Phân độ khó thở thanh quản

Một phần của tài liệu tìm hiểu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng viêm thanh quản cấp ở trẻ em tại khoa nhi bệnh viện trung ương huế (Trang 31 - 32)

Việc phân độ khó thở thanh quản dựa vào các triệu chứng khàn tiếng, thở rít, tần số thở nhanh, dấu rút lõm lồng ngực, dấu thần kinh.

Trong nghiên cứu này các bệnh nhi vào viện chủ yếu với khó thở thanh quản độ I, chiếm 62,88% vì hầu hết bệnh nhân vào viện với tỉnh táo, chỉ có

khàn tiếng, thở rít khi khóc. Khó thở thanh quản độ IIA chiếm 25,71% tương ứng với bệnh nhân có thở rít khi nằm yên. Khó thở thanh quản độ IIB chiếm 8,57% tương ứng với bệnh nhân có các triệu chứng của độ IIA kèm khó thở, thở nhanh, rút lõm lồng ngực. Khó thở thanh quản độ III chỉ có một trường hợp, chiếm 2,85% khi có triệu chứng của độ IIB kèm vật vã, kích thích hoặc tím tái. Nghiên cứu này của chúng tôi cũng phù hợp với các tác giả khác là phần lớn viêm thanh quản cấp ở thể nhẹ và vừa.

Tuy nhiên, có tới 80% bệnh nhân có tần số thở nhanh nhưng chỉ có hơn 11% bệnh nhi khó thở thanh quản độ IIB và độ III, như vậy trong khó thở thanh quản độ I và độ IIA cũng đã có tần số thở tăng, co rút nhẹ mà trong phân độ của Bạch Văn Cam không đề cập tới [3].

4.2.1.6. Tiếng thở rít

100% bệnh nhân vào viện đều có tiếng thở rít vì triệu chứng này thuộc tiêu chuẩn chọn bệnh khi nghiên cứu.

Thời gian trung bình tiếng thở rít biến mất là 1,41 ± 0,70 ngày. Như vậy thở rít là triệu chứng giảm sớm nhất so với tần số thở nhanh, khàn tiếng, ho và dấu hiệu gắng sức. Điều này có được là nhờ vào tác dụng làm giảm viêm và phù nề của khí dung Epinephrin. Do đó trên lâm sàng nếu tiếng thở rít kéo dài chúng ta phải hướng tới chẩn đoán khác như dị tật bẩm sinh hay dị vật.

Một phần của tài liệu tìm hiểu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng viêm thanh quản cấp ở trẻ em tại khoa nhi bệnh viện trung ương huế (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w