Khi thực hiện hồi quy một chuỗi thời gian không dừng kết quả thu được sẽ là hồi quy giả mạo. Tuy nhiên, nếu các chuỗi thời gian không dừng nhưng tổ hợp tuyến tính của chúng lại dừng, trường hợp này gọi là đồng tích hợp hay đồng liên kết. Như Granger & ctg (1974) đã ghi nhận một kiểm định về sự đồng kết hợp có thể được coi như một tiền kiểm định để loại bỏ các tình huống hồi quy giả mạo.
Mô hình VECM có dạng:
Yt - yt-1 = (A1 + A2 +…..+ Ap – I)yt-1 – (A2 +…..+Ap)(yt-1 – yt-2) – (A3 +…..+Ap)(yt-2 – yt-3) - …..- Ap (yt-p+1 – yt-p) + ut
∆ ∆ ∆ ∆ ∆ ∆ ∆ ∆ ∆ ∆ ∆ ∆ ∆ ∆ ∆ � = ∏∏∏∏∏∏∏∏∏∏∏∏∏∏∏ �−1 + �1∆∆∆∆∆∆∆∆∆∆∆∆∆∆∆�−1 + �2∆∆∆∆∆∆∆∆∆∆∆∆∆∆∆�−2 + ⋯ ��−1∆∆∆∆∆∆∆∆∆∆∆∆∆∆∆+1−− + �� Trong đó ∏ = −(((((((((((((( ( − �1 − �2 − ⋯ − ��) � �� = − ∑ �� +1 = = = = = = = = = = = = = = = � = 1,2 … , � − 1
Mô hình chứa số hạng ∏∏∏∏∏∏∏∏∏∏∏∏∏∏∏ �−1 chính là phần hiệu chỉnh sai số ECM Nếu �� có k quan hệ đồng liên kết thì ∏ có dạng:
∏ = � � � Khi đó:
∆ ∆ ∆ ∆ ∆ ∆ ∆ ∆ ∆ ∆ ∆ ∆ ∆ ∆ ∆ � = ����−1 + �1∆∆∆∆∆∆∆∆∆∆∆∆∆∆∆�−1 + �2∆∆∆∆∆∆∆∆∆∆∆∆∆∆∆�−2 + ⋯ ��−1∆∆∆∆∆∆∆∆∆∆∆∆∆∆∆+1−− + ��
Đặt �� �−1 = �−1: các cách kết họp chuỗi không dừng trong �� thành một chuỗi dừng và ���−1 là phần dư trong các cách kết hợp đó. Và ���−1 cho biết trạng thái mất cân bằng ở kỳ t-1, khi đó α cho biết hệ số điều chỉnh của ∆∆� ∆∆∆∆∆∆∆∆∆∆∆∆∆ khi có mất cân bằng xảy ra.
Mô hình hồi quy sẽ được xem xét lựa chọn sau khi tiến hành các kiểm định, đặc biệt là kiểm định tính dừng của các chuỗi thời gian. Các chuỗi thời gian không dừng khi tiến hành kiểm định nên được biến đổi dừng bằng cách lấy sai phân ở bậc cao hơn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương 3 tác giả trình bày các thiết kế nghiên cứu và các bước hồi quy thực hiện trong luận văn. Trình tự thực hiện có thể được tóm tắt như sau:
Đầu tiên, kiểm tra tính dừng các chuỗi dữ liệu: nếu các chuỗi cùng dừng ở chuỗi gốc, thực hiện hồi quy OLS; Nếu các chuỗi cùng dừng sau khi lấy sai phân bậc 1, chuyển qua bước 2. Kế tiếp, kiểm định quan hệ đồng liên kết giữa các chuỗi dữ liệu theo phương pháp Johansen với kiểm định Trace Statistics theo công thức:
�
���� = −� ∑ ��(� − ��)
�=�++�
Với �� là các giá trị riêng được sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ nhất. Giả thiết là có nhiều nhất r mối quan hệ đồng liên kết ( r = 0, 1, 2,…., m-1). Và giả thuyết đối của giả thuyết này là có m mối quan hệ đồng liên kết. Sau đó, xây dựng mô hình hồi quy mối quan hệ trong dài hạn và ngắn hạn giữa các chuỗi dữ liệu với 2 trường hợp: trường hợp 1 (không có đồng liên kết): sử dụng mô hình VAR để ước lượng mối quan hệ trong ngắn hạn và dài hạn của các chuỗi dữ liệu; Trường hợp 2 (có đồng liên kết): sử dụng mô hình VECM để ước lượng mối quan hệ trong ngắn hạn và dài hạn của các chuỗi dữ liệu. Kiểm định từ mô hình VECM, như tính ổn định của mô hình, cuối cùng tiến hành dự báo.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong chương này tác giả trình bày và phân tích thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn 2014 – 2019. Đồng thời phân tích kết quả nghiên cứu định lượng, đó là cơ sở đề tác giả đề xuất một số giải pháp kiến nghị trong chương 5.
4.1 Cơ chế điều hành tỷ giá ở Việt Nam giai đoạn 2014 - 2019
Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 - 2009 và suy thoái kinh tế sau đó đã gây tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế trong nước với biểu hiện rõ nét là dòng vốn đầu tư nước ngoài giảm mạnh, gây áp lực lạm phát và tỷ giá. Để ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá theo hướng chủ động, linh hoạt, thực hiện các biện pháp mua và bán ngoại tệ can thiệp thị trường khi cần thiết, kết hợp giữa điều hành tỷ giá với các công cụ chính sách tiền tệ để giảm áp lực lên tỷ giá và thị trường ngoại tệ, duy trì chênh lệch giữa lãi suất VND và USD để đảm bảo việc nắm giữ tiền đồng có lợi hơn so với USD, khuyến khích doanh nghiệp và người dân chuyển từ nắm giữ USD sang VND, phát hành tín phiếu NHNN trên thị trường mở để hút tiền về, hạn chế áp lực đầu cơ tỷ giá. Một số biện pháp khá tích cực trong điều hành tỷ giá trong thời gian qua của NHNN là:
Đưa ra cam kết về điều chỉnh biên độ tỷ giá NHNN chủ động đưa ra những cam kết mạnh mẽ về ổn định tỷ giá.
Để đạt mục tiêu đã cam kết, NHNN thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ cho việc ổn định tỷ giá, đó là: Thứ nhất, trên cơ sở mức biến động tỷ giá định hướng, NHNN điều hành tỷ giá bình quân liên ngân hàng (LNH) phù hợp với diễn biến cung cầu thị trường. Theo đó, ngày 19/6/2014, NHNN điều chỉnh tăng 1% tỷ giá bình quân LNH và giữ nguyên biên độ tỷ giá +/-1%. Trong bối cảnh đồng USD liên tục lên giá kéo theo làn sóng giảm giá mạnh của các đồng tiền khác, trong tuần thứ 2 của tháng 8/2015 NHNN đã chủ động nới biên độ tỷ giá từ 2% và lên 3%, cùng với
điều chỉnh tỷ giá bình quân LNH tăng 1%, trong tuần tiếp theo, dẫn đến tỷ giá thị trường chính thức cũng tăng 3%, xấp xỉ bằng với mức mất giá của đồng Nhân dân tệ cũng như mức mất giá trung bình của đồng tiền 8 nước Châu Á (UBGSTCQG, 2015). Thứ hai, cùng với việc điều chỉnh tỷ giá bình quân LNH, hoạt động mua bán ngoại tệ của NHNN được thực hiện một cách linh hoạt góp phần ổn định thị trường, hỗ trợ thanh khoản, cải thiện cán cân thanh toán và tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước. Thứ ba, điều hành tỷ giá được phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với điều hành lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở, dự trữ bắt buộc và các biện pháp khác theo hướng nâng cao vị thế, củng cố lòng tin vào VND, điều hòa vốn khả dụng giữa VND và ngoại tệ. Thứ tư, chính sách truyền thông về tỷ giá đã được NHNN sử dụng một cách chủ động, tích cực nhằm ổn định kỳ vọng thị trường. Với những biện pháp đồng bộ nói trên của NHNN đã góp phần ổn định thị trường ngoại tệ và hỗ trợ xuất khẩu, qua đó hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Sau khi điều chỉnh, NHNN tiếp tục thực hiện những biện pháp cần thiết để ổn định tỉ giá và thị trường ngoại tệ trên mặt bằng giá mới.
Công bố tỷ giá trung tâm để ứng phó với những biến động bất thường trên thị trường quốc tế, ngày 31/12/2015, NHNN đã ban hành Quyết định 2730/QĐ- NHNN về việc công bố tỷ giá trung tâm của VND với USD, tỷ giá tính chéo của VND với một số ngoại tệ khác. Với cách thức điều hành tỷ giá mới, hàng ngày NHNN công bố tỷ giá trung tâm dựa trên diễn biến của 8 đồng tiền của các nước đối tác thương mại, đầu tư lớn nhất của Việt Nam, diễn biến tỷ giá ngày hôm trước và mục tiêu điều hành CSTT. Tỷ giá giao dịch của các NHTM trên thị trường được phép dao động trong biên độ +/-3% so với tỷ giá trung tâm do NHNN công bố. Cơ chế này đã giúp cho tỷ giá biến động (có tăng có giảm) linh hoạt hơn các giai đoạn trước, hấp thu tốt hơn các cú sốc bên ngoài và hạn chế tình trạng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ.
Chính sách thông báo tỷ giá trung tâm hàng ngày của NHNN bước đầu phát huy tác dụng, góp phần ổn định thị trường ngoại tệ, giảm tâm ly đầu cơ của các nhà đầu tư. Đồng thời, điều này cũng góp phần ngăn chặn quá trình đô la hóa đang diễn ra trong
nền kinh tế Việt Nam. Nhờ đó, trong một số giai đoạn thị trường quốc tế có biến động bất lợi trong năm 2016-2017, với sự gia tăng các yếu tố bất định từ các sự kiện chính trị xảy ra bất ngờ như việc nước Anh bỏ phiếu rời EU (Brexit), kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ cũng như việc Thủ tướng Ý tuyên bố từ chức sau trưng cầu dân y thất bại, thêm vào đó là kỳ vọng Fed tăng lãi suất thúc đẩy luồng vốn rút khỏi các thị trường mới nổi, tỷ giá các đồng tiền liên tục biến động; tỷ giá USD/VND mặc dù tăng theo xu hướng thị trường quốc tế nhưng mức tăng không lớn và nhanh chóng ổn định trở lại. Cùng với điều hành tỷ giá trung tâm linh hoạt, NHNN linh hoạt mua/bán ngoại tệ can thiệp thị trường, trong đó thực hiện các biện pháp mua/bán ngoại tệ kỳ hạn để hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD và giúp giảm kỳ vọng gia tăng tỷ giá; đồng thời, phối hợp đồng bộ các công cụ CSTT, điều tiết thanh khoản và lãi suất VND hợp ly để hỗ trợ ổn định thị trường ngoại hối và tỷ giá khi cần thiết.
Diễn biến tỷ giá trong thời gian gần đây cho thấy, các NHTW đang đứng trước những sự lựa chọn khó khăn trong việc điều hành tỷ giá. Trong đó, sự khác biệt về chính sách tiền tệ tiếp tục là vấn đề khó khăn đối với các nhà tạo lập chính sách, khi Fed đưa ra thông điệp về khả năng tăng lãi suất, chấm dứt thời kỳ lãi suất thấp kỷ lục duy trì từ năm 2006 đến nay. Trên thực tế, kỳ vọng về quyết định chính sách tại Mỹ đã đẩy USD tăng giá, trong khi đa phần các nước đang phải vật lộn với khó khăn để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, các doanh nghiệp ngại đầu tư và có xu hướng chuyển tài sản sang USD. Trong đó, các nền kinh tế mới nổi bị chịu thiệt do đồng bản tệ mất giá và làn sóng đào thoát nguồn vốn đầu tư. Đáng chú y, động thái phá giá không có tiền lệ của Trung Quốc đã đẩy nhân dân tệ giảm sâu so và dự báo có thể giảm thêm 30% so với USD đang gây áp lực rất lớn lên VND do mức nhập siêu cao của Việt Nam trong quan hệ thương mại với Trung Quốc.
Trong bối cảnh như trên, NHNN cần có cách tiếp cận chính sách thận trọng, linh hoạt, chủ động đối phó với biến động tỷ giá trên thị trường quốc tế, đảm bảo ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ, đáp ứng đầy đủ và kịp thời mọi nhu cầu về ngoại tệ của
các doanh nghiệp và cá nhân, tăng cường dự trữ ngoại hối nhà nước để bù đắp thiếu hụt khi cần thiết và không bị động về tỷ giá.
Với việc điều hành tỷ giá mang tính chủ động và linh hoạt hơn, tỷ giá và thị trường ngoại tệ hiện nay đã ổn định hơn so với trước đây, tỷ giá giao dịch của các NHTM diễn biến linh hoạt trong biên độ cho phép. Thanh khoản ngoại tệ toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam được cải thiện, lòng tin vào giá trị của đồng Việt Nam được củng cố, tình trạng đô la hóa giảm mạnh, các TCTD có xu hướng mua ròng ngoại tệ từ khách hàng và bán lại cho NHNN, cán cân thanh toán cải thiện dần và đang thặng dư ở mức cao. NHNN mua được lượng lớn ngoại tệ bổ sung tăng dự trữ ngoại hối nhà nước để bù đắp thiếu hụt khi cần thiết và không bị động về tỷ giá.
4.2 Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc giaiđoạn 2014 – 2019 đoạn 2014 – 2019
4.2.1 Thực trạng nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc
Trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, cùng với sự gia tăng của tổng giá trị nhập khẩu, nhập khẩu từ Trung Quốc của Việt Nam tăng mạnh dần qua các năm, đặc biệt bắt đầu từ năm 2007. Giá trị nhập khẩu gấp khoảng 2-3 lần giá trị xuất khẩu và không có dấu hiệu thu hẹp. Cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc luôn âm, đặc biệt năm 2014, nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc là lớn nhất với 28,78 tỷ USD. Trong lịch sử quan hệ ngoại thương của Việt Nam, Trung Quốc là đối tác thương mại đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD. Dấu mốc này được thiết lập vào năm 2018, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 41,268 tỷ USD tăng 5,864 tỷ USD so với năm 2017, với tốc độ tăng trưởng 16,6%. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu từ quốc gia láng giềng này là 65,438 tỷ USD tăng 6,846 tỷ USD, tương đương tăng trưởng gần 11,7%. Năm 2019, Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất và là năm thứ hai liên tiếp kim ngạch giữa 2 nước đạt trên 100 tỷ USD. Đặc biệt, nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm gần 30% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Tuy
nhiên, kim ngạch tăng thêm chủ yếu từ nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh, trong khi xuất khẩu của Việt Nam sang nước trong khu vực này tăng không đáng kể.
Trung Quốc chiếm tỷ trọng rất cao trong một số sản phẩm nhập khẩu của Việt Nam, như máy móc, thiết bị, sản phẩm và linh kiện điện tử, nguyên phụ liệu dệt may giày da, điện thoại các loại và linh kiện,… Các sản phẩm này đồng thời cũng nằm trong 10 nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam (các nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam gần như không thay đổi). Nhập khẩu từ Trung Quốc của một số ngành nghề có thể được dịch chuyển sang Việt Nam với 3 nhóm chính, gồm nhóm hàng thâm dụng lao động (dệt may và đồ gỗ), nhóm hàng chế biến & giao thương trong khu vực (thực phẩm, giấy, nhựa và cao su, sản phẩm kim loại, và vật liệu xây dựng) và sáng tạo toàn cầu (sản xuất máy tính, điện thoại và linh kiện điện tử). Giai đoạn 2014 -2019 việc tăng trưởng nhập khẩu của hầu hết cách ngành đều tỏ ra vượt trội so với cùng kỳ các năm trước. Với điều kiện sản xuất hiện tại của Việt Nam, việc nhập khẩu nguyên phụ liệu và hàng hóa trung gian từ Trung Quốc để sản xuất là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, một số nguyên nhân chủ yếu khiến Việt Nam trở thành quốc gia nhập siêu của Trung Quốc gồm:
Thứ nhất, liên quan đến chi phí nhập khẩu. Chi phí nhập khẩu từ Trung Quốc giảm nhiều nhờ vị trí địa ly gần kề. Mặt khác, hàng Trung Quốc nhìn chung có giá cả rẻ hơn so với hàng nhập khẩu cùng loại khác do lợi thế kinh tế nhờ quy mô và tính đa dạng của nền kinh tế, tuy thời hạn sử dụng thấp hơn nhưng vẫn đảm bảo được nhu cầu sử dụng của người Việt Nam. Bên cạnh đó, Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) được ky kết và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/20016. Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan của 90% số dòng thuế trong vòng 10 năm, linh hoạt đến lộ trình cuối cùng vào năm 2018, tập trung vào các nhóm mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều từ Trung Quốc. Do đó, chi phí nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ giảm đi đáng kể.
Thứ hai, ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước còn yếu kém, do đó phải nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… Theo số liệu thống kê của Bộ Công thương, hiện nay nước ta có khoảng 30 ngành kinh tế - kỹ thuật cần đến công nghiệp phụ trợ. Trong đó, nhiều ngành sản xuất hàng xuất khẩu mang lại kim ngạch hàng chục tỷ USD mỗi năm nhưng đang phải nhập khẩu tới 80 - 85% nguyên liệu như sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy, dệt may, da giày…
Thứ ba, có thể nói hàng nhập khẩu từ Trung Quốc có chủng loại đa dạng nhất, trong đó chỉ có một số mặt hàng nước này mới có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu tiêu thụ ở Việt Nam như đồ chơi Trung thu, đồ Tết, đồ thờ cúng và phong thủy v.v… Đây là những nhân tố khiến cho nền kinh tế Việt Nam – Trung Quốc ngày càng gắn kết, phụ thuộc lẫn nhau.
4.2.2 Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc
Hiện Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất, là thị trường xuất khẩu lớn thứ