Thảo luận về kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu 2500_013046 (Trang 110 - 115)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.5.Thảo luận về kết quả nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định sử các dịch vụ Ngân hàng số của khách hàng tại TP-Bank, đo lường mức độ tác động của từng yếu tố, từ đó đề

90

xuất các giải pháp nhằm tăng sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng các dịch vụ Ngân hàng số tại TP-Bank và đóng góp cho các công trình nghiên cứu có liên quan tiếp theo.

Nghiên cứu đã tổng hợp cơ sở lý thuyết liên quan đến khái niệm Ngân hàng số và các yếu tố tác động đến ý định sử dụng Ngân hàng số; lược khảo các nghiên cứu trong nước và nước ngoài có liên quan trước đây; tổng hợp các mô hình nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu để qua đó đưa ra mô hình nghiên cứu cho đề tài, xây dựng các giả thuyết và lựa chọn phương pháp thực hiện nghiên cứu cho đề tài. Có chín khái niệm ở dạng biến tiềm ẩn được đưa ra trong nghiên cứu bao gồm: Tính hữu ích, Tính dễ sử dụng, Độ bảo mật, Sự tiện lợi , Sự tin tưởng , Hình ảnh doanh nghiệp, Ảnh hưởng từ xã hội, Nhận thức rủi ro và Ý định sử dụng. Nghiên cứu sử dụng kết hợp nghiên cứu định tính nhằm phỏng vấn xây dựng thang đo chính với 36 biến quan sát. Quy mô mẫu nghiên cứu chính thức là 300 bảng câu hỏi phản hồi đạt yêu cầu để được đưa vào phân tích dữ liệu và nghiên cứu định lượng.

Thông qua thống kê mô tả, kết quả cho thấy khách hàng tham gia khảo sát chủ yếu là ở độ tuổi khá trẻ giao động từ 18 đến 30 tuổi có thu nhập theo tháng khoảng từ 5 đến 10 triệu. Bên cạnh đó, tần suất sử dụng Ngân hàng số của họ trung bình khoảng từ 3 đến 5 lần mỗi tháng. Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha mô hình ban đầu gồm 8 thang đo với 36 biến quan sát đều đạt yêu cầu và được đưa vào phân tích nhân tố. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) có kết quả phân tích đã rút trích được 8 nhân tố và các biến quan sát đều đạt yêu cầu. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết ban đầu đều được giữ nguyên để thực hiện các bước phân tích tiếp theo. Phân tích tương quan Pearson để xem xét mức độ tương quan của các biến, kết quả cho thấy khi đối chiếu tương quan với biến INT (Ý định sử dụng) thì tất cả các biến độc lập đều có giá trị Sig. nhỏ hơn 0.05, điều này đồng nghĩa với việc cả 8 biến độc lập này đều đảm bảo tính phù hợp của mô hình. Tám yếu tố tác động đến ý định sử dụng được tiến hành kiểm định sự phù hợp của mô hình với R2 = 0.711 (F = 89.508, với mức ý nghĩa 0.00 <

91

0.05) chứng tỏ mô hình hoàn toàn có ý nghĩa về mặt thống kê. Đồng thời, nghiên cứu cũng tiến hành dò tìm các vi phạm giả định cần thiết, kết quả cho thầy không có vi phạm nào trong nghiên cứu. Sau đó, kiểm định giả thuyết hồi quy, cả 8 nhân tố đều cho kết quả đạt yêu cầu và có ý nghĩa về mặt thống kê. Vậy mô hình hồi quy đã chuẩn hoá bao gồm 8 yếu tố tác động với sự tác động mạnh nhất đến Ý định sử dụng là Nhận thức rủi ro, thứ hai là Tính hữu ích, tiếp đến là Sự tin tưởng, Độ bảo mật, Sự thuận tiện, Tính dễ sử dụng, Hình ảnh doanh nghiệp, tác động ít nhất đó là Ảnh hưởng từ xã hội. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn thực hiện kiểm định mối quan hệ giữa các yếu tố đặc điểm cá nhân và ý định sử dụng Ngân hàng số của khách hàng tại TP-Bank. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt về ý định sử dụng của các nhóm đối tượng khác nhau tham gia khảo sát, tức là sự khác biệt về giới tính, độ tuổi, thu nhập, tần suất sử dụng không cho thấy sự khác nhau về ý định sử dụng các dịch vụ Ngân hàng số.

Kết quả nghiên cứu có sự tương đồng so với các nghiên cứu của Nguyễn Đạt Ngọc và cộng sự (2020); Nguyễn Thị Oanh (2020); Mufarih và cộng sự (2020) mà tác giả đã kế thừa mô hình nghiên cứu và các thang đo cùng khẳng định có sự tác động của các yếu tố đến ý định sử dụng các dịch vụ Ngân hàng số nhưng khác nhau về mức độ tác động. Điều này hoàn toàn hợp lý vì có sự khác nhau về đối tượng, phạm vi khảo sát, điều kiện vật lý và thời gian thực hiện nghiên cứu.

Kết quả đo lường trong nghiên cứu cho thấy một số thang đo được xây dựng và kiểm định đối với môi trường quốc tế có thể sử dụng trong các nghiên cứu tại môi trường Việt Nam thông qua việc điều chỉnh sao cho phù hợp với điều kiện môi trường thực tế. Về mặt nghiên cứu, kết quả của đề tài góp phần làm cơ sở lí thuyết cho các nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực Ngân hàng bằng cách điều chỉnh cho hợp lý các thang đo. Về thực tiễn, tính hữu ích, tính dễ sử dụng, độ bảo mật, sự tiện lợi , sự tin tưởng , hình ảnh doanh nghiệp, ảnh hưởng từ xã hội, nhận thức rủi ro đều có tác động tích cực đáng kể đến ý định sử dụng Ngân hàng số của khách hàng tại TP-Bank. Vì vậy, nghiên cứu này

92

có thê giúp các nhà quản lý TP-Bank có những chính sách phù hợp và hiệu quả đê có thể nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với các dịch vụ Ngân hàng số của Ngân hàng dựa trên tám yếu tố đã được xác lập.

93

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Chương 4 trình bày kết quả thống kê mô tả và kiểm định độ tin cậy thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha cho các biến độc lập và biến phụ thuộc. Mô hình gồm 8 biến độc lập với 36 biến quan sát sau khi kiểm định Cronbach’s Alpha và đưa vào phân tích EFA cho thấy tất cả các biến quan sát của thang đo đểu đạt yêu cầu. Phân tích hồi quy tuyến tính cho kết quả cả 8 biến quan sát đều tác động đến quyết định sử các dịch vụ Ngân hàng số của khách hàng tại TP Bank. Trong đó, 7 biến có tác động cùng chiều và 1 biến (Nhận thức rủi ro) có tác động ngược chiều đến biến phụ thuộc. Bên cạnh đó, kiểm định sự khác biệt trung bình cho thấy không có sự khác biệt về ý định sử dụng các dịch vụ Ngân hàng số giữa các nhóm đối tượng khác nhau. Chương 5 sẽ thảo luận về kết quả nghiên cứu từ đó đưa ra hàm ý quản trị, các hạn chế của kết quả nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.

94

Một phần của tài liệu 2500_013046 (Trang 110 - 115)