Trình bày ý kiến đánh giá, bàn luận... - Miêu tả: Tái hiện lại đặc điểm,tính chất ... - Biểu cảm: Bày tỏ tình cảm, cảm xúc.
Chọn B.
Câu 57: Tìm những biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ?
A. Liệt kê, hoán dụ, nhân hóa. B. Hoán dụ, ẩn dụ, nói quá.