Thực trạng thực thi quyền lực chính trị của nhân dân ở Việt Nam

Một phần của tài liệu CHính trị học Chương 2 quyền lực chính trị (Trang 25 - 26)

Trong văn bản cũng như trong tổ chức, hoạt động của Đảng và Nhà nước, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân mà trước hết là nhân dân lao động luôn là tư tưởng chủ đạo. Thể chế thực thi quyền lực chính trị của nhân dân lao động ở Việt Nam đã định hình ngày một rõ và đang trong quá trình hoàn thiện dần; từ chế định pháp lý, thiết chế tổ chức, cơ chế vận hành đến đội ngũ cán bộ, công chức đều hướng đến chủ quyền tối thượng của nhân dân.

Đại hội lần thứ XI của Đảng khẳng định: “Đảng và Nhà nước tiếp tục đề ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát huy hơn nữa quyền làm chủ, bảo đảm lợi ích của nhân dân, vai trò giám sát của nhân dân đối với hoạt động của các tổ chức

đảng, cơ quan nhà nước, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Công tác dân vận của hệ thống chính trị có nhiều đổi mới cả về nội dung và hình thức. Các cấp ủy đảng, chính quyền lắng nghe, tăng cường đối thoại với các tầng lớp nhân dân, tôn trọng các loại ý kiến khác nhau. Dân chủ trong Đảng, trong các tổ chức và xã hội được mở rộng, nâng cao; quyền làm chủ của nhân dân được phát huy tốt hơn. Việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật được coi trọng” 9.

Trên thực tế, những quyền cơ bản của nhân dân ngày càng được thể hiện và thực hiện tốt hơn. Trình độ làm chủ đời sống chính trị của bản thân, của cộng đồng xã hội sở tại và trình độ làm chủ đời sống chính trị của đất nước ở đại đa số nhân dân đã được nâng lên vượt bậc. Từng người dân đã biết dựa vào pháp luật để thể hiện, thực hiện và bảo vệ lợi ích của mình; người dân đã ý thức ngày càng đầy đủ hơn lợi ích của tập thể, cả cộng đồng dân cư nên hăng hái thực hiện có hiệu quả Quy chế dân chủ cơ sở; công dân đã tích cực tham gia vào quá trình lập hiến và lập pháp, vào việc xây dựng chính quyền các cấp và Nhà nước…

Nhưng, hệ thống quy phạm pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân, của Nhà nước thiếu hoàn chỉnh. Hệ thống tổ chức thực thi quyền lực của nhân dân từ các tổ chức đảng, các cơ quan nhà nước cho đến các đoàn thể nhân dân còn chưa mang tính khoa học cao; các mối quan hệ nội bộ từng tổ chức, cả thiết chế và với các bộ phận nhân dân chưa thật thông thoáng. Một trong những nguyên tắc cơ bản để tất cả quyền lực thuộc về nhân dân lao động là “Dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra” nhưng cơ chế tổ chức thực hiện chưa thật cụ thể và thông suốt, chưa thật sự phát huy cao độ sự kiểm soát quyền lực nhà nước từ nhân dân.

“Quyền làm chủ của nhân dân ở một số nơi, trên một vài lĩnh vực còn bị vi phạm. Việc thực hành dân chủ còn mang tính hình thức; có tình trạng lợi dụng dân

Một phần của tài liệu CHính trị học Chương 2 quyền lực chính trị (Trang 25 - 26)