Các nước châu Âu

Một phần của tài liệu Khai thác và sử dụng đất hiếm hiện nay trên thế giới (Trang 35 - 36)

2010 là 5.978 nửa cuối năm

3.6. Các nước châu Âu

Hoa Kỳ và các nước phương Tây lợi dụng một thời gian dài, Trung Quốc bán ĐH giá rẻ và chưa có nhu cầu sử dụng ĐH trong nước, nên đã mua với số lượng lớn ĐH của Trung Quốc không phải để tiêu dùng ngay mà làm dự trữ chiến lược. Vì tính quan trọng của ĐH, kể từ đầu năm 2010, để đối phó với khả năng Trung Quốc giảm xuất khẩu, các nước phương Tây đã quyết định tăng dự trữ chiến lược về ĐH. Nga là nước cũng có trữ lượng ĐH lớn và khai thác ĐH từ những năm 1951, nhưng cũng đóng cửa để tranh thủ nhập khẩu từ Trung Quốc.

Tuy nhiên, trước thông tin Trung Quốc cắt giảm hạn ngạch xuất khẩu ĐH, một số nước phương Tây phải nhập khẩu ĐH đã chỉ trích biện pháp hạn chế của Trung Quốc và yêu cầu nới lỏng chế độ kiểm soát việc xuất khẩu ĐH. Có thế thấy, điều mà các nước phương Tây lo lắng thực sự là Trung Quốc không cung cấp ĐH giá rẻ nữa và lo ngại mất ưu thế cạnh tranh trên các phương diện kinh tế, đặc biệt là các lĩnh vực công nghệ cao, trong đó có công nghệ năng lượng xanh.

Các nước châu Âu không còn mỏ khai thác nào và có nguy cơ sẽ thiếu kim loại ĐH, và đang đứng trước thực trạng báo động: sự phát triển kinh tế của EU đang bị đe dọa bởi nguồn cung các loại nguyên liệu khoáng chất chiến lược vì khu vực này bị phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung.

Pháp mua tới 6% lượng xuất khẩu ĐH Trung Quốc. Đức, nước nhập khẩu mỗi năm từ 3.000 đến 5.000 tấn ĐH, cũng đã ban hành một loạt biện pháp nhằm đa dạng hóa nguồn cung ứng ĐH, như đặt mua tại Hoa Kỳ, Namibia hay Mông Cổ. Tháng 6/2010, Liên minh châu Âu (EU) cũng đã lập danh sách 14 loại ĐH mà nguồn cung cấp mang tính chất sống còn cho ngành công nghiệp châu Âu, như công nghiệp sản xuất tua bin gió, tàu siêu tốc và các ngành công nghệ cao khác.

Các cường quốc phương Tây hiện tại đã bắt đầu đổ tiền của vào khai thác trở lại kim loại hiếm. Những nhà đầu tư mạo hiểm có thể muốn nhìn vào Molycorp Inc, đã mở lại mỏ Mountain Pass. Cùng với Arafura và Lynas Corp ở Ôxtrâylia,

hãng này hy vọng sẽ sản xuất khoảng 50.000 tấn kim loại ĐH vào giữa thập niên này. Những hy vọng cho sản xuất ĐH ở châu Âu được ước tính là đáp ứng 10% cầu ĐH có thể được thực hiện tại các mỏ ở Estonia và Greenland.

Một phần của tài liệu Khai thác và sử dụng đất hiếm hiện nay trên thế giới (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)