Phát động phong trào toàn dân tham gia BVMT.

Một phần của tài liệu Quản Lý Môi Trường đối với chất thải rắn từ hoạt động trồng trọt ở huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. (Trang 30 - 33)

- Người dân thực hiện tương đối các yêu cầu như: các chất thải trồng trọt, phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch được tận dụng vào nhiều công đoạn sản xuất, sinh hoạt.

- Các địa phương đã đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp, thu hoạch lúa bằng máy gặt nên rơm rạ được cắt nhỏ ngay tại ruộng và cày lật vùi xuống đất cho phân hủy, bổ sung mùn và chất hữu cơ cho đất, rơm rạ dư thừa còn được cung cấp cho các cơ sở trồng nấm làm nguyên liệu giá thể cấy nấm,cây ngô, rơm làm thức ăn cho gia súc, rau củ quả hỏng được tận dụng để làm thức ăn cho vật nuôi hoặc ủ làm phân bón hữu cơ cho cây trồng, trấu cung cấp cho đơn vị sản xuất chất đốt, làm chất độn chuồng trong chăn nuôi, địa phương cũng đã xây dựng các bể chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng để không vương vãi ra môi trường.

- Mở lớp hướng dẫn người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách.

- Xử lý chất thải bằng biện pháp trồng cây luân canh cách này giúp kháng sâu bệnh qua đó ít phải sử dụng thuốc trừ sâu.

- Phân loại rác theo các nguồn và tiến hành xử lý đúng quy định.

- Áp dụng công nghệ thu hồi và tái chế đối với các loại phế thải như: chai lọ, bao bì, đồ nhựa...

- Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức pháp luật, ý thức bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp của cộng đồng dân cư và doanh nghiệp trong thời gian dài, đặc biệt vào chính vụ sản xuất.

- Các địa phương tích cực mở các lớp tập huấn phổ biến nâng cao kiến thức về sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật an toàn

Một phần của tài liệu Quản Lý Môi Trường đối với chất thải rắn từ hoạt động trồng trọt ở huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. (Trang 30 - 33)