I. QUAN NIỆM CỦA HỒ CHÍ MINH
b. Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm góp phần cùng nhân dân thế giới thực hiện thắng
lợi các mục tiêu cách mạng của thời đại
Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, chủ nghĩa yêu nước chân chính phải được gắn liền với chủ nghĩa quốc tế vô sản, đại đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kế quốc tế; thực hiện đoàn kết quốc tế không phải chỉ vì thắng lợi của cách mạng mỗi nước, mà còn vì sự nghiệp chung của nhân loại tiến bộ trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và các thế lục phản động quốc tế vì các mục tiêu cách mạng của thời đại.
77 Thời đại mà Hồ Chí Minh sống và hoạt động chính trị là thời đại đã chấm dứt thời kỳ tồn tại biệt lập giữa các quốc gia, mở ra các quan hệ quốc tế ngày càng sâu rộng, làm cho vận mệnh của mỗi dân tộc không thể tách rời vận mệnh chung của cả loài người.
Ngay khi nắm được đặc điểm của thời đại mới, Hồ Chí Minh đã hoạt động không mệt mỏi để phá thế đơn độc của cách mạng Việt Nam, gắn cách mạng Việt Nam với cách Mạng thế giới. Trong suốt quá trình đó, Người không chỉ phát huy triệt để sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc trong đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc mình, mà còn kiên trì đấu tranh không mệt mỏi để củng cố và tăng cường đoàn kết giữa các lực lượng cách mạng thế giới đấu tranh cho mục tiêu chung: hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
Người cho rằng, Đảng phải lấy toàn bộ thực tiễn của mình để chứng minh: chủ nghĩa yêu nước triệt để không thể nào tách rời chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng. Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội II, người chỉ rõ: “tinh thần yêu nước chân chính khác hẳn với tinh thần “vị quốc” củ bọn đế quốc phản động. Nó là một bộ phận của tinh thần quốc tế”. Sau này, trong tác phẩm
Thường thức chính trị, Người nói rõ hơn: “tinh thần yêu nước là kiên quyết giữ gìn nền độc lập, tự do, và đất đai toàn vẹn của nước mình. Tinh thần quốc tế là đoàn kết với các nước bạn và nhân dân các nước khác để giữ gìn hòa bình thế giới, chống chính sách xâm lược và chính sách chiến tranh của đế quốc…giữ gìn hòa bình thế giới tức là giữ gìn lợi ích của nước ta….đó là lập trường quốc tế cách mạng”.
Theo Hồ Chí Minh, muốn tăng cường đoàn kết quốc tế trong cuộc đấu tranh vì mục tiêu chung, các đảng Cộng sản phải kiên trì chống lại mọi khuynh hướng sai lầm của chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa vị kỷ dân tộc…những khuynh hướng làm suy yếu sức mạnh đoàn kết, thống nhất của các lực lượng cách mạng thế giới. Nói cách khác, các đảng cộng sản phải tiến hành có hiệu quả việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế vô sản cho giai cấp công nhân là nhân dân lao động.
Thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong mấy thập niên qua là thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh;: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Nhờ kết hợp giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp, chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam đã được bổ sung thêm nguồn lực mới, trỏ thành chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Nhờ giương cao ngọn cờ chủ nghĩa xã hội, Việt Nam đã tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ quốc tế, huy động được sức mạnh của các trào lưu cách mạng thời đại, làm cho sức mạnh dân tộc được nhân lên gấp bội, chiến thắng được những kẻ thù có sức mạnh to lớn hơn mình về nhiều mặt.
Như vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, thực hiện đoàn kết quốc tế, kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản là nhằm góp phần cùng nhân dân thế giới thực hiện thắng lợi các mục tiêu cách mạng của dân tộc và thời đại. Bởi lẽ, chúng ta không chỉ chiến đấu vì độc lập, tự do của đất nước mình mà còn vì độc lập, tự do của các nước khác, không chỉ bảo vệ những lợi ích sống còn của dân tộc mình mà còn vì những mục tiêu cao cả của thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Để làm được như vậy, phải kiên quyết đấu tranh chống lại mọi biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc vị kỷ, chống lại chủ nghĩa Xôvanh và mọi thứ chủ nghĩa cơ hội khác.