Dùng côn N1 để thử hỗn hợp bê tông, có cỡ hạt lớn nhất của cốt liệu tới 40mm, côn N2 để thử hỗn hợp bê tông có cỡ hạt lớn nhất của cốt liệu bằng 70mm hoặc 100mm.
Tẩy sạch bê tông cũ, dùng giẻ ướt lau mặt trong của côn và các dụng cụ khác mà trong quá trình thử tiếp xúc với hỗn hợp bê tông.
Đặt côn lên nền ấm, cứng, phẳng, không thấm nước. Đứng lên gối đặt chân để giữ cho côn cố định trong cả quá trình đổ và đầm hỗn hợp bê tông trong côn.
Đỗ hỗn hợp bê tông qua phễu vào côn làm 3 lớp, mỗi lớp chiếm khoảng một phần ba
chiều cao của côn. Sau khi đổ từng lớp dùng thanh thép tròn chọc đều trên toàn mặt hỗn hợp bê tông từ xung quanh vào giữa. Khi dùng côn N1 mỗi lớp chọc 25 lần, khi dùng côn N2 mỗi lớp chọc 56 lần. Lớp đầu chọc suốt chiều sâu, các lớp sau chọc xuyên sâu vào lớp trước 2-3cm. Ở lớp thứ ba, vừa chọc vừa cho thêm để giữ mức hỗn hợp luôn đầy hơn miệng côn.
Chọc xong lớp thứ ba, nhấc phễu ra, lấy tay gạt phẳng miệng côn và dọn sạch xung quanh đáy côn. Dùng tay ghì chặt côn xuống nền rồi thả chân khỏi gối đặt chân. Từ từ nhấc côn thẳng đứng trong khoảng thời gian 5 - 10 giây.
Đặt côn sang bên cạnh khối hỗn hợp vừa tạo hình và đo chênh lệch chiều cao giữa miệng côn với điểm cao nhất của khối hỗn hợp chính xác tới 0,5 cm.
Thời gian thử tính từ lúc bắt đầu đổ hỗn hợp bê tông vào côn cho tới thời điểm nhấc côn khỏi khối hỗn hợp phải được tiến hành không ngắt quãng và khống chế không quá 150 giây.
Nếu khối hỗn hợp bê tông sau khi nhấc côn bị đổ hoặc tạo thành hình khối khó đổ thì phải tiến hành lấy mẫu khác để thử lại.
IV. Kết quả thí nghiệm
Để thu được 1m3 bê tông mác 200 có độ sụt 6 ± 1cm theo tính toán cần một lượng: X = 300kg, đá dăm = 1080kg, cát vàng = 715kg, nước = 185kg.
Ta cần sử dụng 15 lít hỗn hợp bê tông để xác định độ sụt và đúc mẫu. Lượng nguyên vật liệu cần thiết là:
X = 5kg, đá dăm = 17kg, cát vàng = 11kg, nước = 3kg Kết quả thí nghiệm thu được: độ sụt của hỗn hợp bê tông là 7cm.
V. Nhận xét kết quả
Trong quá trình thiết kế cấp phối bê tông và tính toán khối lượng nguyên vật liệu thì có những khối lượng lẻ, ta làm tròn lên, dẫn đến việc xảy ra sai số ở kết quả khi thực nghiệm. Bên cạnh đó sai số ở kết quả thu được cũng có thể xuất phát từ các thao tác chưa chính xác trong quá trình tiến hành thí nghiệm.
Tuy nhiên kết quả thu được độ sụt 7cm là kết quả có thể chấp nhận là đạt yêu cầu so với cấp phối ban đầu khi tính toán theo lý thuyết.
25
BÀI 5: XÁC ĐỊNH CƯỜNG ĐỘ CHỊU NÉN CỦA BÊ TÔNG Áp dụng TCVN 3188 : 1993
Lê Quốc Tường – 1915851
I. Mục đích thí nghiệm
Mục đích thí nghiệm là để xác định chính xác cường độ bê tông của cấu kiện được đổ bê tông ngoài công trình bằng các tổ mẫu bê tông được lấy trong lúc đang đổ bê tông và xác định cường độ mẫu bê tông bằng thí nghiệm nén mẫu tại phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.
Từ đó có cơ sở để đánh giá chất lượng cấu kiện bê tông ngoài công trình có đạt Mác so với thiết kế không. Đây là công tác quan trọng để đảm bảo chất lượng cho công trình xây dựng