của huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam
- Điều kiện tự nhiên
Duy Xuyên nằm bên bờ Nam hạ lưu sông Thu Bồn, được giới hạn bởi tọa độ từ 1500 43’ đến 1500 49’ vĩ độ Bắc và từ 10800 02’ đến 10800 22’ kinh độ Đông; nằm trên quốc lộ 1A và trải dài từ vùng biển lên miền núi, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30km về phía Đông Nam, cách thành phố Tam Kỳ khoảng 50km về phía Đông Bắc.
Ranh giới hành chính của huyện được xác định như sau: Phía Ðông giáp biển Ðông; Phía Tây giáp huyện Quế Sơn và huyện Ðại Lộc; Phía Nam giáp huyện Quế Sơn và huyện Thăng Bình; Phía Bắc giáp các huyện Ðiện Bàn, huyện Ðại Lộc và thành phố Hội An. Diện tích tự nhiên: 297,85 km2. Dân số: 129.160 người. Mật độ dân số của huyện là 434 người/km2.
- Đặc điểm kinh tế - xã hội
Huyện Duy Xuyên gồm 13 xã và 01 thị trấn, với 94 thôn, khối phố, có 04 xã loại I, 08 xã loại II, 02 xã loại III; 02 xã được công nhận là xã miền núi và 04 xã bãi ngang ven biển. Phía Tây huyện Duy Xuyên là khu đền tháp Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, hàng năm thu hút khoảng 200.000 lượt khách du lịch trong và ngoài nước.
Là huyện có tỷ trọng công nghiệp lớn, trong những năm gần đây, với sự nghiệp đổi mới, tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện đã có những bước tiến đáng kể. Điển hình là huyện đã thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước như: công ty Sedo Vinako (Hàn Quốc) tại cụm công nghiệp Đông Yên,
32
công ty Hitech (Nhật Bản) tại cụm công nghiệp Tây An, … giải quyết một lượng lớn việc làm cho nhân dân lao động trong huyện, đời sống người dân ngày càng cải thiện hơn. Tốc độ phát triển KT-XH ngày càng cao, chiến lược từ năm 2016 trở đi, Duy Xuyên cơ bản đạt huyện công nghiệp với cơ cấu lao động hợp lý, phi nông nghiệp chiếm 70%, nông nghiệp chiếm 30%.
Hạ tầng kỹ thuật tương đối hoàn chỉnh, hệ thống giao thông nông thôn với hơn 90% đường giao thông nông thôn được bê tông hóa, cơ bản đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất và đi lại của nhân dân. Tình hình an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện được đảm bảo.
Như vậy, với thực tiễn điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương huyện Duy Xuyên như trên, cùng với bối cảnh công nghệ số của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 ngày càng mạnh mẽ đã đặt ra yêu cầu nâng cao hiệu quả thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức. Điều kiện, nguồn lực của địa phương và tiềm năng phát triển sẽ là cơ sở để xây dựng các cơ chế, chính sách tác động làm gia tăng động lực làm việc, chất lượng lao động công vụ phù hợp nhất với thực tiễn. Trong bối cảnh mới, lãnh đạo địa phương cần có cơ chế, chính sách để một mặt giúp các chủ thể nhận thức rõ vai trò của bản thân trong việc tạo động lực làm việc, lợi ích từ việc tạo động lực làm việc, đồng thời, cần tạo thêm nhiều kênh giúp các chủ thể phát huy vai trò của mình vào công tác tạo động lực làm việc cho đội ngũ công chức cơ sở một cách chủ động và phù hợp nhất.
Đối với bản thân công chức cấp xã, động lực làm việc giúp người thực thi công vụ với quyết tâm, nỗ lực cao hơn, từ đó tác động tích cực tới hiệu quả, hiệu suất làm việc. Công chức cấp xã có động lực làm việc cũng thể hiện tốt hơn sự gắn kết với tổ chức, mức độ nhiệt tình, sáng kiến và mức độ hoàn thiện bản thân cao hơn so với chính họ khi chưa có động lực làm việc.
2.1.2. Tình hình chung về đội ngũ CCCX của huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam
33
Việc bố trí số lượng công chức công tác tại mỗi xã, thị trấn được thực hiện theo quy định của UBND huyện Duy Xuyên về bố trí CBCC xã, thị trấn, thể hiện cụ thể ở bảng sau:
Bảng 2.1: Thống kê số lượng CCCX trên địa bàn huyện Duy Xuyên năm 2020
STT Tên đơn vị Phân loại cấp xã Số lượng công chức STT Tên đơn vị Phân loại cấp xã Số lượng công chức
1 Duy Thu 3 10 8 Duy Trung 2 8
2 Duy Phú 2 11 9 Nam Phước 1 10
3 Duy Tân 3 8 10 Duy Phước 1 11
4 Duy Hòa 2 9 11 Duy Thành 2 11
5 Duy Châu 2 10 12 Duy Vinh 2 9
6 Duy Trinh 2 10 13 Duy Nghĩa 2 11
7 Duy Sơn 1 11 14 Duy Hải 1 14
(Nguồn: Tổng hợp từ Phụ lục 3)
- Về tỷ lệ CCCX theo giới tính:
Theo kết quả thống kê thì số lượng CCCX huyện Duy Xuyên theo giới tính được biểu thị qua biểu đồ 2.1 cụ thể như sau:
Biểu đồ 2.1. Thống kê CCCX huyện Duy Xuyên theo giới tính
(Nguồn: Tổng hợp từ Phụ lục 3)
Hiện nay, tỷ lệ công chức nam - nữ phân bố tại các xã có sự chênh lệch đáng kể, nam-72% và nữ-28%. Việc này tạo ra sự mất cân bằng trong cơ cấu giới tính và phần nào ảnh hưởng đến sự phối hợp trong thực thi công vụ. Nếu công chức nam nhanh nhẹn, tiên phong trong mọi hoạt động nhưng lại ít chú ý đến tiểu tiết thì công chức nữ lại cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc. Tuy nhiên, tỷ lệ này cũng cho
72% 28%
Nam
34
thấy được sự tham gia nhiều hơn của giới nữ trong bộ máy hành chính địa phương, trong tương quan với đội ngũ nam giới. Đây cũng là một tín hiệu tích cực về vấn đề cải thiện bất bình đẳng xã hội tại Duy Xuyên.
- Về tỷ lệ CCCX theo độ tuổi
Biểu đồ 2.2. Thống kê CCCX huyện Duy Xuyên theo độ tuổi
(Nguồn: Tổng hợp từ Phụ lục 3)
Qua biểu đồ 2.2, có thể thấy độ tuổi của công chức có sự phân hóa theo các nhóm với tỷ lệ khác nhau. Có đến 62.3% công chức nằm trong độ tuổi từ 30-50, bộ phận này đã có kinh nghiệm, là đội ngũ vận hành và duy trì nền hành chính trong tương lai. Nhóm tuổi trên 50 chiếm tỷ lệ 21%, đây là những người dày dặn kinh nghiệm, thành thạo các kỹ năng, sẽ thuận lợi hơn khi hướng dẫn đội ngũ kế cận và đội ngũ trẻ nhưng lại dễ gặp khó khăn trong việc tiếp thu cái mới và dễ gây thiếu hụt một lượng công chức đáng kể khi nghỉ hưu nếu không có chính sách tạo nguồn kịp thời. Bộ phận dưới 30 tuổi chỉ chiếm 4%, đây là lực lượng ham học hỏi, giàu nhiệt huyết và thích ứng nhanh. Tuy nhiên, 4% là một con số khá khiêm tốn để có thể tận dụng và phát huy trí tuệ trẻ vào xây dựng nền công vụ địa phương đáp ứng yêu cầu phát triển mới.
❖ Về chất lượng
- Theo trình độ chuyên môn
4%
75% 21%
35
Biểu đồ 2.3. Trình độ chuyên môn của CCCX huyện Duy Xuyên
(Nguồn: Tổng hợp từ Phụ lục 3)
Quan sát biểu đồ 2.3, 100% CCCX đều đã qua đào tạo, trong đó công chức có trình độ Đại học và Sau Đại học chiếm tỷ lệ lên đến 80.4%, Cao đẳng đạt 0.7% và Trung cấp là 18.9%. Kết quả này phản ánh được trình độ học vấn của CCCX hiện nay đã dần được cải thiện và đảm bảo, đáp ứng yêu cầu chuyên môn căn bản các chức danh. Từ đó có thể thấy đây là nguồn nhân lực có chất lượng, có năng lực chuyên môn, đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của công việc cũng như các nhiệm vụ trong điều kiện phát triển mới.
- Theo trình độ lý luận chính trị
Biểu đồ 2.4. Trình độ lý luận chính trị của CCCX huyện Duy Xuyên
(Nguồn: Tổng hợp từ Phụ lục 3)
Hiện nay, việc trau dồi tư tưởng đạo đức, chủ trương, đường lối của Đảng luôn được lãnh đạo các cấp quan tâm. Biểu đồ 2.4 cho thấy hầu hết CCCX huyện
1.4% 79% 0.7% 18.9% Sau Đại học Đại học Cao đẳng Trung cấp 1.4% 95% 1.4% 2.1% Cao cấp Trung cấp
36
Duy Xuyên đều đã qua đào tạo lý luận chính trị, trong đó từ trung cấp trở lên đạt 96.4%, còn lại một bộ phận rất nhỏ nằm trình độ sơ cấp (1.4%) và chưa qua đào tạo (2.1%). Trong tương lai gần, việc định hướng và đảm bảo 100% CCCX đạt trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên sẽ góp phần tốt hơn vào mục tiêu xây dựng đội ngũ CBCC cơ sở chuyên nghiệp.
- Theo trình độ ngoại ngữ, tin học
Bảng 2.2: Thống kê trình độ ngoại ngữ, tin học của CCCX
Trình độ Trình độ ngoại ngữ Trình độ tin học Trình độ C Trình độ B Trình độ A chứng chỉ Chưa có Trình độ B Trình độ A Văn bằng khác Chưa có chứng chỉ Số lượng (người) 11 63 7 62 72 48 10 13 Tỷ lệ (%) 7.7% 44% 4.9% 43.4% 50.3 % 33.6 % 7% 9.1% Tổng cộng 143 người = 100% 143 người = 100% (Nguồn: Tổng hợp từ Phụ lục 3)
Về ngoại ngữ, 56.6% công chức đạt trình độ A trở lên; có đến 62/143 công chức (chiếm tỷ lệ 43.4%) chưa có chứng chỉ, đồng nghĩa với một bộ phận không nhỏ CCCX hiện nay chưa đảm bảo về mặt trình độ ngoại ngữ theo yêu cầu và tiêu chuẩn của vị trí chức danh.
Về tin học, công chức đã qua đào tạo chiếm trên 90% tổng số, trong đó, trình độ B đạt 50.3%, trình độ A đạt 33.6%, văn bằng khác đạt 7%. Đây là kết quả rất đáng ghi nhận, là yêu cầu cần thiết để công chức thuận lợi hơn trong thực hiện các công việc chuyên môn nghiệp vụ trong bối cảnh đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, góp phần hiện đại hóa nền hành chính nhà nước.
Thực tế, kết quả bên trên không hoàn toàn phản ánh được thực chất của vấn đề, tức một công chức tuy không có chứng chỉ nhưng khả năng tin học và ngoại ngữ của họ thậm chí còn tốt hơn người có bằng cấp. Do đó, ban lãnh đạo cần đưa ra được định hướng và giải pháp thiết thực hơn để có sự cải thiện phù hợp đối với con số này và phản ánh đúng chất lượng nhân sự thực tiễn.
37