0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Các quá trình phụ:

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH PHỔ NGUYÊN TỬ PHẦN 1 PPSX (Trang 28 -29 )

Trong plasma của hồ quang thường có:

- Sự hình thành hợp chất bền nhiệt, chủ yếu là các monoxit (dạng MeO). - Sự Ion hóa tạo ra các Ion, chủ yếu là sự Ion hóa bậc 1.

- Sự hấp thụ bức xạ của nguyên tử (quá trình tự đảo). - Sự phát xạ phổ nền liên tục.

Bản chất của chất mẫu, thành phần của mẫu, chất phụ gia trong lỗ điện cực và nhiệt độ của điện cực là yếu tố quyết định diễn biến của các quá trình trên.

Nói chung các quá trình này đều không có lợi, người ta tìm biện pháp loại trừ. Ví dụ:

+ Để hạn chế sự hình thành hợp chất bền nhiệt kiểu MeO, người ta thêm vào mẫu muối Clorua của kim loại kiềm (như KCI, CsCl,) làm nền, kích thích phổ theo cơ chế 1, hoặc kích thích phổ trong môi trường khí trơ argon.

+ Hay để loại trừ sự Ion hóa của nguyên tố phân tích, người ta thêm vào mẫu chất phụ gia muối halogen kim loại kiềm có thế Ion hóa thấp hơn thế Ion hóa của nguyên tố phân tích. Như thế nguyên tố phân tích sẽ không bị Ion hóa nữa.

2.2.2.5 Các loại máy phát hồ quang

Máy phát hồ quang có rất nhiều, được nhiều hãng cung cấp, song xét về cơ chế mạch điện của mạch hồ quang chính, thì có thể chia thành hai loại:

+ Máy phát hồ quang dòng một chiều. + Máy phát hồ quang dòng xoay chiều.

Tuy là hai loại, nhưng đều có nguyên tắc cấu tạo như nhau (hình 2.6). Trong mỗi loại hồ quang lại có nhiều chế độ khác nhau. Thông thường có một chế độ liên tục và nhiều chế độ gián đoạn. Chính vì thế mà chúng ta có thể chọn được những giá trị năng lượng khác nhau cho từng mục đích phân tích cụ thể.

2.2.3 Tia lửa điện

2.2.3.1 Đặc điểm và tính chất

1. Tia lửa điện là nguồn kích thích phổ có năng lượng tương đối cao. Tùy theo các thông số của máy phát tia lửa điện (C, L, R, T) đã chọn, ta có thể đạt được nhiệt độ

ở tnm plasma tia lửa điện từ 4000 – 6000OC. Vì thế tia lửa điện được gọi là nguồn kích thích cứng (giầu năng lượng). Nên phổ phát xạ của tia lửa điện chủ yếu là phổ của các Ion bậc 1 của các kim loại.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH PHỔ NGUYÊN TỬ PHẦN 1 PPSX (Trang 28 -29 )

×