Phân tích và đo lường rủi ro trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu mặt hàng linh kiện điện tử từ thị trường Trung Quốc của công ty TNHH Công nghệ EPI Việt Nam (Trang 31)

linh kiện điện tử từ Trung Quốc của Công ty TNHH Công nghệ EPI.

3.4.2.1. Phân tích rủi ro: * Phân tích mối hiểm họa

- Công ty chưa quan tâm đến đào tạo nhân viên về nghiệp vụ, tăng cường các kĩ năng chuyên môn để phục vụ cho việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu.

- Công ty chưa có bộ phận riêng để nghiên cứu về quản trị rủi ro dẫn đến việc quản trị rủi ro còn nhiều hạn chế . Đồng thời việc thiếu nguồn nhân lực liên quan đến kiểm tra chất lượng sản phẩm khi dỡ hàng. Điều này dẫn đến một số trường hợp không thể kiểm tra kĩ càng dẫn đến hàng hóa bị thiếu và không đạt đúng chất lượng.

- Ảnh hưởng từ các yếu tố về thời tiết hay thiếu cập nhật về tình hình thời tiết trong thời gian vận chuyển khiến cho thời gian giao hàng bị kéo dài.

* Phân tích các nguyên nhân dẫn đến rủi ro

Các nguyên nhân rủi ro xuất phát từ các yếu tố khách quan và chủ quan :

- Nguyên nhân dẫn đến rủi ro về hàng hóa, mua bảo hiểm hàng hóa : do hàng hóa đã bị lỗi hay hư hỏng mà nhân viên không kiểm tra kĩ vẫn giao hàng, quá trình bốc dỡ hàng hóa không cẩn thận, công cụ hỗ trợ xếp dỡ hàng hóa còn ít và công nghệ lạc hậu, chưa trang bị đầy đủ các thiết bị bảo quản hàng tốt dẫn đến những lỗi hư hỏng và giảm chất lượng hàng hóa.

- Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong khâu kiểm tra giám định hàng hóa : các nhân viên phụ trách việc kiểm tra hàng hóa còn thiếu chuyên nghiệp, không hiểu biết đầy đủ

thông tin về hàng hóa . Vì vậy công ty cần chú trọng hơn vào việc đào tạo huấn luyện cho nhân viên.

- Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu : Các quy định kiểm tra hàng hóa của hải quan thường rất khắt khe, đồng thời có nhiều thủ tục, giấy tờ nên quá trình vận chuyển và nhận hàng diễn ra chậm trễ, ảnh hưởng đến công ty. - Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong quá trình thanh toán : Sự biến động tình hình kinh tế, chính trị giữa các quốc gia, hay sự biến động tỷ giá thị trường bất ổn định, lãi suất ngân hàng biến động cũng gây ảnh hưởng đến việc thanh toán của công ty. Ngoài ra nếu người bán có sự gian lận thương mại điển hình là người xuất khẩu trình chứng từ giả mạo, có bề ngoài phù hợp với L /C cho Ngân hàng mà thực tế không có hàng giao, người nhập khẩu vẫn phải thanh toán cho ngân hàng hàng ngay cả trong trường hợp không nhận được hàng hoặc nhận hàng không đúng theo hợp đồng từ người xuất khẩu bởi vì ngân hàng đã thanh toán cho người xuất khẩu khi đã cung cấp đủ hồ sơ, chứng từ.

- Công ty chưa đầu tư nhiều vào việc đào tạo đội ngũ nhân viên, kĩ năng kinh nghiệm của mỗi nhân viên vẫn còn chênh lệch khá nhiều gây khó khăn cho đào tạo và xây dựng công tác quản trị rủi ro trong từng khâu thích hợp.

3.4.2.2. Đo lường rủi ro

Sau khi phân tích rủi ro thì sẽ tiến hành đo lường rủi ro xem tần suất xuất hiện rủi ro cao hay thấp và tìm ra biện pháp để khắc phục.

Bảng 3.7. Phân loại rủi ro dựa trên mức độ tổn thất và tần suất xuất hiện.

Tần suất xuất hiện Mức độ tổn thất

Cao Thấp

Cao

+ Rủi ro trong quá trình thanh toán

+ Rủi ro trong khâu kiểm tra, giám định hàng hóa

+Rủi ro về hàng hóa, mua bảo hiểm hàng hóa

+ Rủi ro trong khâu thuê phương tiện vận tải

Thấp

tục hải quan của đối tác

(Nguồn : Tổng hợp từ phiếu điều tra)

* Rủi ro từ chủ thể đối tác

Trong hơn 8 năm hình thành và phát triển, cùng với việc mở rộng các đại lý, chi nhánh ở trong nước và các mối quan hệ hợp tác với nhiều nước trong khu vực thì công ty rất ít khi gặp phải các trường hợp lừa đảo.

* Rủi ro trong khâu thuê phương tiện vận tải

Khi hợp đồng mua bán quốc tế thỏa thuận áp dụng một trong những điều kiện thương mại quốc tế của Incoterms, đó sẽ là cơ sở để xác định nghĩa vụ thuê tàu/thuê phương tiện vận tải thuộc về người xuất khẩu hay người nhập khẩu. Hàng hóa của công ty chủ yếu được nhập khẩu theo điều kiện EXW, FOB, CPT và DAP. Vì vậy công ty sẽ phải thuê phương tiện vận tải để chở hàng từ nước xuất khẩu đến địa điểm đích khi nhập khẩu theo điều kiện EXW và FOB. Điều này cũng có nghĩa là rủi ro sẽ thuộc về công ty nếu nhập khẩu theo điều kiện này. Còn khi nhập khẩu theo điều kiện CPT hay DAP thì trách nhiệm thuê phương tiện vận tải sẽ thuộc về người xuất khẩu.

* Rủi ro trong quá trình thanh toán

Ở khâu này công ty chủ yếu sử dụng phương thức thanh toán bằng L/C. Công ty thường xuyên sử dụng hình thức thư tín dụng không hủy ngang và trả tiền ngay. Sau khi nhận được bộ chứng từ gốc do phía đối tác hoặc ngân hàng mở L/C chuyển đến, nhân viên nhập khẩu của công ty sẽ kiểm tra bộ chứng từ nếu thấy phù hợp với hợp đồng đã ký thì viết lệnh thanh toán, nếu không hợp lệ có thể từ chối thanh toán.

Công ty TNHH Công nghệ EPI chủ yếu sử dụng đồng USD để thanh toán. USD là một trong những đồng tiền có giá trị nhất hiện nay để thanh toán. Tuy nhiên, sự biến động về tỷ giá hối đoái giữa đồng USD và VNĐ cũng đã làm cho các doanh nghiệp xuất

nhập khẩu Việt Nam nói chung và Công ty EPI nói riêng phải chịu những thiệt hại tương đối lớn.

Trong năm 2018, giá USD liên tục tăng tuy nhiên tới gần cuối năm lại có xu hướng giảm. Tỷ giá VND/USD biến động khá mạnh và tăng 2,6%. Trong năm 2019, tỷ giá trung tâm USD/VND đã có 3 lần lập đỉnh mới. Lần đầu tiên, khi tỷ giá trung tâm USD/VND vượt qua mốc 22,998 đồng, lên mức 23,004 đồng từ cuối tháng 4. Sau đó, tỷ giá trung tâm biến động nhưng vẫn trong kênh tăng. Mặc dù trong năm 2020, dịch Covid-19 đã khiến tỷ giá USD/VND biến động mạnh tuy nhiên trong suốt quý

III/2020, tỷ giá trung tâm và tỷ giá tại các ngân hàng thương mại đều ổn định, kết thúc quý lần lượt ở mức 23.215 VND/USD và 23.270 VND/USD.

* Rủi ro trong khâu kiểm tra, giám định hàng hóa

Trong việc kiểm tra hàng hóa nhập khẩu, công ty thường gặp những rủi ro về số lượng hàng hóa. Thông thường là lỗi về số lượng bởi những linh kiện điện tử mà công ty nhập khẩu đều là hàng mới 100% và được cấp chứng chỉ chất lượng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở nước xuất khẩu nên lỗi về chất lượng thường không xảy ra và lỗi về số lượng là nguyên nhân khách quan do bên xuất khẩu giao thiếu. Đối với những rủi ro trong khâu kiểm tra hàng nhập khẩu thì công ty đã thực hiện việc né tránh rủi ro bằng cách thông báo cho nhà xuất khẩu biết về lô hàng không đúng số lượng, mẫu mã như trong hợp đồng để bổ sung cho đơn hàng sau hoặc gửi trả lại cho đối tác, quy định trong hợp đồng điều khoản phạt giao hàng không đúng số lượng, chủng loại.

* Rủi ro trong khâu làm thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa:

Trong quá trình nộp thuế hải quan, công ty đã gặp phải một số rủi ro như: công ty đã nộp thuế đầy đủ nhưng tuy nhiên trong quá trình chuyển tiền từ kho bạc nhà nước đến Chi cục hải quan thì hệ thống máy tính của chi cục gặp sự cố nên chưa nhận được tiền thuế dẫn đến công ty không lấy được hàng và phải trả thêm phí lưu kho để bảo quản hàng hóa. Trong trường hợp này, sau khi đã xác nhận được lỗi từ hệ thống của chi cục

khai, số tiền nộp, tên công ty nộp thuế, ngày nộp thuế để chi cục hải quan tìm hiểu và khắc phục sự cố.

Bên cạnh đó, trong khâu làm thủ tục hải quan, công ty còn gặp phải rủi ro khi tờ khai hải quan của lô hàng bị phân vào luồng đỏ. Rủi ro hàng hóa bị phân vào luồng đỏ gây ra nhiều khó khăn cho công ty như thời gian thông quan kéo dài hơn dự tính, ảnh hưởng đến thời gian giao hàng và chi phí lưu kho . Những năm gần đây lượng tờ khai hải quan của công ty thường chủ yếu rơi vào luồng vàng, luồng đỏ thì chiếm khoảng 10% tổng số tờ khai. Mặc dù công ty có đội ngũ làm thủ tục hải quan dày dặn kinh nghiệm, có thể xử lý kịp thời các sai sót nhưng chính sách hải quan luôn luôn thay đổi khiến cho làm thủ tục giấy tờ hay gặp rủi ro nhỏ.

3.4.3. Kiểm soát rủi ro trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu linh kiện điện tử từ Trung Quốc của Công ty TNHH Công nghệ EPI.

 Biện pháp né tránh rủi ro

- Từ chối kí hợp đồng nếu thấy đối tác khả nghi, thông tin công khai không đầy đủ, người kí hợp đồng không có thẩm quyển trên giấy phép kinh doanh và chuyển sang đối tác khác.

- Có kế hoạch vận chuyển các đơn hàng một cách hợp lí, không chồng chéo các đơn hàng với nhau để tránh những rủi ro về giao hàng nhầm lẫn địa chỉ, tên người nhận hay chậm tiến độ giao hàng của khách hàng.

- Trang bị cơ sở vật chất hiện đại hơn trong nhà xưởng, thiết bị bảo quản, cảnh báo nguy hiểm trên tàu để bảo quản hàng hóa tốt hơn.

- Cập nhật các diễn biến của thời tiết trên biển để tránh vận chuyển vào những ngày có ảnh hưởng xấu của gió, bão,..

- Tìm hiểu các thói quen, phong tục tập quán và môi trường kinh doanh của thị trường nhập khẩu cụ thể là Trung Quốc.

- Tìm hiểu, thiết lập và tổng hợp lại những rủi ro đã từng gặp phải trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu để phòng tránh và giảm thiểu tối đa rủi ro.

- Trong mỗi bước của quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thì nhân viên phụ trách mảng đó cần cẩn thận, tỉ mỉ để tránh gặp phải những rủi ro không nên xảy ra.

- Đầu tư đúng mức cho công tác nghiên cứu, dự đoán rủi ro nhằm tìm ra những rủi ro có thể sẽ xảy ra để ngăn ngừa kịp thời.

 Biện pháp chuyển giao rủi ro

Để chuyển giao một phần rủi ro thì trong quá trình thực hiện và kí kết hợp đồng nhập khẩu, công ty cần xem xét kĩ các điều kiện trong Incoterm 2020 vì khi xảy ra rủi ro thì người bán hoặc bên vận chuyển sẽ phải chịu một phần chi phí cho tổn thất này.

 Biện pháp chấp nhận rủi ro

Nếu ở các giai đoạn nhận dạng và phân tích rủi ro, công ty đã xác định được rủi ro cũng như mức độ nghiêm trọng của nó nhưng vẫn phải chấp nhận rủi ro đó. Ví dụ như chính phủ nước ngoài thay đổi chính sách về thủ tục nhập khẩu hàng hóa mà công ty chưa cập nhật kịp thời thì công ty cũng phải chấp nhận rủi ro này trong khi thực hiện hợp đồng.

3.4.4. Tài trợ rủi ro trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu linh kiện điện tử từ Trung Quốc của Công ty TNHH Công nghệ EPI.

 Tự tài trợ

- Mua bảo hiểm cho hàng hóa để giảm thiểu tổn thất.

- Công ty có thể kêu gọi nhiều cổ đông đầu tư vào hoạt động kinh doanh để xây dựng quỹ ngân sách lớn có thể dùng trong trường hợp thiệt hại lớn.

 Chuyển giao tài trợ

- Công ty mua bảo hiểm tín dụng và bảo hiểm tài sản của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo hiểm trong nước và nước ngoài để khi rủi ro xảy ra các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm chi trả nguồn kinh phí bù đắp tổn thất.

- Kí kết các hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai để trung hòa rủi ro khi có biến động về tỷ giá để công ty ngăn chặn tổn thất

3.5. Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu linh kiện điện tử từ Trung Quốc của Công ty TNHH Công nghệ EPI.

3.3.1. Một số thành tựu đạt được

Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu , nhận thấy công ty đã đạt được một số thành công nổi bật về công tác quản trị rủi ro trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu, công ty cũng thu được một số thành tựu đáng kể, góp phần hạn chế rủi ro như:

- Công ty đã tích cực chủ động trong khâu quản trị rủi ro trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu, một số nhân viên đã được đi đào tạo về quản trị rủi ro để có thể giúp công ty phát triển. Đây là bước đầu mà công ty đã có được trong việc quản trị rủi ro trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu.

- Số hợp đồng gặp rủi ro trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu của công ty giảm dần qua từng năm. Theo số liệu báo cáo từ phòng xuất nhập khẩu, trong năm 2018, số hợp đồng nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc gặp rủi ro của công ty chiếm hơn 20%, song đến năm 2019 thì giảm xuống còn 15%. Điều này cho thấy toàn thể nhân viên trong công ty đều đang nỗ lực, cố gắng để có thể hạn chế rủi ro tốt nhất.

3.3.2. Những vấn đề còn tồn tại

- Trong quá trình thanh toán, vẫn tồn tại trường hợp thanh toán chậm, nguyên nhân là do thủ tục hành chính vẫn còn khá ngặt nghèo của công ty dẫn đến công ty phải trả thêm các khoản phí phát sinh không đáng có như phí lưu kho hàng hóa.

- Việc kiểm tra hàng hóa đôi khi vẫn xảy ra tình trạng không được nhân viên phòng Kỹ thuật- Chất lượng kiểm tra luôn mà vài ngày sau mới tiến hành kiểm tra. Việc chậm trễ này có thể là do cả công ty chỉ có một nhân viên trực tiếp phụ trách tiến hành kiểm tra chất lượng của các linh kiện điện tử, thiếu kinh nghiệm và kỹ năng, chưa nhiệt huyết trong công việc.

- Hiện tại công ty chưa có bộ phận riêng biệt nghiên cứu về quản trị rủi ro và cũng chưa có nhân viên phụ trách xử lý, đưa ra các biện pháp kiểm soát rủi ro.

3.3.3. Nguyên nhân của các tồn tại

- Trong khâu thanh toán : Thủ tục hành chính của công ty còn khá rườm rà, giám đốc là người được quyền phê duyệt các hợp đồng thanh toán của công ty, những chứng từ không có chữ ký của giám đốc thì đều không được thanh toán. Do đó vẫn thường phát sinh những vấn đề không đáng có trong khâu thanh toán.

- Trong khâu kiểm tra, giám định hàng hóa: do nguồn nhân lực còn hạn chế, nên công ty chưa thể kiểm tra hàng hóa ngay từ khi nhập về. Mặt hàng mà công ty nhập khẩu là linh kiện điện tử, nên khi kiểm tra hàng thì nhân viên chỉ có thể kiểm tra số lượng, bề mặt bên ngoài của linh kiện chứ không kiểm tra trực tiếp được.

CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU LINH KIỆN ĐIỆN TỬ TỪ TRUNG QUỐC

CỦA CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ EPI VIỆT NAM

4.1. Định hướng phát triển quản trị rủi ro trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu linh kiện điện tử từ Trung Quốc của Công ty TNHH Công nghệ EPI nhập khẩu linh kiện điện tử từ Trung Quốc của Công ty TNHH Công nghệ EPI

4.1.1. Định hướng chiến lược kinh doanh của công ty đến 2025

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, công ty cần cố gắng thực hiện tốt các

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu mặt hàng linh kiện điện tử từ thị trường Trung Quốc của công ty TNHH Công nghệ EPI Việt Nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w