Tổng mức đầu tư xây dựng công trình bao gồm toàn bộ chi phí cho việc thực hiện dự án ở các giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư gồm: chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí khác, lãi vay vốn trong thời gian xây dựng, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí dự phòng.
* Chi phí xây dựng: 113,657 USD
* Chi phí thiết bị : 686,186 USD
* Chi phí QLDA: 37,406 USD
* Chi phí Tư vấn đầu tư xây dựng: 58,955 USD
* Chi phí khác: 22,653 USD
* Chi phí dự phòng : 135,925 USD
Tổng mức đầu tư: 1054,782 USD
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
Để đáp ứng được nhu cầu phụ tải khu vực huyện Cẩm Giàng và hai khu công nghiệp: Khu công nghiệp Phúc Điền, khu công nghiệp Tân Trường hiện tại và trong tương lai cùng với đó nâng cao chất lượng điện năng, tăng độ tin cậy cung cấp điện, chống quá tải cho trạm đồng thời cùng với các trạm 110kV trong khu vực như TBA Đông Niên, TBA 110kV Nghĩa An, TBA 110kV Ngọc Sơn hỗ trợ cấp điện cho các lưới điện trung áp trong khu vực. Nên việc nâng công suất trạm biến áp 110kV Phúc Điền là một việc làm hết sức cần thiết.
Qua quá trình thực tập tại công ty Điện lực Hải Dương, được sự giúp đỡ của các cán bộ phòng Kỹ thuật của công ty và đặc biệt là sự hướng dẫn chỉ đạo tận tình của thầy giáo Th.S Ngô Quang Ước đến nay tôi đã hoàn thành đề tài
“Thiêt kế trạm biến áp thứ 2 cho trạm 110kV Phúc Điền”. Đề tài đã đạt được
một số kết quả sau:
Lựa chọn được các thiết bị cao áp và hạ áp;
Tính chọn thiết bị bảo vệ;
Tính chọn dây dẫn;
Tính được dự toán công trình cho đề tài.
Tuy nhiên do thời gian và trình độ còn hạn chế nên đề tài còn một số hạn chế như sau:
Phần cơ khí đường dây chưa tính được móng cột đường dây;
Phần tính toán kinh tế chưa đưa ra được tính chi tiết kinh tế cho từng hạng mục công trình, chưa tính toán được thời gian thu hồi vốn và hiệu quả kinh tế của công trình.
2. Kiến nghị
Do đề tài còn một số thiếu sót vì vậy tôi mong những người đi sau hoàn thiện những phần thiếu sót trong đề tài như sau:
Hoàn thành tính toán cơ khí đường dây: tính toán móng cột .v.v.;
Tính toán kinh tế chi tiết cho từng hạng mục công trình và đưa ra được thời gian thu hồi vốn, hiệu quả kinh tế của công trình;
Mặc dù rất cố gắng nhưng do trình độ có hạn nên đề tài không tránh khỏi thiếu sót vì vậy tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng Auto cad – Th.S Dương Thành Huân, khoa Cơ - Điện, Học
viện Nông nghiệp Việt Nam. 2. Các tiêu chuẩn thiết kế
Tiêu chuẩn thiết kế IEC;
Tiêu chuẩn về xây dựng trong thiết kế: TCVN 5308 : 1991; Tiêu chuẩn về an toàn trong thiết kế: TCVN 5846 : 1994. 3. Các quy chuẩn thiết kế.
4. Cung cấp điện(2006) - Nguyễn Xuân Phú, Nguyễn Công Hiền, Nguyễn
Bội Khuê - NXB Khoa học kỹ thuật.
5. Giáo trình ngắn mạch trong hệ thống điện (2002) – Lã Văn Út – NXB
Khoa học kỹ thuật.
6. Mạng Điện(2010) - Ths. Nguyễn Ngọc Kính – NXB Khoa học tự nhiên
và công nghệ.
7. Nhà máy điện và trạm biến áp (phần điện)(2005) - Trịnh Hùng Thám,
Nguyễn Hữu Khải, Đào Quang Thạch - NXB Khoa học kỹ thuật.
8. Sổ tay tra cứu và lựa chọn thiết bị điện từ 0,4 – 500KV(2002) – Ngô
Hồng Quang - NXB Khoa học kỹ thuật.
9. Thiết kế cấp điện (2008) – Ngô Hồng Quang, Vũ Văn Tẩm – NXB Khoa
học kỹ thuật.
10. https://tailieu.vn/.
11. http://webdien.com/d/forum.php. 12. http://thuvienphapluat.vn/.