7. Bố cục của đề tài
3.2.3 Nguồn nhân lực
Bên cạnh việc tăng cường số lượng, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cần tăng cường công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng tư vấn bán hàng; đảm bảo cán bộ đáp ứng được yêu cầu với chất lượng và đòi hỏi cao của công việc, đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam và các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;
Việc đào tạo và tái đào tạo được thực hiện liên tục, kịp thời, các cán bộ có thể
tham gia các khoá học tập trung hoặc tại chỗ. Ngoài các khoá học nội bộ trong hệ thống, Vietcombank Gò Vấp cũng cần tạo điều kiện cho các cán bộ tham gia các khoá học đào tạo do các đơn vị bên ngoài tổ chức. Đây cũng là cơ hội để các cán bộ Vietcombank Gò Vấp tiếp cận, tìm hiểu các ngân hàng bạn và cập nhật các sản phẩm
ngân hàng hiện đại, công nghệ mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhanh chóng ứng dụng
và phát triển trong hệ thống của mình;
Cần thành lập riêng một tổ công tác làm nhiệm vụ hướng dẫn và đăng ký cho khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử. Thành viên của tổ công tác này cần là người am hiểu và nhanh nhạy trong trong lĩnh vực ngân hàng điện tử.
chiếm tỷ lệ khá cao đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng. Vì vậy, kèm với việc khi khách hàng mở tài khoản thanh toán tại Vietcombank,
nhân viên cần chủ động, nhiệt tình tư vấn và phát các tờ rơi để khách hàng có thể biết
đến các tiện ích gia tăng của dịch vụ ngân hàng điện tử. Từ sự nhiệt tình giới thiệu, tư vấn tiện ích của các dịch vụ, khách hàng có thể hiểu biết và bắt đầu tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng điện tử, kích thích sự tìm hiểu và sử dụng của khách hàng và từ đó khách hàng có thể giới thiệu đến các bạn bè, đồng nghiệp, người thân,...