Nguồn gen cây cao su của Wickham

Một phần của tài liệu Đa dạng di truyền của quần thể cây cao su rondonia (hevea brasiliensis muell arg ) được bảo tồn tại việt nam (Trang 34 - 35)

Những cây cao su đầu tiên đưa vào châu Á có nguồn gốc từ 70 000 hạt giống được Henry Wickham sưu tập tại bang Para (Brazil) ở vùng thượng nguồn sông Amazon (Rio Tapajoz) và được đưa về Vườn thực vật hoàng gia Kew (Anh) và tháng 6 năm 1876 (Wycherley, 1968; Schultes, 1977; Baulkwill, 1989) Trong số 2 700 hạt giống nảy mầm, 1 911 cây được chuyển đến Sri Lankha vào năm 1876, trong đó 90% cây sống; và 100 cây khác cũng được đưa vào Sri Lanka vào tháng 9 năm 1877 Cũng trong thời gian này, Wickham hoặc Cross đã chuyển 22 cây từ Anh đến Singapore vào tháng 6 năm 1877 (Baulkwill, 1989) Từ những cây cao su ban đầu tại Sri Lanka đã phổ biến khắp nơi trên thế giới, nhưng hàng triệu ha cao su ở Đông Nam Á được cho có nguồn gốc từ rất ít những cây trong bộ sưu tập của Wickham (Imle, 1978)

Trên cơ sở nguồn gen ban đầu của Wickham, vào đầu thế kỷ XX nhiều dòng có năng suất cao đã được chọn lọc để đưa vào sản xuất, sử dụng làm bố mẹ cho các chương trình lai tạo đã tạo ra nhiều thế hệ mới tiến bộ hơn Cho đến nay, nguồn gen của Wickham đang đóng vai trò quan trọng cho sản xuất, cải tiến giống và vẫn còn quan trọng trong tương lai (Lại Văn Lâm, 2011) Tuy nhiên, từ đầu thế kỷ XX, các nhà chọn giống đã cho rằng nguồn gen của Wickham có cơ sở di truyền rất hạn hẹp, vì nguồn vật liệu giống ban đầu là rất hạn chế và chỉ thu thập ở một vị trí của Brazil (vùng Boim, bờ Tây sông Tapajos), do đó có thể không thể hiện được đầy đủ về nguồn biến dị di truyền của loài H brasiliensis (Wycherley, 1968; Simmonds, 1989)

Tan (1987) cũng đã chỉ ra vấn đề hạn hẹp di truyền của nguồn gen Wickham, trước tiên việc sử dụng rộng rãi kỹ thuật nhân giống vô tính, chỉ với số lượng nhỏ dòng lai ưu tú nhưng đã vô tính hóa và nhanh chóng thay thế các dòng có năng suất mủ thấp hơn, do đó đã góp phần làm giảm đa dạng di truyền bằng cách thải loại hầu hết vật liệu giống trong quá trình chọn tạo Ngoài ra, sự tiến bộ của các giống được chọn tạo mới gần đây xuất phát từ rất ít dòng bố mẹ ban đầu, khoảng từ 7 dòng vô tính (Tan, 1987) đến 16 dòng vô tính (Priyadarshan và Clement–Demange, 2004) Vì vậy, sự xói mòn di truyền của nguồn gen Wickham là do quá trình lai tạo liên tục giữa bố mẹ có quan hệ di truyền gần gũi với nhau (Tan, 1987) Tan (1987) và Simmonds

(1989) cũng chỉ ra sự xói mòn di truyền của nguồn gen Wickham là sự suy giảm khả năng đáp ứng về năng suất mủ trong quá trình chọn tạo Wycherley (1969) đã cho rằng tất cả các dòng vô tính từ nguồn gen của Wickham đều mẫn cảm với bệnh cháy lá Nam Mỹ (SALB), điều này có thể do ngay từ ban đầu đã thiếu các gen kháng bệnh trong bộ sưu tập quỹ gen của Wickham hoặc do xói mòn di truyền qua quá trình chọn tạo giống trong điều kiện không có bệnh SALB ở châu Á; ngoài ra, các dòng vô tính được chọn tạo ở Quốc gia này thường thích ứng kém với các loại bệnh lá phổ biến ở Quốc gia khác mà nguyên nhân cơ bản có thể là do thất thoát gen kháng bệnh từ việc chọn tạo giống định hướng về năng suất mủ cao trong thời gian rất dài ở điều kiện không có các loại bệnh lá tương ứng ở nước sở tại

Một phần của tài liệu Đa dạng di truyền của quần thể cây cao su rondonia (hevea brasiliensis muell arg ) được bảo tồn tại việt nam (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(180 trang)
w