Kết quả thực hiện chính sách ưu đãi trong tuyển sinh; tạo việc làm; hỗ

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách người có công trên địa bàn huyện mđrắk, tỉnh đắk lắk (Trang 71 - 120)

làm; hỗ trợ để theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ độ học

Trong các năm qua đã có 09 người là thân nhân của người có công được hưởng ưu đãi trong tuyển sinh và 07 người được tạo việc làm.

Bên cạnh đó huyện cũng làm tốt công tác hỗ trợ học sinh, sinh viên trong giáo dục và đào tạo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2006/TTLT-BLĐTBXH- BGDĐT-BTC ngày 20/11/2006 của liên Bộ:Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo và Tài chính; Thông tư số 36/2015/TTBLĐTBXH ngày 28/9/2015, về việc hướng dẫn về chế độ ưu đãi trong Giáo dục và Đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ; hiện nay đang có 29 học sinh, sinh viên là con của người có công với Cách mạng được hưởng ưu đãi giáo dục, kinh phí thực hiện trong 5 năm (2016 – 2020) cho 126 lượt học sinh, sinh viên với số tiền hơn 2 tỷ đồng. Nhờ chính sách ưu đãi giáo dục mà nhiều học sinh, sinh viên là con của người có công được đi học đầy đủ, thực hiện được ước mơ hoài bão của mình sau khi các em ra trường đã có việc làm phù hợp, có thu nhập ổn định giúp đỡ gia đình cũng vì thế nhiều hộ gia đình chính sách nghèo đã vươn lên thoát nghèo.

Bảng 2.6. Kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi học sinh, sinh viên trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk STT 1 2 3 4 5

Nguồn: Phòng Lao động – Thương binh & Xã hội huyện M’Drắk

2.3.6. Kết quả thực hiện chính sách trợ cấp đột xuất

Ngoài việc thực hiện tốt công tác chi trả trợ cấp hàng tháng, UBND huyện cũng rất quan tâm đến việc hỗ trợ đột xuất cho người có công, do đó đã chỉ đạo Phòng Lao động Thương binh & Xã hội, UBND các xã, thị trấn thường xuyên rà soát các đối tượng người có công gặp khó khăn như mắc bệnh hiểm nghèo, bị tai nạn...để có những hỗ trợ kip thời từ nguồn quỹ Đền ơn đáp nghĩa của huyện, của các xã, thị trấn mức hỗ trợ 03 triệu đồng/ 01 đối tượng. Kết quả hỗ trợ trong 5 năm đã hỗ trợ cho 72 lượt đối tượng với số tiền 216 triệu đồng:

Bảng 2.7: Kết quả thực hiện hỗ trợ đột xuất cho người có công trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk STT Năm thực hiện 1 Năm 2016 2 Năm 2017 3 Năm 2018 4 Năm 2019 5 Năm 2020

Nguồn: Phòng Lao động – Thương binh & Xã hội huyện M’Drắk

2.4. Đánh giá chung về thực hiện chính sách người có công trên địa bàn huyện M’Drắk giai đoạn 2016 – 2020

2.4.1. Những ưu điểm

Một là, thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn huyện được chính quyền và các tổ chức quan tâm thực hiện. Phong trào chăm sóc người có công được đẩy mạnh, kế thừa và phát huy đạo lý tốt đẹp của dân tộc. Xã, thị trấn làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ được các cấp chính quyền huyện duy trì tốt, đi vào chiều sâu, có hiệu quả thiết thực, góp phần ổn định chính trị xã hội.

Hai là, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện M’ Drắk luôn quan tâm, coi trọng công tác thương binh, liệt sỹ và người có công, coi đây là vấn đề đạo lý, là truyền thống văn hóa của dân tộc. Nó không chỉ là vấn đề trước mắt mà còn có ý nghĩa lâu dài, có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc, góp phần vào sự ổn định xã hội trên địa bàn huyện. Điều đó đã tạo tiền đề cho việc thực thi chính sách, động viên, khích lệ thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công khắc phục

khó khăn, cố gắng vương lên trong cuộc sống, góp phần xây dựng huyện phát triển.

Ba là, là cơ quan trực tiếp thực thi chính sách đối với người có công, Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện đã chủ động đề xuất cho UBND huyện về công tác thương binh - liệt sỹ, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đoàn thể trên địa bàn huyện tổ chức hướng dẫn, thực thi chính sách, được các đối tượng người có công và các tấng lớp nhân dân đánh giá cao. Mặc dù đối tượng hưởng chế độ trợ cấp ưu đãi người có công trên địa bàn huyện rất nhiều, nội dung chi chế độ ưu đãi đa dạng nhưng công tác chi trả trợ cấp ưu đãi vẫn được thực hiện đảm bảo kịpthời, chu đáo, không để sảy ra các sai sót.

Bốn là, phong trào vận động xây dựng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” phát triển sâu rộng, được các doanh nghiệp và nhân dân đồng tình ủng hộ. Từ nguồn quỹ vận động đã triển khai xây mới, hỗ trợ kinh phí sửa chữa nhà, trợ cấp khó khăn, tặng sổ tiết kiệm, tổ chức thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách, sửa chữa đài tưởng niệm liệt sỹ và tổ chức các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa” khác.

Năm là, việc tổ chức thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn huyện được thực hiện theo đúng các quy định của Nhà nước, có sự phối hợp giữa UBND huyện với UBND xã, thị trấn, giữa các cơ quan nhà nước với các cấp ủy Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân. Trong quá trình thực thi chính sách luôn có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan quyền lực nhà nước của huyện và cơ quan nhà nước cấp trên, đảm bảo đúng các quy định, không để sảy ra sai phạm. Các khoản thu chi để thực thi chính sách được kiểm soát tốt, bảo đảm tiết kiệm, hợp lý, đúng các quy định hiện hành. Việc đảm bảo quyền lợi người có công, thực hiện các chế độ chính sách, công tác thống kê, tổng hợp ngày càng tốt hơn, đảm bảo thanh toán đúng quy định.

Sáu là, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thực thi chính sách đối với người có công đã góp phần giải quyết nhanh, chính xác các nội dung thực

thi chính sách. Tính đến nay, trên địa bàn huyện M’ Drắk tất cả các cơ thực thi chính sách đều sử dụng phần mềm quản lý các đối tượng người có công, hệ thống thông tin liên quan đến chính sách đối với người có công được cập nhật thường xuyên. Tỷ lệ liên thông dữ liệu, tỷ lệ hồ sơ giải quyết chính sách đạt tỷ lệ cao.

2.4.2. Những bất cập, hạn chế

Một là, ban hành chương trình, kế hoạch thực thi chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng.

Hàng năm UBND huyện M’Drắk có ban hành kế hoạch thực hiện chăm lo cho NCC nhân các dịp 27/7 và Tết Nguyên đán. Tuy nhiên trong thời gian từ năm 2011 đến 2017 không ban hành chương trình hoặc kế hoạch 05 năm, kế hoạch hàng năm về chăm lo cho NCC, việc chăm lo cho NCC chủ yếu lồng ghép vào các Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của UBND huyện.

Việc không ban hành kế hoạch 05 năm, hàng năm dẫn đến việc chăm lo cho NCC trên địa bàn mang tính phong trào, chỉ tập trung thực hiện vào các dịp Tết, 27/7 và chủ yếu tập trung chăm lo cho những đối tượng như Bà mẹ Việt Nam anh hùng, cán bộ Lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, thương binh, bênh binh nặng suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. Đối với các diện chính sách khác thì ít được quan tâm, chăm lo.

Hai là, việc thông tin, tuyên truyền về chính sách có công.

Thông tin tuyên truyền về chính sách ưu đãi đối với NCC vừa mang tính chính trị, giáo dục truyền thống yêu nước, uống nước nhớ nguồn. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua tại huyện M’Drắk công tác tuyên truyền vẫn chưa thường xuyên, công tác tuyên truyền chủ yếu tập trung vào các dịp Lễ, Tết và dưới dạng đưa tin về các hoạt động chăm lo cho đối tượng chính sách.

Các buổi giao lưu, họp mặt chỉ được tiến hành vào các dịp Lễ lớn như tổ chức 65, 70 năm ngày Thương binh Liệt sĩ. Vẫn còn nhiều đối tượng chính sách chưa nắm được chính sách, các khu phố, tổ dân phố trên địa bàn chưa được học

tập, tập huấn về chính sách ưu đãi đối với NCC nên công tác tuyên truyền còn rất hạn chế.

Năm 2012 Pháp lệnh ưu đãi mới được ban hành nhưng đến năm 2014 Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk mới có 01 đợt tập huấn với đối tượng tập huấn rất hạn chế: Chỉ gồm cán bộ LĐTBXH cấp phường, xã và chuyên viên phụ trách chính sách ưu đãi đối với NCC cấp huyện. Từ đó đến nay không có đợt tập huấn nào và cũng không mở thêm lớp tuyên truyền về Pháp lệnh ưu đãi đối với NCC dẫn đến số người biết chính sách ưu đãi đối với NCC rất hạn chế. Công tác tuyên truyền vì thế cũng gặp nhiều khó khăn, bất cập.

Ba là, Việc thực hiện chi trả trợ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng.

Hiện nay việc chi trả trợ cấp ưu đãi hàng tháng đã được thực hiện tại UBND xã, NCC thì ngày càng lớn tuổi, nhiều người không thể đi lại được để nhận trợ cấp ưu đãi phải ủy quyền cho người thân đi nhận thay. Tuy nhiên thời gian ủy quyền chỉ là 03 tháng, như vậy sau 03 tháng NCC lại phải đến UBND phường để làm giấy ủy quyền lại hoặc sẽ bị đình chỉ nhận trợ cấp. Những trường hợp này rất khó khăn cho NCC.

Việc chi trả trợ cấp 01 lần, chi trả trợ cấp cho NCC rất khó quản lý dễ dẫn đến sai sót: Hiện nay mỗi dịp Lễ, Tết đối tượng được chi trả trợ cấp rất lớn và nhiều nguồn ngân sách như: Ngân sách Trung ương chi trả theo Quyết định của Chủ tịch nước; ngân sách Thành phố chi trả theo Chủ trương của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; ngân sách huyện chi trả theo chủ trương của Huyện ủy, UBND huyện . Ngoài ra còn có nhiều mạnh thường quân ủng hộ để tặng quà cho NCC. Tất cả các nguồn chi đều được thực hiện bằng hình thức chi tiền mặt tại UBND phường, tuy nhiên việc kiểm tra rất khó khăn, chủ yếu là dựa trên danh sách ký nhận do UBND phường chuyển lên huyện .

Thông thường từ 1- 2 năm, phòng LĐTBXH sẽ tham mưu UBND huyện đi kiểm tra việc thực hiện chi trả trợ cấp đối với NCC với cách mạng tại UBND xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Từ năm 2016 đến năm 2020 Sở LĐTBXH có tiến hành thanh tra 02 đợt tại huyện M’Drắk và UBND một số xã trên địa bàn, tuy nhiên việc thanh tra, kiểm tra trong thời gian ngắn nên khó phát hiện sai phạm.

Công tác giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện M’Drắk và các tổ chức thành viên rất hạn chế, trong suốt thời gian từ năm 2016 đến năm 2020 không có trường hợp nào Mặt trận tổ quốc huyện và các tổ chức thành viên phát hiện hoặc kiến nghị về chính sách ưu đãi đối với NCC và gửi đến UBND huyện giải quyết.

Vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân đối với hoạt động thực thi chính sách ưu đãi đối với NCC cũng rất hạn chế.

Việc giám sát của nhân dân đối với hoạt động thực thi chính sách ưu đãi đối với NCC cũng không cao, trong thời gian vừa qua cũng không phát hiện sai phạm hoặc có kiến nghị nào đối với UBND huyện về chính sách ưu đãi đối với NCC.

Năm là, đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng.

Trên địa bàn huyện M’Drắk hiện nay có 11 xã, thị trấn trong đó có 04 người có trình độ cử nhân, 02 người có trình độ cao đẳng, 04 người có trình độ trung cấp, 01 người có trình độ trung cấp nghề, Chuyên viên phụ trách chính sách ưu đãi đối với NCC tại huyện có trình độ cử nhân kinh tế.

Tuy nhiên những người có trình độ cử nhân, cao đẳng, trung cấp hầu hết là không đúng ngành nghề và không đúng chuyên ngành được đào tạo.

Ngoài ra đội ngũ Cán bộ LĐTBXH thường xuyên thay đổi dẫn đến khó khăn trong quá trình giải quyết hồ sơ, cập nhật hồ sơ và quản lý đối tượng.

vừa phải giải quyết hồ sơ bảo trợ xã hội, quản lý lao động trên địa bàn dẫn đến giải quyết hồ sơ không kịp thời.

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Một là, hệ thống văn bản quy phạm của Nhà nước đối với người có công còn chưa đồng bộ, các văn bản hướng dẫn còn chưa cụ thể, thậm chí là chồng chéo, mâu thuẫn với nhau. Hệ thống văn bản hướng dẫn thực thi chính sách đối với người có công thay đổi nhiều, chưa thống nhất. Trình tự, thủ tục thực hiện các chính sách ưu đãi về đất đai, nhà ở, thuế, tín dụng, y tế, giáo dục cho người có công chưa được thể chế hóa kịp thời cũng tạo nên khó khăn cho cán bộ thụ lý giải quyết hồ sơ ở bộ phận “một cửa”.

Hai là, các văn bản quy định điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận người có công còn một số điểm chưa cụ thể, chưa phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội. Điều kiện xác nhận liệt sỹ, thương binh, bệnh binh mới chỉ quy định chung là “dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân”, “dũng cảm đấu tranh chống tội phạm” chưa xác định rõ tính chất, mức độ của hành động “dũng cảm”. Bên cạnh đó, một số chế độ ưu đãi đối với người có công không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay. Pháp lệnh Ưu đãi người có công hiện hành cũng đã bộc lộ một số hạn chế như: mức trợ cấp hàng tháng đối với người có công thấp, chưa tương xứng với mức sống chung của các tầng lớp dân cư hiện nay.

Ba là, các cơ quan, đoàn thể ít quan tâm và thụ động trong quá trình giải quyết các chính sách liên quan đến người có công, các đơn vị chỉ tham gia vào các hoạt động chủ yếu là thăm hỏi gia đình người có công trong các dịp Lễ, Tết. Công tác phối hợp, kiểm tra, giám sát và nắm bắt, hỗ trợ đời sống cho người có công của các đơn vị còn hạn chế. Hiện nay chưa có đơn vị nào nhận hỗ trợ hoặc giúp đỡ, đỡ đầu đối với gia đình người có công thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.

Bốn là, năng lực thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn huyện còn có những hạn chế. Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thương binh, xã hội còn ít, phần nhiều không được đào tạo đúng chuyên ngành. Một số cán bộ làm việc tại Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện đang là lao động hợp đồng, kiêm nhiệm nhiều việc và cũng còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác này. Một bộ phận cán bộ, công chức của huyện chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của công tác thương binh - liệt sỹ, còn thờ ơ, chưa tận tụy với công việc. Công tác lao động – thương binh và xã hội là công việc vất vả, khó khăn, đòi hỏi sự nhiệt tình, say mê nhưng chế độ đãi ngộ, khen thưởng đối với cán bộ cơ sở hiện nay thấp, chưa tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức.

Tiểu kết chương 2

Chương 2 luận văn đã tiến hành đánh giá tình hình thực hiện chính sách cho người có công trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016-2020 trên các nội dung: Xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện chính sách, phổ biến tuyên truyền chính sách, phân công phối hợp thực hiện chính sách, đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm. Đồng thời trên cơ sở các tiêu chí đánh giá kết quả thực thi chính sách cho người có công được làm rõ tại Chương 1, Luận văn phân tích kết

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách người có công trên địa bàn huyện mđrắk, tỉnh đắk lắk (Trang 71 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w