3 CÁC YÊU CẦU THI CÔNG
3.6 ĐỔ BÊ TÔNG
3.6.2 VÀ ĐẦM NÉN BÊ TÔNG
(a) Ngay sau khi trộn, bê tông phải được vận chuyển đến vị trí đổ trên cơng trường bằng các phương pháp sao cho ngăn ngừa được hiện tượng phân tầng, mất mát hoặc nhiễm bẩn bất cứ thành phần nào. Không được phép sử dụng bất cứ phương pháp nào liên quan đến việc sử dụng ống hoặc máng chuyền để vận chuyển bê tơng, trừ phi có sự chấp thuận bằng văn bản của Kỹ sư.
(b) Vận chuyển bê tông từ trạm trộn phải sao cho nhanh nhất có thể và Nhà thầu phải ln có trách nhiệm để bê tơng khơng bị đơng cứng trong khoảng thời gian từ lúc cho nước cho đến khi được đổ và đầm nén vào Cơng trình.
(c) Trước khi bê tơng được đổ, ván khn phải được làm sạch kỹ khơng cịn các chất bẩn, phoi bào, vụn đá hay các mảnh vụn vật liệu khác.
(d) Các ván khuôn sẽ được xử lý bằng một vật liệu khơng nhuộm mầu hoặc nhúng vào nước để bão hịa nước ngay trước khi đổ bê tông. Đối với các bề mặt lộ ra bên ngồi, ván khn sẽ được xử lý bằng một loại vật liệu không mầu được Kỹ sư chấp thuận để bê tông không bám chặt vào ván khuôn. Ván khuôn phải được làm sạch sao cho khơng cịn các chất có thể dính vào hoặc làm biến mầu bê tông. (e) Bê tông chỉ được đổ khi ván khuôn và cốt thép được Kỹ sư kiểm tra và chấp thuận trước. Phương pháp và trình tự đổ bê tơng sẽ được chấp thuận của Kỹ sư. (f) Kỹ sư có thể u cầu tất cả các cơng việc trộn, đổ và bảo dưỡng bê tông phải
được tiến hành trong các khu vực râm mát.
(g) Bê tơng phải được đổ nhẹ nhàng vào vị trí và khơng được rơi tự do từ khoảng cách lớn hơn 1 mét, để tránh phân tầng cốt liệu và dịch chuyển của cốt thép. (h) Để giảm thiểu khoảng cách bê tơng rơi tự do, máng rót bằng cao su hoặc kim
loại sẽ được sử dụng cho các tiết diện nhỏ và sử dụng gầu đổ mở đáy hoặc các loại thùng thích hợp khác cho các tiết diện lớn.
(i) Khi có yêu cầu đổ các mái dốc đứng, các máng rót sẽ được trang bị vách ngăn hay chia thành các đoạn máng có chiều dài ngắn để dễ xoay chiều của chuyển động.
(j) Bê tông phải được đổ sao cho nước không bị đọng ở các đầu, góc và bề mặt ván khn, nước sẽ khơng được đổ với lượng lớn tại một điểm đổ chỉ định và không cho phép nước chảy và hoạt động với khoảng cách lớn trong ván khuôn.
(k) Các hạt cốt liệu thơ sẽ làm việc phía sau ván khn và xung quanh cốt thép nhưng không làm các thanh cốt thép chuyển vị. Sau khi bê tông bắt đầu đông cứng, phải giữ cho ván khuôn không bị rung và các đấu thanh cốt thép chồi ra ngồi khối bê tơng khơng bị xáo động.
(l) Bê tông được đổ và đầm trong các lớp đồng đều với các mẻ trộn được đổ kế tiếp nhau.
(m) Độ dày của các lớp bê tông dao động trong khoảng 15 - 30cm đối với bê tông cốt thép và khoảng 45cm đối với bê tông không cốt thép.
(n) Bê tông phải được đầm liên tục và cẩn thận, đầm xung quanh cốt thép và các góc của ván khn để bê tông bám chặt vào cốt thép và không để lại các lỗ rỗng tổ ong.
(o) Bê tông phải được đầm bằng máy đầm rung cơ khí hoặc máy đầm giùi cơ điện hoặc loại được Kỹ sư chấp thuận. Không cho phép đầm rung bê tông quá mức trong ván khuôn bằng phương tiện đầm. Khi cần thiết, có thể hỗ trợ việc đầm rung bằng cách sử dụng các dụng cụ cầm tay thích hợp để khuấy bê tơng để đảm bảo độ đậm đặc đúng qui cách và thích hợp.
(p) Đầm dùi rung phải có đường kính phù hợp với khoảng trống giữa các cốt thép, phải là loại có tần số đủ cao và phải được cơng nhân có kinh nghiệm vận hành. Đầm rung phải ngập trong bê tông tại các điểm cách đều nhau một khoảng gấp 10 lần đường kính của đầm và tới hết chiều sâu của lớp bê tông mới đổ. Phải chú ý cẩn thận để cốt thép không bị dịch chuyển và không làm ảnh hưởng đến sự đông cứng từng phần của bê tông. Trong bất cứ trường hợp nào đầm rung cũng không được chạm vào cốt thép. Mỗi một lần nhúng đầm vào bê tông phải để liên tục cho đến khi bọt khí của vữa khơng cịn xuất hiện trên bề mặt bê tông nhưng không kéo dài quá 30 giây. Đầm phải được rút lên một cách đều đặn theo phương thẳng đứng để khơng tạo thành túi khí trong bê tơng.
(q) Đầm rung phải có khả năng truyền sự rung động sang bê tông với tần số không nhỏ hơn 4500 xung lực trên một phút (75 Hz) và hiệu quả có thể nhận thấy là thu được một hỗn hợp thiết kế phù hợp với độ sụt 25mm trong khoảng ít nhất là 45cm từ vị trí đặt đầm rung.
(r) Nhà thầu phải cung cấp một số đầm rung dự phịng trong q trình đổ bê tơng. Trong mọi trường hợp, ít nhất phải có hai đầm rung tại mỗi vị trí của kết cấu mà tại đó có hơn 25m3 bê tơng sẽ được đổ.
(s) Tồn bộ việc rung, đầm và cơng tác hồn thiện phải được kết thúc ngay sau khi bê tơng đã đổ đến vị trí cuối cùng.
(t) Cơng nhân không được phép đi trên bê tông mới đổ cho đến khi bê tông đạt đủ độ đông cứng để cơng nhân có thể đi lại mà khơng làm lõm bê tông.
(u) Phải chú ý để phần cốt thép chờ ra ngồi lớp bê tơng mới đổ khơng bị lắc hay va chạm làm hỏng hay phá phần bê tông mới đông cứng tiếp xúc với các cốt thép này.
(v) Việc đổ bê tông ở bất kỳ phần hay đoạn nào của hạng mục cơng trình cũng phải được tiến hành một cách liên tục, khơng một cơng việc có liên quan nào được phép ngắt quãng quá trình đổ bê tơng này.
(w) Tại những vị trí dầm và bản dầm cùng tạo thành một bộ phận liên kết của một kết cấu thì phải được đổ một lần, trừ khi có quy định khác đi hoặc để tạo một điều kiện đã được chấp thuận cho việc tạo mối nối thi công.
(x) Sau khi dầm, tường hoặc cột được đổ, cho phép để quãng nghỉ 1 tiếng đồng hồ trước khi đổ dầm liên tục. Các bộ phận có thay đổi đột ngột về tiết diện cũng được áp dụng tương tự.
(y) Bề mặt ngoài của bê tông phải được xử lý kỹ lưỡng trong quá trình đổ bằng các loại dụng cụ đã được chấp thuận. Việc xử lý bề mặt đó nhằm dìm mọi cốt liệu thô trên bề mặt xuống và đồng thời chuyển vữa dọc thành ván khuôn lên trên bề mặt, như vậy sẽ tạo được một bề mặt hồn thiện nhẵn mịn, khơng bị đọng nước hay có các túi khí, lỗ rỗ tổ ong.
(z) Bê tông mới đổ phải được che chắn khỏi mưa, lốc bụi, các chất hoá học và các tác động có hại của mặt trời, sức nóng, gió, nước chảy và rung động và va chạm mạnh. Bê tông mới đổ cũng phải được che bằng rào ngăn hoặc bằng các cách khác để ngăn không cho người dẫm lên hoặc bị các vật khác đặt lên hay ném vào. Việc bảo vệ này phải tiếp tục cho đến khi bê tơng có đủ độ đơng cứng và khơng cịn bị những yếu tố trên gây hư hại nữa. Kỹ sư có thể quyết định khi nào thì khơng cần bảo vệ nữa, nhưng trong mọi trường hợp thời gian bảo vệ khơng được ít hơn 24 giờ đồng hồ sau khi bê tơng được đổ.
(aa) Nhà thầu phải có các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn các luồng nhiệt độ cao hơn 20 độ C đi qua khối bê tông trong giai đoạn đang đổ và bảo dưỡng bê tơng. (ab) Tồn bộ máng chuyền, ống xối, ống dẫn phải được giữ sạch và không bị bám
vữa đông cứng bằng cách xả nước kỹ sau mỗi lần sử dụng. Nước sử dụng để xả phải xả sạch vữa bê tông đã đông cứng trong ống. Không cho phép sử dụng máng chuyền, ống xối, ống đổ, ống dẫn làm bằng nhơm.
3.6.3 ĐỀ PHỊNG THỜI TIẾT
(a) Trong điều kiện thời tiết nóng, phải lưu ý đến việc làm lạnh nước trộn bê tông trước khi sử dụng, lựa chọn các phương pháp sản xuất, vận chuyển và bảo dưỡng thích hợp để giảm nhiệt độ của bê tơng và giảm tỉ lệ bay hơi nước.
(b) Trạm trộn bê tơng phải có lưới ngăn và lớp che phủ để ngăn gió, mưa và nắng; các biện pháp phịng ngừa tương tự cũng phải được áp dụng khi vận chuyển, đổ và bảo dưỡng bê tông tuỳ từng điều kiện cụ thể.
(c) Khi nhiệt độ khơng khí trong bóng râm là 35 độ C và có chiều hướng tăng lên thì phải tiến hành các biện pháp phòng ngừa đặc biệt trong q trình sản xuất bê tơng để nhiệt độ của bê tông khi đổ không vượt quá 32 độ C.
(d) Việc che phủ cốt liệu và máy móc trộn, việc làm lạnh nước trộn bê tông và các bước thi công khác phải được tiến hành đúng yêu cầu của Kỹ sư.
(e) Bê tông tươi được đổ khi nhiệt độ ở 35 độ C hoặc cao hơn phải được che phủ để ánh nắng mặt trời không trực tiếp chiếu vào, thoả mãn yêu cầu của Kỹ sư.
(f) Khi đổ bê tông khong có mái che thì khơng được tiến hành khi trời mưa.
3.6.4 TÍNH LIÊN TỤC CỦA CƠNG TÁC ĐỔ BÊ TƠNG
(a) Khi được Kỹ sư chỉ dẫn, Nhà thầu phải tiến hành công việc đổ bê tông ở bất cứ bộ phận cụ thể nào của Cơng trình một cách liên tục, không ngắt quãng từ lúc bắt đầu đổ cho đến lúc kết thúc. Trong trường hợp cho phép ngắt qng thì khơng được đổ bê tơng ướt lên trên mặt hoặc tiếp xúc với lớp bê tông đã đổ trước khi ngắt quãng cho đến khi lớp bê tơng đổ trước có đủ độ đơng cứng để không bị hư hại.
(b) Phải chú ý cẩn thận để đảm bảo chỗ bê tông đã đông cứng từng phần không bị phá hoại do va đập mạnh hoặc do bất kỳ nguyên nhân nào khác.
(c) Việc đổ bê tông tại chỗ sẽ không được bắt đầu tiến hành cho đến khi có đầy đủ lượng vật liệu cần thiết để đảm bảo bê tông được đổ liên tục.
(d) Không được bắt đầu tiến hành đổ bê tông cho đến khi có đủ thiết bị dự phịng cho trường hợp hỏng hóc máy móc.
(e) Nếu thời gian bê tơng tươi tính từ lúc ra khỏi thùng trộn đến hiện trường đổ bê tơng kéo dài vượt q hai tiếng đồng hồ, thì phần bê tơng này sẽ bị thải loại.
3.6.5 MẺ TRỘN
Việc cân đong, đo đạc vật liệu trộn sẽ được tiến hành tại trạm trộn.
(1) Xi măng poóc lăng
(a) Có thể sử dụng xi măng rời hoặc xi măng đóng bao. Khi dùng một phần của bao xi măng đã dùng dở, lượng xi măng sử dụng phải được cân đong chính xác. (b) Xi măng rời phải được cân đong bằng các thiết bị cân đã được chấp thuận.
Thùng cân xi măng rời phải được gắn kín và có miệng thích hợp để ngăn ngừa bụi bẩn xảy ra trong q trình hoạt động. Khơng được treo máng chuyền vào thùng cân và phải bố trí máng chuyền sao cho xi măng không bị tắc mà cũng khơng bị rị rỉ.
(c) Độ chính xác trong định lượng vật liệu được phép nằm trong khoảng dung sai 1% so với trọng lượng yêu cầu.
(2) Nước
Nước có thể được xác định khối lượng theo thể tích hoặc cân nặng. Độ chính xác trong việc xác định khối lượng nước được phép nằm trong khoảng dung sai 1% so với khối lượng nước yêu cầu.
(3) Cốt liệu
(a) Các cốt liệu được sản xuất và vận chuyển bằng phương pháp thuỷ lực và các cốt liệu đã được rửa phải được đổ thành đống hoặc đổ vào thùng cho ráo nước ít nhất 12 giờ trước khi cho vào thùng trộn. Trong trường hợp hạt cốt liệu có độ ẩm cao hoặc độ ẩm khơng đồng đều, Kỹ sư có thể yêu cầu phải để ráo nước vật liệu lưu trữ trong kho trên 12 giờ.
(b) Độ chính xác trong định lượng cốt liệu được phép nằm trong khoảng dung sai 2% so với trọng lượng cốt liệu yêu cầu.
(4) Đóng thùng và cân đong
(a) Trạm trộn bê tơng kiểu mẻ trộn phải có các thùng riêng biệt để đựng xi măng rời, cốt liệu mịn và cốt liệu thô các cỡ, một phễu cân, và một cân có thể xác định chính xác trọng lượng mỗi thành phần của mẻ trộn.
(b) Cân chỉ được phép sai số 1% trong suốt quá trình sử dụng.
(5) Các mẻ bê tơng
(a) Khi chuyển vật liệu đến máy trộn, xi măng rời phải được chứa trong các khoang kín nước và chuyển xen giữa cốt liệu mịn và cốt liệu thô. Nếu xi măng được đặt tiếp xúc với cốt liệu ẩm thì cả mẻ trộn đó sẽ bị loại bỏ trừ phi việc trộn được tiến hành ngay trong khoảng 1,5 giờ đồng hồ kể từ khi xi măng bị đặt tiếp xúc với cốt liệu ẩm. Xi măng đóng bao có thể vận chuyển bằng cách đặt lên trên các đống cốt liệu.
(b) Các mẻ trộn sẽ được đưa đến máy trộn tách rời nhau và không bị thay đổi. Mỗi một mẻ sẽ được đổ vào thùng trộn mà khơng được để thất thốt vật liệu, và trong trường hợp một xe chở nhiều hơn một mẻ thì vật liệu giữa các mẻ khơng được tràn lẫn sang nhau từ ngăn này sang ngăn khác.
3.6.6 TRỘN VÀ VẬN CHUYỂN BÊ TƠNG
(a) Bê tơng có thể được trộn trên công trường xây dựng tại một điểm trộn trung tâm, hoặc bằng cách kết hợp điểm trộn trung tâm với xe trộn bê tông, hoặc kết hợp điểm trộn trung tâm với xe khuấy bê tông.
(b) Việc trộn và vận chuyển bê tông phải tuân theo quy định của tiêu chuẩn ASTM C94 ngoại trừ được điều chỉnh như quy định trong các đoạn sau của tiểu mục này, quy định riêng cho xe tải trộn, hoặc kết hợp điểm trộn trung tâm với xe tải trộn, hoặc kết hợp điểm trộn trung tâm với xe khuấy bê tông. Vận chuyển hỗn hợp bê tông phải đều đặn để đảm bảo việc đổ bê tông được liên tục trừ khi có sự
chậm trễ trong khâu đổ bê tơng. Khoảng thời gian giữa các lần vận chuyển bê tông không được kéo quá dài khiến cho bê tông bị đông cứng từng phần ngay trong khi đổ, và trong bất cứ trường hợp nào khoảng thời gian này cũng không được vượt quá 120 phút.
(c) Không được phép bổ sung thêm nước hay phụ gia vào hỗn hợp bê tơng trộn trừ phi có sự chỉ dẫn đặc biệt của Kỹ sư và nếu tỉ lệ nước/xi măng trong hỗn hợp trộn được chấp nhận không bị vượt quá và xe tải trộn được chất tải khơng q 70 phần trăm dung tích định mức.
(d) Máy trộn có dung tích nhỏ hơn 0,5 mét khối khơng được sử dụng cho các mẻ trộn bê bông kết cấu. Dung lượng của mỗi mẻ bê tông trộn không được vượt quá dung tích chứa danh định của máy trộn theo chỉ dẫn có ghi trên máy trộn về tỷ lệ tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Khi đổ vật liệu vào thùng trộn, một phần nước sẽ được đổ vào trước xi măng và cốt liệu. Dòng nước đổ vào phải đều đặn và toàn bộ nước phải được đổ vào thùng vào thời điểm cuối cùng của 15 giây đầu tiên của q trình trộn. Thời gian trộn được tính từ khi tồn bộ vật liệu, trừ nước, đã được đổ hết vào thùng. Thời gian trộn khơng được ít hơn 60 giây đối với máy trộn có dung tích bằng hoặc nhỏ 1,5 mét khối. Đối với máy trộn có dung tích lớn hơn 1,5 mét khối, thời gian trộn khơng được ít hơn 90 giây. Nếu thời gian trộn được tính bắt đầu khi thùng trộn đang ở điểm cao nhất thì phải tính thêm 4 giây vào thời gian trộn quy định. Thời gian trộn kết thúc khi máng chuyền vật liệu mở ra.
(e) Máy trộn phải vận hành với tốc độ quay của thùng trộn theo đúng hướng dẫn ghi trên máy trộn. Nếu có bất cứ mẻ bê tơng nào được trộn ít hơn thời gian quy định thì Nhà thầu phải loại bỏ đi.
(f) Dụng cụ đo thời gian trên máy trộn sẽ được gắn với một cái chuông hoặc một