Ở Việt Nam đã có những nghiên cứu về bệnh sinh sản trên lợn nái. Bệnh sinh sản có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh sản của lợn nái, giảm khả năng sống sót của lợn con.
Đặng Vũ Bình (2005) và cs.[1] công bố về năng suất sinh sản của nái Landrace và Yorkshire nuôi tại cơ sở giống miền bắc đạt ở mức độ thấp so với năng suất cùng giống nuôi tại các nước chăn nuôi tiên tiến. Lợn nái Landrace và Yorkshire có tuổi đẻ lứa đầu trên 13 tháng, số lứa đẻ/nái/năm đạt 2,0 và sản xuất được 16,5 lợn con cai sữa/năm.
Nguyễn Xuân Bình (2005) [2] cho biết: ở những nái bị viêm tử cung thường biểu hiện sốt theo quy luật sáng chiều (sáng sốt nhẹ, chiều sốt nặng).
25
Theo Nguyễn Hữu Nam (2011) [9], viêm tử cung là một quá bệnh lý thường xảy ra ở gia súc cái sinh sản sau đẻ. Quá trình viêm làm hủy các tế bào tổ chức của các lớp hay các tầng tử cung gây rối loạn sinh sản ở gia súc cái làm ảnh hưởng lớn, thậm chí làm mất khả năng sinh sản ở gia súc cái. Trong quá trình mang thai lợn ăn nhiều chất dinh dưỡng, ít vận động hoặc bị nhiễm một số bệnh truyền nhiễm như: bệnh xoắn khuẩn (Leptospirosis), bệnh sảy thai truyền nhiễm
(Brucellosis) và một số bệnh truyền nhiễm khác làm cơ thể lợn nái yếu dần dẫn đến lợn sảy thai, đẻ non, thai chết lưu từ đó dẫn đến viêm tử cung.
Nguyễn Hoài Nam và Nguyễn Văn Thanh (2016) [10] cho biết, tỷ lệ viêm tử cung sau đẻ ở lợn nái rất cao. Các yếu tố can thiệp bằng tay và thời gian đẻ dài làm tăng nguy cơ bị mắc bệnh. Hạn chế sử dụng biện pháp can thiệp bằng tay,giảm thời gian đẻ bằng các chế phẩm thuốc và vệ sinh, điều kiện thoải mái cho lợn nái sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm tử cung sau đẻ.