Phương pháp xử lý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mức độ tồn dư thuốc BVTV clo hữu cơ ở một số kho chứa (Trang 26 - 31)

Phương pháp xử lý

Công nghệ hóa học xử lý và cách ly triệt để tại chỗ kết hợp xử lý bằng công nghệ sinh học và thực vật học tái tạo sinh thái khu vực ô nhiễm được lựa chọn trong để xử lý thuốc DDT và 666 chôn lấp tại xóm Mới, xã Phúc Trìu, Thái N guyên.

Phương pháp trồng cây, vi sinh này dễ thực hiện, rẻ tiền nhưng thời gian xử lý rất dài, khó kiểm soát chất lượng và thời gian xử lý.

Trong điều kiện khu vực Phúc Trìu (cụ thể là Xóm Chợ, xã Phúc Trìu thành phố Thái N guyên) có mặt bằng rộng, dân số không quá đông, hơn nữa để giảm chi phí vận chuyển, chi phí xây dựng công trình xử lý tốt nhất là dùng phương án cách ly triệt để, kết hợp sử dụng vi sinh, hoá chất, trồng thực vật để xử lý.

Phương án được chọn là Phương án xử lý “tổng hợp”, cách ly khối lượng đất nhiễm DDT và 666 chôn lấp tại Xóm Chợ, xã Phúc Trìu thành phố Thái N guyên.

Phương án bóc đất mặt, thu gom thuốc BVTV chôn lấp

Phương án bóc đất và thu gom thuốc phải được tiến hành bằng cơ giới. Tốc độ thi công càng nhanh càng tốt, tránh hơi thuốc ô nhiễm dân cư xung quang hố thuốc. Kinh nghiệm cho thấy phải thuê máy gầu xúc dung tích khoảng 0,5 m3/gầu. Máy xúc này có buồng lái tương đối khít, cách ly với không khí bên ngoài và như vậy công nhân lái máy ít phải chịu rủi ro do hít phải hơi thuốc.

Thuốc và đất ô nhiễm được bóc và thu gom gọn từng phần, tức là xúc đến đâu, dọn sạch hết đến đấy. Độ sâu lớp đất cần xúc sạch lấy từ kết quả khoan điều tra. Kỹ thuật thi công sẽ do một chuyên gia hướng dẫn cụ thể ngay tại công trường. Vấn đề là không được vội vàng làm rây bNn ra khu vực xung quanh.

Thuốc và đất ô nhiễm tương đương thuốc được đổ vào bể và xử lý ngay trong bể bằng cách rải và trộn đều hóa chất là bột nhẹ để thay đổi pH, rồi dùng kiềm để hạ mức chlor của DDT và 666, than hoạt tính hấp phụ các loại khí thải (CO2, Cl2 v.v…).

Xử lý thuốc và đất ô nhiễm tương đương thuốc Bước 1.

Đáy các bể được lót một lớp đất sét “sạch thuốc” dày 30 cm, lấy ngay tại chân công trình. Đất này được gầu xúc bới và cho vào bể. Đội ngũ công nhân được trang bị bảo hộ lao động là ủng cao su, kính, găng tay, khNu trang đặc biệt dùng xẻng-cuốc san gạt cho phẳng lớp đất này.

Bước 2.

Dải đều trên lớp đất “sạch” này một lớp mỏng vôi bột dạng bột nhẹ, rồi một lớp mỏng chế phNm vi sinh yếm khí và than hoạt tính.

Bước 3.

Dùng gầu xúc đưa thuốc và đất ô nhiễm vào bể với khối lượng sao cho lớp thuốc và đất này không dày hơn 20 cm. Công nhân lại san gạt cho phẳng lớp thuốc này.

Bước 4.

Theo thứ tự rắc kiềm hạt hoặc vảy (N aOH), rồi chế phNm vi sinh yếm khí và cuối cùng là than hoạt tính đều khắp lớp thuốc. Công việc được tiến hành khNn trương và các thao tác phải chính xác; Công nhân phải được bảo vệ tránh bị bỏng (tay, chân và mắt) do kiềm.

Sau các bước từ 2 đến 4 ở độ sâu sâu hơn 0,5 m trong bể thì công nhân phải dùng thang để trèo ra ngoài, giải phóng bể để gầu xúc xúc tiếp lớp tiếp theo cũng với khối lượng đủ dầy 20 cm. Các bước xử lý cùng hóa chất (bước 2-4) được tiến hành tương tự cho đến khi cách mép bể 30 cm thì dừng lại để gầu xúc phủ một lớp đất “sạch thuốc” lên trên cùng.

Phục hồi sinh thái khu vực đã nạo vét thuốc chôn lấp

Hố chôn thuốc được bồi hoàn bằng đất “sạch” lấy từ đất đào hố móng bể chứa và toàn bộ khu vực sẽ được san gạt bằng phẳng. Rải thêm mùn là rơm rạ hoặc lá cây, bổi. Rắc chế phNm vi sinh cùng bột nhẹ tạo môi trường cho vi sinh hoạt động. Bước đầu trồng một số loại cây phát triển nhanh, sinh khối lớn là keo tai tượng, dưới tán là cỏ vetiver xung quanh và trên mặt ruộng, nhưng không dùng làm thức ăn cho trâu, bò. Ba năm đầu, khi cỏ tốt thì cắt và vùi cỏ xuống đất bổ sung mùn cho đất. Sau mỗi vụ lúa, lấy rơm phủ lên trên cho phân hủy. Chương trình quan trắc sẽ đánh giá quá trình ổn định sinh thái của khu vực.

Công nghệ xử lý vùng đất ô nhiễm hóa chất BVTV

N hững diện tích đất chỉ có tồn dư sẽ được xử lý tại chỗ mà không vận chuyển vào bể cách ly.

Vùng đất bị ô nhiễm nếu có địa hình bằng phẳng thì cần bổ sung bột nhẹ, chế phNm vi sinh, đắp bờ xung quanh tránh nước tràn rồi trồng cỏ vetiver và keo tai tượng có sinh khối phát triển nhanh. Khi cỏ tốt thì cắt và phủ đều trên mặt ruộng để bổ sung hữu cơ cho đất.

N ếu khu đất ô nhiễm có địa hình dốc thì phải phân ô, tạo ruộng bậc thang rồi tiến hành như khu ruộng bằng phẳng.

Quan trắc môi trường trong quá trình thi công

Thực tế cho thấy, bằng trực quan cũng có thể phát hiện là thuốc đã được nạo vét hết chưa. Các chuyên gia sẽ thường xuyên kiểm tra màu sắc của đất và qua mùi phát ra từ đất (không cần phải đưa ngang vào mũi!) để nhận biết mức độ sạch của nó. Khi quá trình xử lý được tiến hành gần xong, các chuyên gia sẽ tiến hành lấy mẫu phân tích tại vị trí tâm của hố chôn thuốc ở độ sâu 2,5 m và 3 m để xác định mức độ sạch của đất để quyết định xem có cần đào sâu nữa không.

Quan trắc môi trường sau xử lý

Sau khi xử lý, thiết lập chương trình quan trắc định kỳ đối với các môi trường khu vực xung quanh (chủ yếu là lấy mẫu nước ngầm) sẽ được thực hiện.

Đối với mẫu nước: Sẽ tiến hành lấy mẫu nước ngầm tại giếng của các nhà dân gần khu xử lý nhất dự kiến khoảng 4 mẫu nước ngầm/năm, chương trình lấy mẫu được tiến hành 1 – 2 đợt/năm và tiến hành trong 3 năm.

Các chỉ tiêu quan trắc bao gồm các sản phNm phân hủy của DDT (sáu chất chính), 666 (3 đồng phân: alpha, beta và gamma).

KẾT LUẬ VÀ KIẾ GHN

Kết luận: Qua kết quả nghiên cứu nhận được có thể đưa ra một số kết luận như sau:

1. Hóa chất BVTV góp phần không nhỏ đảm bảo nguồn lương thực cho loài người trên thế giới. Tuy nhiên với đặc tính tồn lưu lâu dài trong môi trường, tính độc hại cao và nhất là khả năng lưu chuyển qua chuỗi thức ăn, qua sữa mẹ của các hoá chất bảo vệ thực vật, sự ô nhiễm bởi loại hoá chất này trở thành một vấn đề đang thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của các tổ chức bảo vệ môi trường, các nhà khoa học về sinh thái và sức khoẻ con người.

2. Kết quả phân tích mẫu đất và nước các khu vực nghiên cứu ô nhiễm hoá chất BVTV trên địa bàn tỉnh Thái N guyên đều có dư lượng hoạt chất DDT, DDE và Lindan rất cao, vượt ngưỡng quy chuNn hiện hành về dư lượng hóa chất BVTV trong đất và nước rất nhiều lần.

3. Khu vực xã Phúc Trìu, thành phố Thái N guyên, tỉnh Thái N guyên là khu vực ô nhiễm hoá chất BVTV mang tính tiêu biểu, công nghệ hóa học xử lý và cách ly triệt để tại chỗ kết hợp xử lý bằng công nghệ sinh học và thực vật học tái tạo sinh thái khu vực ô nhiễm được lựa chọn để xử lý tồn lưu hóa chất BVTV tại khu vực này.

Kiến nghị:

-N âng cao nhận thức của nhân dân, của chính quyền các cấp về kiểm soát ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật.

- Tổ chức các lớp tập huấn cho người dân về cách nhận biết khu vực ô nhiễm, các phương pháp phòng tránh phơi nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật, các biện pháp sơ cứu tự bảo vệ bản thân khi nhiễm hoá chất BVTV.

- Khoanh vùng ô nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật, cách ly người dân khỏi các khu vực ô nhiễm: Di dời các hộ gia đình khỏi khu vực ô nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật. Di dời các trường học nằm trên các kho hoá chất bảo vệ thực vật trước đây. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên các diện tích canh tác bị ô nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật.

- Ứng dụng các công nghệ, các nghiên cứu về xử lý ô nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật cho các điểm ô nhiễm trên địa bàn Thái N guyên: Lập dự án xử lý các điểm ô nhiễm. Ưu tiên các điểm xử lý tiếp theo có mức độ ô nhiễm nặng như khu vực xã xóm N a Long, xã Hóa Trung, huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái N guyên.

- Kiểm soát hoá chất bảo vệ thực vật trên thị trường: Tăng cường thanh kiểm tra hoạt động kinh doanh hoá chất bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh. Kiên quyết ngăn chặn hoá chất nhập lậu, thu hồi và thiêu huỷ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Phạm Văn Biên, Bùi Cách Tuyến, N guyễn Mạnh Chinh (2005), Cam nang thuốc BVTV, N XB N ông N ghiệp, TP. Hồ Chí Minh.

2. ThS N guyễn Hòa Bình, ThS Hồ Trung Kiên – Tổng cục Môi trường (2011), “Triển khai thực hiện Kế hoạch xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên phạm vi cả nước giai đoạn 2010 - 2015”, Tạp chí Môi trường, (5), 17-18.

3. TS, Phạm N gọc Cảnh – Viện Hóa học, Môi trường quân sự Bộ Quốc Phòng (2011), “Kinh nghiệm khắc phục hậu quả chất độc tồn lưu và xử lý thuốc bảo vệ thực vật của Bộ Quốc Phòng”, Tạp chí Môi trường, (5), 36-37.

4. Đỗ Thị Chiến (2005), Báo cáo điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp việc quản lý, sử dụng thuốc Bảo vệ Thực vật của nông dân trong sản xuất nông nghiệp, Trung tâm Môi trường nông thôn, Hà N ội.

5. Lê Văn Chiến, Mai Văn Chung, Phan Xuân Thiệu (2005), “Dư lượng thuốc Bảo vệ Thực vật và Kim loại nặng trong một số loại rau trên địa bàn tỉnh N ghệ An”, Tuyển tập công trình khoa học hội nghị khoa học phân tích hóa, lý và sinh học Việt Nam lần thứ hai, Hà N ội, tr. 344-347.

6. N guyễn Mạnh Chinh, Mai Văn Quyền, N guyễn Đặng N ghĩa (2005), Thuốc Bảo vệ Thực vật, N XB N ông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh.

7. Vương Trường Giang, Bùi Sỹ Doanh – Bộ N ông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011), “Tình hình nhập khNu và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ơ Việt N am”, Tạp chí Môi trường, (5), 19- 22.

8. Trần Khắc Hiệp và các tác giả (2003), “Một số vấn đề về ảnh hưởng của đô thị hóa đến nông nghiệp và môi trường vùng ven đô TP. Hà N ội”, Hội thảo khoa học môi trường nông thôn Việt Nam, Đồ Sơn 1/2003, tr. 54-63.

9. N guyễn Văn Hoè (2005), Báo cáo chuyên đề “Một số nghiên cứu về biện pháp giảm thiểu rủi ro do thuốc BVTV với người sử dụng và môi trường sinh thái. Viện BVTV.

10.Lê Văn Khoa, N guyễn Đức Lương, N guyễn Thế Truyền (2001), Nông nghiệp và môi trường, N XB Giáo dục, Hà N ội.

11.Thế N ghĩa (2000), Nông nghiệp sinh thái, N XB N ông nghiệp, Hà N ội.

12.Phùng Vân, “N âng cao năng lực kiểm soát xuất nhập khNu các vật liệu chứa PCB/POP” (2011), Tạp chí Môi trường, (4), 14.

13.Sở Tài nguyên và Môi trường Thái N guyên (2009), Điều tra đánh giá tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu vực tồn lưu hoá chất bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;

15.Sở Tài nguyên và Môi trường Thái N guyên (2006), Báo cáo sơ bộ khoanh vùng các khu ô nhiễm do hoá chất BVTV ở Núi Căng xã Điềm Thuỵ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

16.ThS. Hoàng Thành Vĩnh – Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường, ThS Đinh Sỹ Khánh Vinh – Chi cục Bảo vệ môi trường N ghệ An (2011), “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hóa chất bảo vệ thực vật POP tồn lưu tại Việt N am”, Tạp chí Môi trường, (5), 31- 32;

17.Ủy ban N hân dân tỉnh Thái N guyên, (2009), Kết quả sơ bộ tổng điều tra dân số và nhà ở 01/4/2009 tỉnh Thái Nguyên.

Tiếng Anh

18. B. Yaron, R. Calvet, R. Prost (1996), Soil Pollution - Processes and Dynamics, Springer, Verlag Berlin Heidelberg.

19.EPA - Method and Guidance for analysis of water (1989), Determination of chlorine pesticide in water by Gas chromatography with an Electron Capture Detection Revision 3.0.

20.EJF (2003), What is your poison? Health threats posed by Pesticides in developing countries, Environmental Justice Foundation, Lon don, UK.

21.George Ekstrom (2000), Pesticide reduction in developing countries, Kemi, Sweden.

22.Ha N oi agricultural university and HAU - JICA ERCB project office (1999), Workshop on soil and water issues in sustainable agricutural development, Ha N oi.

23.OECD/FAO (1999), Orkshop on IPM and Pesticides risk reduction, OECD series on Pesticides N umber 8, EN V/JM/Mono, Paris.

24.W. Salomons, W. M Stigliani (1995), Biogeo dynamics of pollutant in soil and sediment, Springer, Verlag Berlin Heidelberg.

25.Shahamat U. Khan (1980), Pesticides in the soil environment, Elsevier scientific publishing company.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mức độ tồn dư thuốc BVTV clo hữu cơ ở một số kho chứa (Trang 26 - 31)