Trong quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường mà trực tiếp và sâu xa nhất là sự phát triển của lực lượng sản xuất với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ là cho các quyền gắn với phạm trù sở hữu đã có sự biến đổi đáng kể. Trong thời kì chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh thì quyền sở hữu được xác lập và thống nhất. Tuy, với sư xuất hiện của tư bản cho vay đã là cho quyền sở hữu và quyền sử dụng tách rời nhau. Khi lực lượng sản xuất được xã hội hóa (thời kì kinh tế thị trường) thì 2 quyền trên tách rời giữa các chủ thể. Vd: trong Cty côt phần quyền sở hữu thuộc về các cổ đông, quyền điều hành chung thuộc về HĐQT, còn quyền quản lý trực tiếp thuộc về tổng Giám đốc. Trong đó quyền sở hữu đóng vai trò quyết định.
Vì thế, tùy theo điều kiện lịch sử cụ thể mà quyền sử dụng và QSH tách rời nhau.
Ý nghĩa:
Theo tuyên ngôn của ĐCS Tư tưởng về sở hữu là một cơ sở cho việc giải quyết vấn đề sở hữu trong quá trình xây dựng xã hội mới. Việc giải quyết nó như thế nào còn tùy thuộc vào nhận thức của mỗi Đảng Cộng sản và điều kiện cụ thể của từng nước. Đối với Việt Nam thời kỳ trước đổi mới, do chưa nắm vững và vận dụng chưa đúng quy luật QHSX phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX, nên “vấn đề sở hữu” được giải quyết theo cách xoá bỏ các thành phần kinh tế “phi XHCN” và các cơ sở sản sinh ra nó là chế độ sở hữu tư nhân, sở hữu TBCN. Để nhanh chóng đạt được mục tiêu xây dựng thành công CNXH “thuần nhất” về sở hữu - một chế độ sở hữu XHCN với hai hình thức sở hữu: toàn dân và tập thể. Vì vậy, nền kinh tế thời kỳ này gặp nhiều khó khăn.
Đại hội VI (1986) của Đảng cho thấy, Đảng và Nhà nước ta đã có sự đổi mới tư duy trên tất cả các lĩnh vực (trong đó có vấn đề sở hữu), đặt nền tảng và thúc đẩy sự hình thành phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam; nhận thức về vấn đề sở hữu và các thành phần kinh tế đã có sự đổi mới.
Một là, nhận thức lại quy luật về sự phù hợp giữa QHSX với tính chất và trình độ của LLSX.
Hai là, về đối tượng sở hữu. Sở hữu là một quan hệ kinh tế, luôn ở trạng thái vận động, phát triển và tái tạo trong tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội. Trong quá trình đó, đối tượng của sở hữu cũng biến đổi cho thích hợp. Lịch sử cho thấy, đối tượng chủ yếu của sở hữu đã từng chuyển dịch qua nhiều loại hình: vật tự nhiên quý hiếm, đất đai, tiền vốn, tư liệu sản xuất hiện đại… Ngày nay, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, kinh tế tri thức bắt đầu hình thành và phát triển ở nhiều nước, nên đối tượng sở hữu đã xuất hiện thêm yếu tố mới là tri thức. Những tri thức đó có chủ sở hữu, chủ quản lý kinh doanh, được nhà nước bảo hộ.
Ba là, nhận thức và thực hiện sự tách biệt tương đối giữa quyền sở hữu và quyền kinh
doanh. Nhận thức được vấn đề tách biệt tương đối giữa quyền sở hữu và quyền kinh doanh có
ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn: mở ra hướng mới để cải cách cơ chế quản lý kinh tế doanh nghiệp nhà nước, nhằm tăng cường vai trò tự chủ của các doanh nghiệp; mở ra cơ sở lý luận mới về phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN.Đây là hướng cơ bản, lâu dài để xử lý quan hệ ruộng đất ở nước ta, phát triển nền nông nghiệp hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN.
Bốn là, thừa nhận trên thực tế, trong thời kỳ quá độ lên CNXH, trong nền kinh tế thị
các hình thức sở hữu là một quá trình lịch sử - tự nhiên và việc xoá bỏ chế độ tư hữu (tư hữu nhỏ và tư hữu TBCN) là một quá trình lâu dài, vì xoá bỏ chế độ tư hữu không phải là “mục đích tự thân”, mà là tạo điều kiện để phát triển LLSX xã hội, trên cơ sở ấy mà xoá bỏ sự phân chia giai cấp trong xã hội.
Ở nước ta, sự đa dạng các hình thức sở hữu được xác lập bằng Hiến pháp, pháp luật và đang phát triển rất phong phú trong thực tiễn cuộc sống.
Đối với sở hữu công hữu XHCN và kinh tế nhà nước, chúng ta đã dần xác định rõ tính pháp lý của sở hữu để có chủ sở hữu cụ thể; khắc phục tình trạng vô chủ, nhằm phát huy các nguồn lực cho phát triển (nhất là đất đai, tài sản của doanh nghiệp nhà nước, bất động sản gắn liền với đất đai). Xác định kinh tế nhà nước (theo nghĩa rộng, gồm nhiều nguồn lực của Nhà nước) giữ vai trò chủ đạo, trong đó doanh nghiệp nhà nước là lực lượng nòng cốt, mở đường, dẫn dắt, hỗ trợ các thành phần kinh tế khác cùng phát triển (chủ trương doanh nghiệp nhà nước không phải chiếm tỷ trọng lớn trong mọi ngành, lĩnh vực của nền kinh tế). Doanh nghiệp nhà nước được sắp xếp, cơ cấu lại theo hướng tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, phù hợp với quá trình cạnh tranh và hội nhập. Chủ trương hạn chế, kiểm soát và xoá bỏ độc quyền kinh doanh; xoá bỏ mọi hình thức bao cấp đối với doanh nghiệp nhà nước. Thực hiện quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, chuyển mạnh sang thực hiện chế độ công ty dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công tư trách nhiệm hữu hạn một thành viên là Nhà nước. Củng cố các tổng công ty lớn, chuyển sang thực hiện theo mô hình “công ty mẹ - công ty con”, xây dựng một số tập đoàn kinh tế mạnh do các tổng công ty nhà nước làm nòng cốt, có sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước.
Đối với sở hữu hỗn hợp, thực tiễn khẳng định vai trò ngày càng tăng của hình thức sở hữu này. Đặc biệt đối với sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân, Đảng và Nhà nước ta thừa nhận và bảo vệ quyền sở hữu tư nhân đối với các nhân tố sản xuất (vốn, tư liệu sản xuất, sức lao động, quyền sử dụng đất đai…); thừa nhận các quyền về giao dịch, chuyển giao và quyền tự do kinh doanh.
Thấm nhuần vấn đề sở hữu trong Tuyên Ngôn của ĐCS, ở nước ta hiện nay đang thực hiện tinh thần “tước bỏ quyền dùng sự chiếm hữu để nô dịch lao động của người khác”. Đây là quá trình lâu dài, đòi hỏi có những bước đi phù hợp, nhằm tạo ra những nhân tố bên trong, sự phát triển nội tại của LLSX để xây dựng QHSX mới, tiến bộ, thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Câu 7. Cơ sở lý luận và thực tiễn của nền kinh tế tồn tại nhiều thành phần kinh tế trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (GTM-188)? Vị trí vai trò của các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay? (GTM-193)?
Câu 8. Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay? Cần phải làm gì để thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa?
Câu 33. Hiểu thế nào về quan điểm:” Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa? Làm gì để kinh tế nhà nước thực sự giữ vai trò chủ đạo?
Bài 3:
LÝ LUẬN CỦA LÊ - NIN VỀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC VÀNHỮNG BIỂU HIỆN MỚI TRONG THỜI ĐẠI HIỆN NAY NHỮNG BIỂU HIỆN MỚI TRONG THỜI ĐẠI HIỆN NAY
Câu 31. Địa vị lịch sử và xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước? Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự kế tục của chủ nghĩa tư bản độc quyền tư nhân, có có 5 đặc trưng cở bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền là GTC-323, sau đó ghi
thêm bản chất trang 333, ghi địa vị lịch sử của chủ nghĩa ĐQ trang 343, xu hướng vận động ghi 2 xu thế trang 382,383.
Câu 17. Phân tích quan điểm: “Hiện nay tư bản chủ nghĩa vẫn còn tiềm năng phát triển, nhưng bản chất của nó không thay đổi, chủ nghĩa tư bản ngày nay vẫn là chế độc bóc lột, áp bức, bất công ĐH XI -68? Ý nghĩa rút ra?
Các nhà kinh điển C.Mác và Ph.Ăngghen khi phân tích về CNTB đã chỉ ra: từ khi mới ra đời, CNTB đã cho thấy tính ưu việt của nó. Đó là một bước tiến vĩ đại về phía trước trên con đường phát triển của xã hội loài người. Nó giải phóng lực lượng sản xuất khỏi “gông xiềng” trói buộc của quan hệ sản xuất cũ, tạo ra khả năng to lớn để phát triển nền sản xuất xã hội. Nó mở đường thúc đẩy sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đưa con người tiến tới những thành tựu vĩ đại mà toàn bộ sự phát triển của lịch sử loài người hàng nghìn năm trước đó chưa bao giờ có. C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa (TBCN) đóng vai trò công cụ lịch sử làm cho tiến trình văn minh công nghiệp thay thế văn minh nông nghiệp, đã có tác dụng tiến bộ to lớn. Nhưng CNTB không phải là hình thái xã hội vĩnh hằng, khi nó thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất và xã hội hóa sẽ bị hình thái xã hội thích ứng với yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất mới thay thế.
Sự phát triển của đại công nghiệp, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất xã hội hóa cao với quan hệ sản xuất TBCN sẽ phát triển nhanh chóng, tuy nhiên không thể biết được lực lượng sản xuất phát triển đến trình độ nào, với công nghệ gì thì sẽ chín muồi để xóa bỏ phương thức sản xuất TBCN. Tuy vậy, với bản chất của CNTB là bóc lột giá trị thặng dư, theo đuổi lợi nhuận cao là tác nhân kinh tế chủ yếu dẫn đến sự khẳng định và phủ định chính CNTB. Chủ nghĩa tư bản làm cho lực lượng sản xuất phát triển cao chưa từng thấy trong lịch sử, song quá trình đó không tránh khỏi những khuyết tật như khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp, lạm phát… Sự phát triển của các mâu thuẫn đối kháng trong xã hội là tất yếu và đây là tiền đề cho một cuộc cách mạng mới ra đời.
Kế thừa và phát triển tư tưởng của C.Mác - Ph.Ăngghen, nghiên cứu CNTB từ giai đoạn cạnh tranh tự do chuyển sang giai đoạn độc quyền, V.I. Lênin đã chỉ ra bản chất kinh tế, chính trị của CNTB độc quyền. Trên cơ sở đó, Lênin khẳng định sự phát triển của CNTB độc quyền tất yếu sẽ dẫn đến sự hình thành CNTB độc quyền nhà nước. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự dung hợp, kết hợp sức mạnh của các tổ chức độc quyền với sức mạnh của nhà nước tư sản thành một thiết chế, thể chế thống nhất.
Theo cách nói của Lênin, hiện nay trong chủ nghĩa tư bản khuynh hướng “phát triển vô cùng nhanh” nổi trội hơn so với khuynh hướng ngừng trệ, thối nát vốn có của nó. Lênin cũng chỉ ra, CNTB độc quyền nhà nước vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển, song đó là sự phát triển trong khuôn khổ CNTB và tiềm năng phát triển đó không phải là vô hạn (1). Càng phát triển, mâu thuẫn càn sâu sắc phức tạp. Như vậy, bản thân các nhà kinh điển cũng đã thấy được khả năng phát triển của chủ nghĩa tư bản trong một thời gian nhất định.
Trải qua quá trình phát triển, CNTB ngày nay đã có những bước phát triển mới và tạo dựng được một cơ chế tự điều chỉnh bao gồm các yếu tố như: cạnh tranh, độc quyền, sự can thiệp của nhà nước và hoạt động của các tổ chức cộng đồng dân cư phi chính phủ. Cơ chế này tác động đến mọi lĩnh vực hoạt động xã hội, văn hóa, đạo đức, lối sống, phương thức ứng xử của con người ở mọi cấp độ, nhờ đó CNTB hiện đại có khả năng thích ứng linh hoạt với những diễn biến phức tạp của tình hình trong nước tư bản cũng như trên thế giới (2). Bên cạnh đó, sự phát triển về lý thuyết kinh tế cộng với sự phát triển về khoa học kỹ thuật đã cho phép CNTB hiện đại tận dụng triệt để và áp dụng vào sản xuất, phân phối sản phẩm; vào quản lý, điều tiết nền kinh tế những tiềm năng mà cuộc cách mạng khoa học đã và sẽ tạo ra còn chưa khai phá hết. Đây là nhân tố quan trọng đảm bảo thành công cho việc tiếp tục tái cấu trúc lại nền kinh tế. Hơn nữa, phương thức sản xuất TBCN trở nên năng động hơn với sự kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa nhà nước và thị trường, cơ cấu kinh tế có sự biến đổi lớn kéo theo sự biến đổi về cơ cấu lao động, lao động trí óc, lao động trong các ngành dịch vụ ngày càng tăng.
Việc tổ chức trong các đơn vị sản xuất có sự thay đổi mạnh mẽ, quan hệ giữa chủ và thợ cũng có những thay đổi nhất định căn cứ vào quyền làm chủ tri thức và kỹ năng lao động của người làm thuê. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa chủ và thợ ít nhiều tạo nên một sự “bình đẳng” nào đó, mâu thuẫn trong nhiều trường hợp có phần dịu đi. Người lao động có thể trở thành những cổ đông, tham gia vào một số khâu trong quản lý xí nghiệp, công ty và có những quyền nhất định trong sản xuất, quản trị kinh doanh và phân phối.
Bước sang những năm đầu của thế kỷ XXI, CNTB đã nổi lên những hiện tượng mới. Phương thức sản xuất này vẫn còn sức sống nhất định, mâu thuẫn nội tại của CNTB hiện không quyết liệt đến mức dẫn tới tình thế cách mạng. Bên cạnh đó, chúng ta “chưa đánh giá hết khả năng co giãn của cơ cấu kinh tế TBCN, cũng như tính linh hoạt của những người kinh doanh tư bản biết di động, tiến thoái, đồng thời vẫn còn giữ được vị trí của họ”(3).
Thấy được những sự biến đổi mới của CNTB, Đảng ta đã nhận định “Hiện tại, CNTB còn tiềm năng phát triển”. Vậy, phải chăng những biến đổi mới, những biểu hiện mới của CNTB đồng nghĩa với việc quay trở lại thời kỳ quan hệ sản xuất TBCN vẫn đang phù hợp với lực lượng sản xuất hiện đại? Câu hỏi này liên quan đến một vấn đề lý luận khá phức tạp: mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất dưới chế độ TBCN mang tính đặc thù, khác với mâu thuẫn này trong các phương thức sản xuất trước CNTB.
C.Mác và Ph.Ăngghen đã viết trong Tuyên ngôn Đảng cộng sản: “Giai cấp tư sản không thể tồn tại, nếu không luôn luôn cách mạng hóa công cụ sản xuất, do đó cách mạng hóa những quan hệ sản xuất. Thực tế đã chứng tỏ CNTB vẫn có khả năng tiếp tục tồn tại và phát triển trên nền tảng của lực lượng sản xuất “hậu công nghiệp”.
Tuy nhiên, cho dù có điều chỉnh, có khoác trên mình những “tấm áo choàng lộng lẫy” như thế nào đi nữa thì bản chất của CNTB vẫn không hề thay đổi, đúng như nhận định của Đảng ta “về bản chất vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công”. Sự áp bức, bất công đó thông qua sự thống trị của CNTB độc quyền và CNTB độc quyền nhà nước. Sự thống trị đó không chỉ đóng khung trong từng quốc gia, dân tộc mà đã được quốc tế hóa. Sự áp bức, bóc