Thực trạng thực hiện các cơ sở pháp lý

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình xây dựng các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách tỉnh tại tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 45)

7. Tóm tắt phần mở đầu

2.2.Thực trạng thực hiện các cơ sở pháp lý

Luật xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2014 và có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2015. Luật gồm 10 Chương, 168 Điều quy định về các hoạt động xây dựng như: quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng, khảo sát và thiết kế, cấp phép, xây dựng, quản lý chi phí và hợp đồng xây dựng, điều kiện năng lực tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động xây dựng, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động xây dựng. Trong đó, tại Mục 2 Chương VI có các điều quy định cụ thể về thi công xây dựng công trình:

- Điều 111. Yêu cầu đối với thi công xây dựng công trình;

- Điều 112. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc thi công xây dựng công trình;

- Điều 113. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng;

- Điều 114. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế trong việc thi công xây dựng;

- Điều 115. An toàn trong thi công xây dựng công trình;

- Điều 116. Bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình; - Điều 119. Sự cố công trình xây dựng;

2.2.2. Nghị định chính phủ

Nhằm phù hợp với Luật Xây dựng mới ban hành năm 2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2015, thay thế Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 và Nghị định số 114/2010/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ; đến năm 2021 Chính phủ ban hành Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng; về bảo trì công trình xây dựng và giải quyết sự cố công trình xây dựng và được áp dụng với người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công trình, nhà thầu trong nước, nhà thầu nước ngoài, các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến công tác quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng. Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 bao gồm 5 Chương, 54 Điều và có các nội dung cơ bản như sau:

- Công trình xây dựng phải được kiểm soát chất lượng từ khâu chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng đến quản lý, sử dụng công trình nhằm đảm bảo an toàn cho người, tài sản, thiết bị, công trình và các công trình lân cận theo quy định;

- Hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào khai thác, sử dụng sau khi được nghiệm thu bảo đảm yêu cầu của thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình, các yêu cầu của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan;

- Nhà thầu khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định, phải có biện pháp tự quản lý chất lượng các công việc xây dựng do mình thực hiện, Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có trách nhiệm quản lý chất lượng công việc do nhà thầu phụ thực hiện;

- Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng công trình phù hợp với hình thức đầu tư, hình thức quản lý dự án, hình thức giao thầu, quy mô và nguồn vốn đầu tư trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình theo quy định. Chủ đầu tư được quyền tự thực hiện các hoạt động xây dựng nếu đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật;

- Cơ quan chuyên môn về xây dựng hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý chất lượng của các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình; thẩm định thiết kế, kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng, tổ chức thực hiện giám định chất lượng công trình xây dựng; kiến nghị và xử lý các vi phạm về chất lượng công trình xây dựng theo quy định của pháp luật;

- Các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng trên chịu trách nhiệm về chất lượng các công việc do mình thực hiện; So với các quy định cũ về quản lý chất lượng công trình xây dựng (Nghị định 209/NĐ-CP ngày 16/12/2014, Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013), Nghị định số 06/2021/NĐ-CP có một số điểm điều chỉnh bổ sung như sau:

- Quản lý thi công xây dựng công trình là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng theo quy định của Nghị định này và pháp luật khác có liên quan để việc thi công xây dựng công trình đảm bảo an toàn, chất lượng, tiến độ, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của thiết kế và mục tiêu đề ra.

- Trong công tác bảo trì ngoài việc tập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình theo quy định của thiết kế trong quá trình khai thác sử dụng, thì việc bổ sung, thay thế hạng mục, thiết bị công trình để việc khai thác sử dụng công trình đảm bảo an toàn là cần thiết.

- Trong việc phân loại và phân cấp công trình xây dựng, so với Nghị định 46 thì có bổ sung thêm loại công trình Theo tính chất kết cấu, công trình được phân thành các loại gồm: nhà kết cấu dạng nhà; cầu, đường, hầm, cảng; trụ, tháp, bể chứa, silô, tường chắn, đê, đập, kè; kết cấu dạng đường ống; các kết cấu khác;

- Về thí nghiệm đối chứng, kiểm định xây dựng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này; Khi công trình hết tuổi thọ thiết kế mà chủ sở hữu công trình có nhu cầu tiếp tục sử dụng; Khi công trình đang khai thác, sử dụng có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn; Kiểm định xây dựng công trình phục vụ công tác bảo trì.

- Phân định trách nhiệm giữa các chủ thể trong quản lý xây dựng công trình: chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về chất lượng và an toàn đối với các công việc do mình thực hiện trước pháp luật, trước chủ đầu tư; các nhà thầu trong liên danh chịu trách nhiệm về chất lượng đối với công việc do mình thực hiện được phân định trong văn bản thỏa thuận liên danh; tổng thầu có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng, giám sát thi công xây dựng đối với phần việc do mình thực hiện và phần việc do nhà thầu phụ thực hiện; Việc nghiệm thu của chủ đầu tư không thay thế, không làm giảm trách nhiệm của nhà thầu tham gia xây dựng công trình đối với phần công việc do nhà thầu thực hiện;

- Về Quản lý công tác khảo sát xây dựng: chủ đầu tư được tự thực hiện hoặc thuê tổ chức, cá nhân có năng lực hành nghề phù hợp với loại hình khảo sát để giám sát khảo sát xây dựng.

- Về quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình: NĐ 06/2021 không quy định về “Quản lý chất lượng thiết kế xây dựng”, đưa sang Nghị định số 15/2021/NĐ- CP.

- Về Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng: Lập và thông báo cho chủ đầu tư và các chủ thể có liên quan về hệ thống quản lý thi công xây dựng của nhà thầu. Hệ thống quản lý thi công xây dựng phải phù hợp với quy mô, tính chất của công trình, trong đó nêu rõ sơ đồ tổ chức và trách nhiệm của từng cá nhân đối với công tác quản lý thi công xây dựng, bao gồm: chỉ huy trưởng công trường hoặc giám đốc dự án của nhà thầu; các cá nhân phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp và thực hiện công tác quản lý chất lượng, an toàn trong thi công xây dựng, quản lý khối lượng, tiến độ thi công xây dựng, quản lý hồ sơ thi công xây dựng công trình. Tổ chức thực hiện kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động đối với phần việc do mình thực hiện. Người thực hiện công tác quản lý an toàn lao động của nhà thầu thi công xây dựng phải được

đào tạo về chuyên ngành an toàn lao động hoặc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng và đáp ứng quy định khác của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

- Nghị định bổ sung thêm một số nội dung về quy trình bảo trì công trình xây dựng.

Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng luôn luôn là yêu cầu cấp thiết và sát sao, xuyên suốt trong quá trình hoạt động Xây dựng. Những Nghị định ban hành riêng biệt và chi tiết về quản lý chất lượng như: Nghị định số 15/2013/NĐ-CP, Nghị định 46/2015/NĐ-CP, Nghị định số 06/2021/NĐ-CP,… cho thấy được vị trí, vai trò và tầm quan trọng trong hoạt động Xây dựng. Đây cũng chính là cơ sở pháp lý để các Chủ sở hữu tham gia hoạt động xây dựng tiến hành công tác quản lý chất lượng dự án xây dựng đạt hiệu quả;

- Nghị định số 37/2015/NĐ-CP được Thủ tướng nước Cộng Hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký ban hành ngày 22 tháng 4 năm 2015 và có hiệu lực ngày 15 tháng 6 năm 2015 thay thế cho Nghị định 48/2010/NĐ-CP và Nghị định 207/2013/NĐ-CP. Nghị định gồm 3 chương, 54 điều quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng. Ngày 01 tháng 4 năm 2021 ban hành Nghị định số 50/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng.

- Nghị định số 10/2021/NĐ-CP Quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựngđược Thủ tướng nước Cộng Hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký ban hành ngày 09 tháng 02 năm 2021 thay thế cho Nghị định 68/2019/NĐ-CP. Nghị định gồm 9 chương, 46 điều.

- Công tác chọn nhà thầu: Nghị định 63/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, Chủ đầu tư tự chọn các nhà thầu tham gia xây dựng công trình, miễn năng lực của các nhà thầu này đáp ứng theo các quy định. Nhưng theo Nghị định 15 (Điều 8, 21), Chủ đầu tư sẽ chọn các nhà thầu từ bảng danh sách do cơ quan quản lý nhà nước công bố trên trang thông tin điện tử (chủ yếu ở đây là trang thông tin điện tử của Bộ xây dựng và Sở xây dựng địa phương). Điều này đồng nghĩa với việc, các nhà thầu phải đủ năng lực (theo quy định) và năng lực này phải được cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra, xét duyệt.

2.3. Cơ sở đánh giá chất lượng và sự cố công trình tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

2.3.1. Các yếu tố liên quan đến đánh giá chất lượng công trình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chất lượng công trình xây dựng là cốt lõi thương hiệu của ngành xây dựng. Trên thực tế, để xây dựng một công trình có chất lượng là không đơn giản, đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa các chủ thể tham gia đầu tư và xây dựng công trình với trình độ chuyên môn và tính chuyên nghiệp cao. Chất lượng công trình xây dựng không chỉ là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp xây dựng mà còn là đòi hỏi của xã hội. Chính ở khía cạnh này, khi nói đến chất lượng công trình xây dựng, dư luận xã hội thường đề cập đến các vấn đề đã trở thành vấn nạn: tham nhũng, thất thoát và lãng phí trong đầu tư xây dựng - một yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng công trình xây dựng. Những con số thống kê cụ thể về tham nhũng, thất thoát và lãng phí trong đầu tư xây dựng luôn làm nóng lên nghị trường các kỳ họp quốc hội đã nói lên điều đó.

2.3.1.1. Các yếu tố phụ thuộc bên ngoài:

- Chất lượng sản phẩm đầu tiên thể hiện ở đặc trưng về trình độ tạo ra sản phẩm.Tiến bộ khoa học - công nghệ dẫn tới việc chú trọng không ngừng nâng cao chất lượng công trình xây dựng.Tác động của tiến bộ khoa học - công nghệ là không có giới hạn nhờ đó mà chất lượng các công trình luôn đực bảo đảm đáp ứng được những chỉ tiêu về kinh tế - kỹ thuật, thỏa mãn được những nhu cầu của con người ngày càng tốt hơn. Tiến bộ khoa học - công nghệ tạo ra phương tiện điều tra, nghiên cứu kha học, đánh giá tác động ảnh hưởng tới công trình chính xác hơn, xác định đúng nhu cầu và sự thay đổi nhu cầu nhờ trang thiết bị, phương tiện đo lường, dự báo, thí nghiệm, thiết kế, thi công tốt hơn, hiện đại hơn.

- Cơ chế, chính sách quản lý kinh tế của quốc gia: Bất kỳ một doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân nào đều hoạt động trong môi trường kinh doanh nhất định, trong đó môi trường pháp lý với những cơ chế chính sách quản lý kinh tế của nhà nước ban hành có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tạo ra và nâng cao chất lượng sản phẩm. Cơ chế, chính sách quản lý kinh tế tạo ra môi trường thuận lợi cho đầu tư nghiên cứu thiết kế sản phẩm, tạo ra sức ép thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao chất lượng, chủ động sáng tạo trong cải tiến sản phẩm thông qua cơ chế khuyến khích cạnh tranh. Ngoài ra, cơ chế chính sách quản lý kinh tế còn là môi trường lành mạnh, công bằng, đảm bảo

quyền lợi cho các doanh nhiệp sản xuất đầu tư cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm xây dựng.Khi mà cơ chế chính sách không khuyến khích sẽ tạo ra sự trì trệ, giảm động lực nâng cao chất lượng công trình.

- Những yêu cầu về văn hóa xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm và ảnh hưởng gián tiếp thông qua các quy định bắt buộc phải thỏa mãn các nhu cầu phù hợp với truyền thống văn hóa từng vùng miền từng quốc gia. Vì vậy chất lượng sản phẩm xây dựng phụ thuộc chật chẽ vào môi trường văn hóa xã hội của mỗi khu vực, vụng miền, mỗi quốc gia.

- Tình hình thị trường: Đây là nhân tố có ảnh hưởng quan trọng nhất, là tiêu chí đầu tiên tạo ra động lực để hướng tới cho sự phát triển chất lượng công trình xây dựng. Sản phẩm chỉ có thể tồn tại và cạnh tranh được khi nó đáp ứng nhu cầu của thị trường, yêu cầu của khách hàng. Sự phát triển và hoàn thiện của quản lý chất lượng công trình phụ thuộc vào đặc điểm xu thế vận động của nhu cầu thị trường.Nhu cầu càng phong phú đa dạng và thay đổi nhanh chóng thì càng cần nâng cao chất lượng để thích úng kịp thồi với nhu cầu thị trường và yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.

2.3.1.2. Các yếu tố phụ thuộc bên trong:

- Lực lượng lao động: Con người là yếu tố quan trọng trực tiếp quyết định đến chất lượng sản phẩm. Chất lượng công trình phụ thuộc lớn vào trình độ chuyên môn, tay nghề, kinh nghiệm, ý thức trách nghiệm và tinh thần hợp tác đoàn kết giữa các thành viên, bộ phận trong quá trình xây dựng. Lực lượng lao động có tác động sâu sắc đến chất lượng sản phẩm tạo ra. Chất lượng không chỉ đáp ứng nhu cầu cảo khách hàng bên ngoài mà còn đáp ứng nhu cầu của khác hàng trong doanh nghiệp. Phát triển tốt nguồn nhân lực sẽ sẽ tạo tiền đề sự nâng cao công tác quản chất lượng công trình xây dựng.

- Khả năng hoạt động của máy móc, thiết bị, cải tiến công nghệ: Mỗi doanh nghiệp đểu tiến hành hoạt động sản xuất xây dựng trong những điều kiện áp dụng công nghệ. Sự hiện đại của máy móc thiết bị và quy trình công nghệ ảnh hưởng lớn đến chất lượng của sản phẩm, đặc biệt là những doanh nghiệp có dây truyền tự động

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình xây dựng các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách tỉnh tại tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 45)