Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây
4.1.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng chống đổ và sâu bệnh
công thức thí nghiệm không có sự sai khác ở độ tin cậy 95%.
4.1.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng chống đổ và sâu bệnh của cây dong riềng đỏ của cây dong riềng đỏ
Cây dong riềng có đặc tính sinh trưởng phát triển mạnh, khả năng chống đổ và ít sâu bệnh hại. Nghiên cứu thành phần các loài sâu hại phổ biến trên cây dong riềng đỏ cho thấy trên cây chủ yếu có một số loài sâu ăn lá, một số bệnh gặp khi ruộng ngập nước. Theo dõi khả năng chống đổ, mức độ sâu bệnh hại của các công thức có mật độ trồng dong riềng đỏ khác nhau thu được bảng kết quả 4.4.
Về khả năng chống đổ: Khả năng chống đổ là một chỉ tiêu quan trọng. Cây đổ gẫy làm cho quá trình sinh trưởng chậm lại, giảm số cây trên đơn vị diện tích ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng thân lá dong riềng. Cây dong riềng là loài có khả năng chống đổ tốt vì thân cây cứng và ít bị sâu bệnh hại cùng với đó là bộ rễ, củ phát triển mạnh giúp cây đứng vững. Kết quả bảng 4.4 ta thấy các công thức thí nghiệm đều ít đổ (<25%) được đánh giá ở điểm 3.
Về sâu hại: Kết quả theo dõi thí nghiệm cho thấy xuất hiện sâu ăn lá dong riềng ở tất cả các công thức thí nghiệm và thấy vào giai đoạn cây còn
nhỏ (giai đoạn sau trồng 40 - 60 ngày). Tất cả các công thức đều bị sâu ăn lá ở mức độ ít (<25% cây bị sâu ăn) được đánh giá ở điểm 3.
Về bệnh hại: Thông thường thì cây dong riềng đỏ ít bị bệnh hại. Nhưng năm 2017 tất cả các công thức thí nghiệm đều bị bệnh, nặng nhất là bệnh thối thân do vi khuẩn. Tại vùng thí nghiệm do suốt cả tháng 6 năm 2017 mưa cả ngày lẫn đêm, đó chính là nguyên nhân làm cho cây dong riềng bị bệnh nặng.
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng bằng hạt đến khả năng chống đổ và sâu bệnh của cây dong riềng
ĐVT: điểm
Công thức Tính chống đổ Sâu ăn lá Bệnh
Vàng lá Thối thân
1 3 3 3 5
2 3 3 5 7
3 3 3 5 7
4 3 3 5 7