CHỦ ĐỀ 3: VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914).
CHỦ ĐỀ 4: VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 1918)
NHẤT (1914- 1918)
Câu 1: Nét nổi bật trong chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Đông Dương trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. tập trung phần lớn vốn đầu tư vào nghành nông nghiệp trồng lũa.
B. xoá bỏ độc quyền, tạo điều kiện cho tư bản người Việt được tự do kinh doanh. C. tăng cường xuất khẩu các loại hàng hoá từ Pháp sang Đông Dương.
D. tăng cường vơ vét sức người, sức của phục vụ cho nhu cầu của chiến tranh.
Câu 2: Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, tư bản Pháp ở Việt Nam
B. tăng cường đầu tư vào các ngành công nghiệp nặng. C. xoá bỏ độc quyền thương mại.
D. tăng cường đầu tư vào các đồn điền trồng lúa.
Câu 3: Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, tư bản Pháp nới lỏng độc quyền đối với tư bản người Việt do
A. thực dân Pháp chỉ tập trung vốn đầu tư vào lĩnh vực khai thác mỏ. B. lượng hàng hoá nhập khẩu từ Pháp sang Đông Dương giảm mạnh. C. thế và lực của tư sản Việt Nam đã đủ sức cạnh tranh với chính quốc. D. tực dân Pháp chỉ tập trung vốn đầu tư vào công nghiệp nhẹ.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng về tình hình xã hội Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Các lực lượng xã hội mới đều tăng lên về số lượng.
B. Đời sống của các tầng lớp nhân dân đều chịu những tác động xấu. C. Tư sản Việt Nam ở một số ngành thoát khỏi sự kiềm chế của Pháp. D. Đời sống của nông dân ngày càng bần cùng.
Câu 5: Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, nguyên nhân trực tiếp làm cho sức sản xuất ở nông thôn Việt Nam giảm sút nghiêm trọng là
A. nạn bắt lính sang chiến trường Châu Âu. B. nạn chiếm đoạt ruộng đất ngày càng tăng.
C. tình trạng sưu cao thuế nặng. D. lũ lụt, hạn hán liên tiếp xảy ra.
Câu 6: Nhận định nào sau đây không đúng về tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất đối với nền kinh tế Việt nam?
A. Phương thức bóc lột phong kiến vẫn duy trì trong nhiều lĩnh vực. B. Kinh tế Việt Nam vẫn đặc trưng bởi nền nông nghiệp lạc hậu.
D. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập hoàn chỉnh vào nước ta.
Câu 7: Nhà tư sản tiêu biểu nào ở Việt Nam đầu thế kỉ XX được mệnh danh là “vua đường sông Bắc Kì”?
A. Trương Văn Bền. B. Nguyễn Hữu Thu. C. Bạch Thái Bưởi. D. Lê Văn Phúc.
Câu 8: Lực lượng chủ yếu trong phong trào yêu nước Việt nam những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. công nhân. B. nông dân. C. tư sản. D. tiểu tư sản.
Câu 9: Nội dung nào sau đây không đúng về đặc điểm tình hình công nhân Việt Nam đầu thế kỉ XX- hết Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Ra đời trên cơ sở nền công nghiệp thuộc địa mới hình thành. B. Ra đời sau giai cấp tư sản và tiểu tư sản Việt Nam.
C. Mục tiêu đấu tranh chủ yếu là đòi quyền lợi kinh tế. D. Vừa ra đời đã được tiếp thu tư tưởng cách mạng vô sản.
Câu 10: Đối tượng chính của nạn bắt lính ở Việt Nam đưa sang Pháp trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. công nhân. B. thợ thủ công. C. nông dân. D. dân nghèo thành thị.
Câu 11: Một trong những tờ báo của tư sản Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. Diễn đàn bản xứ. B. An Nam trẻ. C. Thực nghiệp dân báo. D. Chuông rè.
Câu 12: Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, tư sản Việt Nam xuất bản tờ báo nào sau đây?
A. Đại Việt. B. Đông Pháp thời báo. C. Diễn đàn Đông Dương. D. Hữu thanh.
Câu 13: Sự tan rã của Việt Nam Quang Phục hội gắn với sự kiện nào sau đây?
A. Khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên thất bại (1917). B. Phan Bội Châu bị giới quân phiệt Trung Quốc bắt (1913). C. Pháp và tay sai tiến hành đợt khủng bố lớn (1916).
D. Thái Phiên và Trần Cao Vân bị bắt (1916).
Câu 14: Hoạt động nổi bật của Việt Nam Quang phục hội trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. tổ chức xuất dương, cầu viện Nhật Bản. B. tổ chức các cuộc bạo động vũ trang. C. vận động cải cách ở Trung Kì. D. lập các hội sản xuất ở Nam Kì.
Câu 15: Lực lượng chủ yếu trong phong trào Hội kín ở Nam Kì là
A. tiểu tư sản. B. tư sản. C. nông dân. D. công nhân.
Câu 16: Thất bại của phong trào đấu tranh vũ trang trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất chứng tỏ
A. cách mạng Việt Nam khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước. B. phương pháp bạo động vũ trang không còn phù hợp với lịch sử dân tộc. C. hệ tư tưởng tư sản không còn khả năng tập hợp nhân dân đấu tranh. D. duy tân cải cách là con đường duy nhất để giành độc lập dân tộc.
Câu 17: Điểm giống nhau trong quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành và các sĩ phu yêu nước tiến bộ đầu thế kỉ XX là
A. đều có tư tưởng hướng ra nước ngoài để tìm đường cứu nước. B. đều chủ trương cầu viện bên ngoài để giành độc lập cho dân tộc. C. đều chuyển biến từ chủ nghĩa yêu nước sang lập trường tư sản. D. đều có quá trình khảo sát thực tiễn ở các nước phương Tây.
Câu 18: Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước trong bối cảnh
A. các nước Âu- Mĩ bắt đầu tiến hành cách mạng tư sản.
B. chủ nghĩa tư bản đã chuyển hẳn sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc.
C. thực dân Pháp chuẩn bị tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương.
Câu 19: Biểu hiện nào chứng tỏ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam vào đầu thế kỉ XX- Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Hoạt động ngoại thương xuất hiện. B. Các trung tâm công nghiệp hình thành. C. Giai cấp tư sản ra đời. D. Giai cấp tiểu tư sản ra đời.
Câu 20: Nhận xét nào đúng về giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Bãi công là hình thức đấu tranh chủ yếu.
B. Bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát lên đấu tranh tự giác. C. Kết hợp đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế với bạo động vũ trang. D. Đã hoàn toàn trở thành một phong trào tự giác.
Câu 21: Hoạt động cứu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911- 1918 có ý nghĩa
A. chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối của cách mạng Việt Nam. B. tạo cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn. C. đưa cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới.
C. chấm dứt tình trạng khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo của cách mạng Việt Nam.
Câu 22: Điểm giống nhau trong quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành và các sĩ phu yêu nước tiến bộ đầu thế kỉ XX là
A. đều có quá trình khảo sát thực tiễn ở các nước tư bản phương Tây. B. đều chủ trương cầu viện bên ngoài để giành độc lập cho dân tộc. C. đều chuyển biến từ chủ nghĩa yêu nước sang lập trường tư sản.
D. đều xuất phát từ động cơ yêu nước, nhằm mục đích cứu nước cứu dân.
Câu 23: Cuộc vận động khởi nghĩa ở Huế (1916) và khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên có điểm tương đồng nào sau đây?
A. Do các sĩ phu yêu nước tiến bộ tổ chức và lãnh đạo. B. Làm chủ được tỉnh lị trong một thời gian nhắn.
C. Có sự tham gia, ủng hộ của một vị vua yêu nước. D. Có sự tham gia của một số công nhân mỏ.
Câu 24: Mở đầu hành trình tìm đường cứu nước(1911), Nguyễn Tất Thành hướng sang
A. Xiêm. B. Pháp. C. Trung Quốc. D. Nhật Bản.