Nhận xét một vài chỉ số đo lường chất lượng thể chế Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Chất lượng thể chế và một số cách đo lường chất lượng thể chế, liên hệ tới một quốc gia, hoặc một số quốc gia (Trang 33 - 39)

III. Đánh giá chất lượng thể chế Hàn Quốc 3.1 Các thành tựu đạt được

3.2. Nhận xét một vài chỉ số đo lường chất lượng thể chế Hàn Quốc

Chỉ số chất lượng thể chế IQ

( Nguồn : tổng hợp từ bộ số liệu WGI của world bank)

Trong giai đoạn từ năm 2011-2020, chỉ số IQ của Hàn Quốc có sự biến động, từ năm 2011-2015, chỉ số biến động tăng giảm không đều, tuy nhiên năm 2012 lại là năm chỉ số giảm mạnh so với mặt bằng chung. Tuy nhiên từ năm 2016-2020, chỉ số IQ có xu hướng tăng đều, tất cả các điểm chỉ số đều tăng đều, chứng tỏ Hàn Quốc đang ngày càng chú trọng đến việc cải cách thể chế và đạt được hiệu quả cao trong việc đánh giá.

Chỉ số cạnh tranh toàn cầu GCI

Qua biểu đồ dưới đây, có thể thấy điểm chỉ số GCI của Hàn Quốc dao động tăng dần giai đoạn từ 2007-2017. Đặc biệt trong năm 2018 Hàn Quốc tăng 2 bậc so với năm 2017, điểm số GCI cũng tăng 0,8 so với năm trước chạm mốc 79.6 xếp hạng thứ 13/141

Điểm số GCI Hàn Quốc thể hiện qua các năm 2007 – 2017 (nguồn Worldbank.org)

Có thể nói giai đoạn gần đây, Hàn Quốc là cường quốc trên thế giới phát triển mạnh mẽ về mọi mặt nhưng nổi bật nhất phải nói đến việc ứng dụng công nghệ thông tin. Chính vì vậy Hàn Quốc là quốc gia xếp hạng số 1 thế giới về trụ cột thứ 3- Ứng dụng công nghệ thông tin, một trong 12 trụ cột tạo thành chỉ số GCI

(nguồn Worldbank.org)

Không phải ngẫu nhiên mà quốc gia này thành công đến vậy trong CNTT. Khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc vào giữa những năm 1950, Hàn Quốc nằm trong số những nước nghèo nhất. Trải qua hàng thập kỷ chính phủ can thiệp và đầu tư vào công nghệ hiện đại,

họ đã vươn lên trở thành một trong các nước phát triển nhất khu vực. Theo dữ liệu của OECD, Hàn Quốc đã chi xấp xỉ 91 tỷ USD cho R&D, đứng thứ hai sau Israel. Nhờ vậy, nước này đã sẵn sàng cho cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 với công nghệ thành phố thông minh và 5G. Hàn Quốc được công nhận rộng rãi là quốc gia dẫn đầu về công nghệ thông tin (CNTT). Những công ty CNTT và điện tử nổi tiếng như Samsung, LG, SK, KT là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cả nước.

Hàn Quốc sở hữu tốc độ Internet hàng đầu và là nước đầu tiên chính thức triển khai 5G thương mại. Nước này còn đứng đầu về tỷ lệ tiếp cận Internt khi hầu hết mọi hộ gia đình đều online.

Chỉ số tự do kinh tế IEF

Bảng xếp hạng chỉ số tự do kinh tế một số quốc gia năm 2018 (nguồn Worldbank.org)

Năm 2018 Hàn Quốc đứng xếp hạng 27/141 quốc gia về chỉ số IEF, với số điểm 73.8 thuộc phần gần tự do. ể từ sau Chiến tranh Triều Tiên, Hàn Quốc đã trở thành một trong những nền kinh tế hàng đầu thế giới, khác xa so với quốc gia nghèo khó trước đây. Điều này xảy ra bất chấp việc quốc gia này đang phải hứng chịu một cuộc khủng hoảng kinh tế lớn vào cuối thế kỷ 20 đã được khắc phục trong số những thứ khác bằng một thỏa thuận của IMF và cam kết cải cách của chính phủ.

Việc tái cơ cấu chính phủ theo tư duy tiến bộ đã giúp quốc gia này đạt điểm cực kỳ cao trên thang điểm của Ngân hàng Thế giới khi đo lường mức độ dễ dàng kinh doanh ở các quốc gia khác nhau. Thật vậy, hiệu quả quản lý, sự cởi mở của thị trường và chính phủ Hàn Quốc sẵn sàng tiếp nhận đầu tư nước ngoài khiến hoạt động kinh doanh ở Hàn Quốc trở thành một lựa chọn sáng suốt.

Chưa bao giờ có thời điểm tốt hơn để xem xét hoạt động kinh doanh ở Hàn Quốc vì các thủ tục đăng ký sau đăng ký mà trước đây cần phải tuân thủ khi thành lập doanh nghiệp nay đã được bãi bỏ. Hàn Quốc được Chỉ số Tự do Kinh tế mô tả là 'hầu hết tự do' và các doanh nghiệp cũ và mới sẽ gặp ít trở ngại từ sự can thiệp của chính phủ.

Chỉ số thuận lợi kinh doanh

Kể từ sau Chiến tranh Triều Tiên, Hàn Quốc đã trở thành một trong những nền kinh tế hàng đầu thế giới, khác xa so với quốc gia nghèo khó trước đây. Điều này xảy ra bất chấp việc quốc gia này đang phải hứng chịu một cuộc khủng hoảng kinh tế lớn vào cuối thế kỷ 20 đã được khắc phục trong số những thứ khác bằng một thỏa thuận của IMF và cam kết cải cách của chính phủ.

Việc tái cơ cấu chính phủ theo tư duy tiến bộ đã dẫn đến việc quốc gia này đạt điểm cực kì cao trên thang điểm của Ngân Hàng Thế Giới khi đo lường mức độ dễ dàng kinh doanh ở các quốc gia khác nhau. Thật vậy, hiệu quả quản lý, sự cởi mở của thị trường và sự sẵn sàng tiếp nhận đầu tư nước ngoài của chính phủ hàn quốc khiến hoạt động kinh doanh ở Hàn Quốc trở thành một sự lựa chọn sáng suốt.

Năm 2020, chỉ số thuận lợi kinh doanh tại Hàn Quốc là 84, đứng thứ 5 trong bảng xếp hạng toàn cầu. Trong danh sách thuận lợi kinh doanh của Ngân hàng Thế giới, Hàn Quốc đã được xếp hạng là quốc gia tốt thứ 2 trên thế giới và do đó cũng được coi là quốc gia có nền kinh tế kinh doanh tốt nhất ở Châu Á.

Chỉ số thuận lợi kinh doanh của Hàn Quốc từ 2013 - 2020( nguồn: worldbank )

Chỉ số cảm nhận tham nhũng CPI

Trong những năm 1990, tương tự như các nước đang phát triển khác, Hàn Quốc tập trung nguồn lực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế, bước đầu đạt nhiều thành tựu. Song song với thành tựu kinh tế, nạn tham nhũng ở Hàn Quốc cũng rất nghiêm trọng, tấn công vào nhiều lĩnh vực của đời sống. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là cải cách hành chính chưa tương ứng với cải cách kinh tế.

Ngày nay, Hàn Quốc là nền kinh tế phát triển, đứng thứ ba ở châu Á và đứng thứ 13 trên thế giới.Chỉ trong vòng hai thập kỷ (từ năm 1995), công cuộc phòng, chống tham nhũng của Hàn Quốc đã đạt được những thành tựu rất đáng ghi nhận.

Điểm chỉ số CPI của Hàn Quốc qua các năm 2012 – 2021 ( Nguồn Worldbank.org)

Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế về Chỉ số nhận thức tham nhũng năm 2021, Hàn Quốc là một trong số các quốc gia ít tham nhũng nhất trong số 180 quốc gia. Năm 2021, điểm số nhận dạng tham nhũng của Hàn Quốc (CPI) là 62 trên 100, tăng nhẹ so với năm trước. Chỉ số cho thấy mức độ tham nhũng nhận thức trong khu vực công tại 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hàn Quốc đã cải thiện đều đặn trong những năm gần đây, một phần do những nỗ lực chống tham nhũng của Chính phủ.

Từ năm 1999, Chính phủ Tổng thống Kim Dae-jung đã áp dụng chế độ lương, thưởng dựa theo đánh giá chất lượng hoạt động của từng cá nhân công chức (hoàn toàn khác với cơ chế trả lương dựa theo cấp bậc kiểu truyền thống). Theo đó, những công chức hoàn thành tốt công việc của mình sẽ được thưởng thêm 150%, 100% hoặc 50% lương cơ bản, tùy theo họ được xếp vào nhóm 10% giỏi nhất, hay 10-30% hoặc 30-70% người giỏi nhất Chính phủ Hàn Quốc đã nghiên cứu và học tập kinh nghiệm chống tham nhũng để xây dựng Luật Chống tham nhũng (2001) và hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến chống tham nhũng; cải cách thể chế hành chính; cải thiện mức sống của cán bộ, công chức; tham gia các Công ước phòng, chống tham nhũng và tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống tham nhũng; khuyến khích và bảo vệ người dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng; tuyên truyền, giáo dục về tác hại của tham nhũng, lên án tham nhũng trong hệ thống trường học và trên phương tiện truyền thông; xác định đúng vai trò

của các cơ quan báo chí, truyền thông là một công cụ, một lực lượng hữu hiệu thu hút, kết nối mọi tầng lớp nhân dân tham gia chống tham nhũng; khuyến khích và bảo vệ người dân phát hiện và trừng trị tham nhũng…

Từ năm 2003, Hàn Quốc đã thành lập “hệ thống tuyển dụng mở”. Theo đó, hàng trăm vị trí công vụ được mở cửa cho các ứng viên bên ngoài tham gia thi tuyển, dựa trên năng lực, trình độ và hạnh kiểm. Các vị trí mở cửa thi tuyển đã tăng lên từ 15,9% thời Tổng thống Kim Dae-jung lên 30,6% thời Tổng thống Roh Moo-hyun (tính đến tháng 1-2004). Ðể kiểm soát tham nhũng, tất cả các công chức và các ứng viên thi vào hệ thống công vụ đều phải kê khai tài sản. Hàn Quốc cũng thành lập một “Hệ thống kiểm soát công chức nhà nước” để thường xuyên theo dõi nhân sự hành chính, đặc biệt là kiểm soát việc phình to bộ máy, tăng số lượng công chức.

Một phần của tài liệu Chất lượng thể chế và một số cách đo lường chất lượng thể chế, liên hệ tới một quốc gia, hoặc một số quốc gia (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w