Tháng 6 7 8 9 10
Kết quả bảng 4.2 cho thấy trong 6 tháng thực tập tốt nghiệp em đã trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng được 478 lợn nái chửa, 95 con lợn nái đẻ và 1190 con lợn con theo mẹ. Em được giao theo dõi chăm sóc 95 con lợn nái đẻ nuôi con đến cai sữa. Công việc hàng ngày em đã được thực hiện như sau: cho nái ăn khẩu phần ăn đúng quy định. Nếu nái nuôi con quá gầy, nuôi nhiều con cho ăn tăng lượng thức ăn lên, theo dõi nái ăn, nếu nái bỏ ăn kiểm tra nhiệt độ cơ thể để có biện pháp xử lý kịp thời. Chăm sóc lợn con, theo dõi nhiệt độ ở các ô úm, bóng úm, chú ý để lợn không bị đè. Vệ sinh ô chuồng, lau bầu vú, lau mông cho nái bằng bằng nước sát trùng...
Trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng em đã học hỏi và củng cố được rất nhiều kiến thức từ việc vệ sinh chuồng nuôi đến các khâu chăm sóc như sau: Đối với lợn nái trước và sau đẻ cần chú ý đến khẩu phần ăn, quy trình dùng thuốc luôn được đảm bảo và công tác vệ sinh luôn được quan tâm.
Đối với lợn con khi sinh ra cần được lau khô mũi, miệng và toàn thân, mài nanh và cho bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Tiêm chế phẩm Fe - Dextran cho lợn con vào 3 ngày tuổi. Tập ăn sớm cho lợn con khi được 3 - 5 ngày tuổi bằng thức ăn hỗn hợp 3800 của công ty De Heus. Thức ăn cho lợn con phải giàu đạm và năng lượng.
Theo dõi thường xuyên để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời đối với nái và lợn con. Chuồng trại phải được vệ sinh thường xuyên sạch sẽ. Chuồng nuôi đảm bảo luôn khô ráo, thoáng mát, tránh gió lùa và đảm bảo giữ ấm cho lợn con.
4.2.2. Kết quả đánh giá tình hình sinh sản của lợn nái tại trại lợn BùiMạnh Cường Mạnh Cường
Kết quả theo dõi tình hình sinh sản của lợn nái tại trại được trình bày ở bảng 4.3.