a. Trong nước.
Năm 2000 các nhà khoa học của Đại học Cần Thơ đã nghiên cứu chiết rút Gelatin (một chất dẫn xuất của Collagen từ da cá Tra). Trong nghiên cứu này một số tính chất lý hóa của Collagen (độ nhớt, nhiệt độ biến tính, màu sắc, hàm lượng các acid amin, khối lượng phân tử) đã được xác định.
Tác giả Võ Quốc Văn và Hà Thanh Toàn (năm 2008) đã nghiên cứu sản xuất gelatin từ da cá Tra. Tạp chí thương mại thủy sản, số 5-6/2008.
Tác giả Trần Thị Huyền (năm 2009) đã sử dụng phương pháp hóa học để chiết rút Collagen từ da cá Tra. Chất lượng của Collagen đã được đánh giá thông qua các chỉ tiêu cảm quan.
b. Ngoài nước.
Năm 2004, tác giả Nagai và các cộng sự đã nghiên cứu tách chiết Collagen từ vẩy của một số loài cá bằng axit acetic rồi kết tủa bằng muối NaCl trong môi trường trung tính. Hiệu suất thu Collagen từ vẩy cá mòi là cao nhất (50,9%), từ vẩy cá tráp Nhật Bản là thấp nhất (37,5%). Kết quả phân tích tính chất lý, hóa của Collagen cho thấy Collagen từ vẩy cá gồm hai loại mạch là α1 và α2, và nhiệt độ biến tính Collagen từ vẩy những loài cá này là khoảng 280C. [14]
Năm 2005, tác giả Vittayanont và Bebjakul đã đưa ra quy trình chiết Collagen từ chân gà với các công đoạn xử lý bằng acid acetic, enzyme pepsin và kiềm NaOH. Kết quả thu được hàm lượng Collagen là 12,7% so với trọng lượng khô của nguyên liệu, với sự có mặt của enzyme (một loại protease) đã
giúp tăng hàm lượng thu Collagen lên tới 9 lần mà không làm thay đổi tính chất đặc trưng của nó.[15]
Năm 2006, tác giả Sensrsture và các cộng sự đã nghiên cứu đưa ra quy trình tách chiết Collagen từ da cá cóc với các công đoạn xử lý bằng kiềm kết hợp với enzyme pepsin. Hàm lượng Collagen thu được là 54,3% tính theo trọng lượng của Collagen đã sấy khô đưa trên kết quả phân tích điện di (SDS- PAGE), Collagen từ da cá này chứa 3 mạch xoắn alpha 1, 2, 3 và nhiệt độ biến tính là 280C.[10]
Năm 2007, Choi và các cộng sự đã nghiên cứu và đưa ra quy trình chiết Collagen từ da mực với công đoạn xử lý bằng kiềm NaOH. Kết quả cho thấy hiệu suất thu Collagen đạt 70-76%. Nghiên cứu này đã xác định được tính chất lý, hóa của Collagen. Theo đó, nhiệt độ biến tính là 27,30C; khả năng giữ nước là 99,7%, thành phần và số lượng các acid amin và các phân tích cấu trúc của Collagen này.[8]
Tác giả Sionkowska và các cộng sự (2009) đã nghiên cứu sử dụng một số phương pháp khác nhau chiết Collagen khác nhau từ gân đuôi chuột và thử nghiệm ứng dụng của chúng trong y học. Kết quả cho thấy sử dụng axit acetic 0,04N trong 48 giờ cho hiệu suất chiết là cao nhất. Collagen thu được chủ yếu là Collagen loại I.[26]