Tháng Số con đẻ Đẻ bình thường Tỷ lệ (%) Số con đẻ khó phải can thiệp Tỷ lệ (%) 12/2020 4 4 100 0 0 1/2021 10 10 100 0 0 2/2021 27 27 100 0 0 3/2021 26 27 100 0 0 4/2021 26 24 92,31 2 7,69 5/2021 17 17 100 0 0 6/2021 18 18 100 0 0 Tổng 128 126 98,44 2 1,56
Kết quả bảng 4.4 cho thấy trong tổng số 128 lợn nái mà em trực tiếp được đỡ đẻ thì có 126 ca đẻ bình thường chiếm 98,44% và 2 ca đẻ khó phải can thiệp chiếm 1,56%. Trong q trình chăm sóc theo dõi, cùng với sự theo
dõi sổ sách ghi chép thông tin của từng lợn nái đẻ, em thấy rằng, những lợn nái đẻ khó phải can thiệp, thường là những lợn đẻ ở những lứa đầu tiên hoặc lợn đẻ nhiều lứa. Do khung xương chậu của lợn mẹ chưa được phát triển hoàn thiện, lợn mẹ chửa yếu không thể rặn thai ra ngồi. Do vậy, trong q trình đẻ phải có sự can thiệp từ người chăm sóc.
Trong q trình đỡ đẻ cho lợn, em rút được kinh nghiệm là cần chuẩn bị tốt ô úm, vệ sinh vùng mông và âm hộ con nái trước khi đẻ. Khi lợn đẻ phải chú ý từng con một để nhận biết con nào có biểu hiện đẻ khó, con nào đẻ dễ, chú ý thời gian đẻ của mỗi con để biết nhanh hay chậm. Nếu con mẹ đẻ khó cần can thiệp sớm bằng cách dùng oxytocin để kích thích co bóp cơ trơn tử cung, xoa bầu vú. Nếu thai quá to, lợn mẹ rặn đẻ khơng được phải nhanh chóng can thiệp đưa con con ra ngồi để tránh ngạt, làm chết những con cịn lại trong tử cung. Khi can thiệp phải chú ý sát trùng tay vệ sinh vùng mông, âm hộ, phải tiến hành nhẹ nhàng tránh gây đứt nhau, xây sát niêm mạc tử cung lợn mẹ. Những người trực tiếp đỡ đẻ và can thiệp đẻ khó phải cắt móng tay, nếu để móng tay dài có thể làm tổn thương lợn con mới sinh, khi can thiệp đẻ khó có thể làm xây sát niêm mạc tử cung lợn nái. Phải theo dõi ngày phối giống và ngày đẻ dự kiến để chuẩn bị kế hoạch đỡ đẻ.
4.3. Kết quả cơng tác phịng bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ
4.3.1. Kết quả tiêm phòng cho lợn nái sinh sản
Tiêm phòng bằng vắc xin là biện pháp tạo miễn dịch chủ động cho gia súc chống lại mầm bệnh và là biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay. Hiệu quả của vắc xin phụ thuộc vào trạng thái sức khỏe của con vật, trên cơ sở đó chỉ tiêm vắc xin cho lợn khỏe mạnh để tạo được trạng thái miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn. Vì vậy, cơng tác tiêm phịng phải thực hiện nghiêm túc và chặt chẽ theo đúng quy định với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.
Kết quả cơng tác tiêm phịng cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ được trình bày ở bảng 4.5.