-Chi Cọ dầu ( Elaeis) có hai loài thuộc họ Cau (Arecaceae). Chúng được trồng với quy mô lớn trong nông nghiệp để sản xuất dầu cọ. Cọ dầu châu Phi (Elaeis guineensis) có nguồn gốc
ởmiền tây châu Phi, trong khu vực giữa Angola và Gambia, trong khi cọ dầu châu Mỹ (Elaeis oleifera) có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Trung và Nam Mỹ.
6 .5. Đặc điểm về Cọ dầu 13]
-Cọ dầu là một loại cây mọc đơn độc, cao 5 đến 15m.
-Thân thẳng đứng, có nhiều gai do cuống lá rụng để lại. Đường kính thân có thể từ 0,30 đến 0,60m.
-Lá mọc tập trung ờ đầu thân, dạng lông chim, mềm, màu lục bóng, cuống lá có gai do các lá chét biến đổi, phiến lá chét mỏng, mềm dài, nhọn đầu. Cây đã trưởng thành có thể thấy hai chùm vòng lá: 8 vòng bò ngả này và 13 vòng ngả khác. Nếu vòng lá gồm 8 lá bò theo chiều kim đồng hồ thì vòng 13 lá bò theo chiều ngược lại. Chiều dài của tàu lá đạt tới 7-8m. Hoa đơn tính cùng gốc.
-Cụm hoa dày đặc, cuống chung ngắn, nên hoa quả thường ở sâu Ương bẹ các lá già, áp sát thân.
-Hoa đực ở sâu ương những hố nhỏ của cuống chính. -Hoa cái mọc ở kẽ các lá bắc có gai.
39
-Quả hình trứng, màu vàng hay đỏ, có vò quả ngoài mỏng, bóng nhẵn, vỏ quả giữa nhiêu sợi và có dầu, vỏ quả trong cứng, mỏng, có lỗ ở dầu quả. Hạt có nhiều dầu. Một buồng quả nặng tới 10-20kg, gồm từ 1.000 đến 2.000 quả.
Hình 39. Đặc điểm về Cọ dầu 6 .6. Vi phẫu [13]
-Rễ cây cọ dầu: - Bên dưới tầng lông hút hay tồn tích tầng lông hút là vùng gồm nhiều lớp tế bào có vách tẩm suberin và gọi là vùng tẩm suberin.
-Nội bì có khung tẩm suberin hình chữ U hay khung sube hình móng ngựa do vách tế bào tẩm suberin dày lên ở các phía trừ phía ngoài có vách tế bào vẫn còn celuloz.
-Số bó libe gỗ thường nhiều hơn 20 bó.
40
Hình 40. Lát cắt ngang từ ngoài vào trong của rễ đơn tử diệp Cây dầu cọ Châu Phi (Elaeis guineensis)
6 .7. Thành phần hóa học và tác dụng dược lý 6 .7.1 Thành phần hóa học
-Dầu quả cọ dầu: là một chất béo hơi đặc, có màu từ vàng cam đến vàng sẫm (do thành phần carote chứa trong dầu) ... Khi mới ép xong, mùi không rõ rệt, nhưng để lâu rất chóng bị khét. Thành phần chủ yếu cùa dầu quả cọ là glyxerit của các axit panmitic, oleic và linoleic. -Tùy theo nguồn gốc, axit panmitic thay đổi từ 32-45%, oleic từ 38-52%, linoleic từ 5-11
%, ngoài ra còn stearic từ 2,2 đến 6,3%, myristic từ 0,6 đến 5,9%. Phẩn không xà phòng hóa được khoảng 0,3%, độ chảy 27-42u5C, độ đông đặc 31-41°c, trọng lượng ờ 15°c 0,920, chỉ số xà phòng hóa 199-202, chỉ số iôt 53,6-57,9. Đáu nhàn cọ (huile de palmiste) đặc ở 20°c,
màu trắng vàng nhạt. Gồm glyxerit của những axit béo có trọng lượng phân tử thấp hơn như axit lauric, axit myristic, axit oleic, trong đó lauric chiếm 46-52%, myristic 14-17%, oleic 13- 19%, ngoài ra còn caprylic 3-4%, caproic 3-7%, panmitic 6-9%, stearic 1-2,5%, linoleic
0,5-2%. Độ chảy 23-26°C, độ đổng đặc 20-23uC, trọng lượng ở 15nC 0,952.
6 .7.2 Tác dụng dược lý
-Vitamin E: - 70% ở dạng Toco-trienol. Hoạt tính sinh học cao gấp 60 lần so với Vitamin E thường. Giúp phòng ngừa Oxy hóa, làm đẹp da, tiêu diệt gốc tự do.
-Vitamin A: Hàm lượng tiền chất của Vitamin A cao gấp 15 lần cà rốt. Chúng có khả năng loại trừ nguyên tử Oxy dư thừa.
-Este (POES): có tác dụng thẩm hiệu quả và không bị nhờn rít.
41
-Axit Lauric, Capric: mang lại công dụng kháng khuẩn và khử trùng rất cao.
-Giàu chất chống Oxy hóa: Squalene, Phenolic, Axit Oleic,.. giúp dưỡng da, làm đẹp. -Chất Elaeis Guineensis, Hydrogenated Palm, làm xà phòng, dầu gội, sữa tắm, mỹ phẩm.
Hình 41. Tinh dầu Cọ dầu
6 .8. Công dụng [13]
-Dầu quả cọ (huile de palme) được nhân dân châu Phi dùng làm dầu ăn. Ngoài ra còn dược dùng làm dầu thắp, làm dung môi chế thuốc, chế mỹ phẩm, xà phòng. Đây là một nguồn caroten: 400-600mg/kg dầu. Người ta còn dùng dầu quả cọ để chế macgarin. Dầu nhăn cọ (huile de palme) cũng cùng một công dụng như dầu quả cọ: Dầu ăn, chế xà phòng bột, thuốc gội đầu, tinh chế thành macgarin.
42
Hình 42. Công dụng Cọ dầu
43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Trương Thị Đẹp (2007), Thực Vật Dược, tr185
2) Trương Thị Đẹp (2007), Thực Vật Dược, tr269
3) Dược điển Việt Nam 5 [2.3; 2.5; 2.6; 2.8; 2.9]
4) Trương Thị Đẹp (2007), Thực Vật Dược, tr185
5) Dược điển Việt Nam 5 [3.3; 3.4; 3.5; 3.7; 3.9; 3.10]
6) Trương Thị Đẹp (2007), Thực Vật Dược, tr260
7) Dược điển Việt Nam 5 [ 4.3; 4.5; 4.6; 4.7; 4.9; 4.10]
8) Đái Phu Tiến, Hóa Tây Dược Học Tạp Chí (1990)
9) Đỗ Tất Lợi, Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam, tr598
10)Trương Thị Đẹp (2007), Thực Vật Dược, tr208
11) Dược điển Việt Nam 5 [5.6; 5.7; 5.8; 5.10]
12)Trương Thị Đẹp (2007), Thực Vật Dược, tr233
13)Dược điển Việt Nam 5 [6.5; 6.6; 6.7; 6.8]
44