7. Kết cấu của Luận văn
2.1.3. Về kinh tế xã hội
- Giai đoạn 2016 - 2021, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân 9,5%/năm. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành thương mại, dịch vụ 25,2%/năm [14,tr2]. Kinh tế huyện đảo Lý Sơn chủ yếu dựa vào nông - ngư nghiệp, gần đây ngành du lịch, dịch vụ được phát triển mạnh, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện đảo. Trong nông nghiệp, Lý Sơn không trồng được lúa, chỉ trồng trọt các loại cây lương thực, thực phẩm khác ,đặc biệt là hành, tỏi.
Về văn hóa - xã hội: Lý Sơn có truyền thống văn hóa lâu đời với những lễ hội đặc sắc. Chất lượng giáo dục ở Lý Sơn từng bước được nâng lên. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục được đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn và trên chuẩn. Cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu dạy và học. Lý Sơn có 09 trường học các cấp, gồm 01 trường Trung học phổ thông, 02 trường Trung học cơ sở, 03 trường Tiểu học và 03 trường Mầm non, trong đó có 6/9 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.
Về môi trường: Trong những năm qua Lý Sơn đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về vệ sinh môi trường và đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của người dân và chính quyền huyện. Tỷ lệ thu gom, xử lý trên 90% chất thải sinh hoạt; ổn định tỷ lệ che phủ cây xanh trên diện tích toàn huyện đạt 10,35%; tỷ lệ che phủ rừng đạt 10,24%.
Về giao thông: Huyện Lý Sơn có mạng lưới giao thông gồm đường bộ và đường thủy. Đường nội bộ ở đảo Lý Sơn bắt đầu từ điểm nút là cảng nằm ở phía Tây Nam đảo, có trục đường men theo bờ biển phía nam của Đảo Lớn.
đây tỉnh Quảng Ngãi đã đồng ý với đề nghị Bộ Giao thông Vận tải về việc mở tuyến đường thủy Đà Nẵng - Lý Sơn để góp phần phát triển du lịch, dịch vụ trên đảo.