Phương pháp tiến hành thí nghiệm

Một phần của tài liệu DUONG-BAO-QUOC (Trang 26)

3.3.1. Nội dung thí nghiệm

Thí nghiệm tiến hành nhằm khảo sát ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm BET-ANIMAL trên sự sinh trưởng của heo thịt.

3.3.2. Đối tượng thí nghiệm

Thí nghiệm được tiến hành trên 240 con heo từ 60 ngày tuổi đến xuất chuồng.

3.3.3. Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố, các heo con thí nghiệm tương đương về thể trọng, giới tính, lứa tuổi, giống. Thí nghiệm tiến hành với 3 lần lặp lại, chia thành 2 lô, mỗi lô 40 heo nuôi từ 60 ngày tuổi đến lúc xuất chuồng.

Lô thí nghiệm: thức ăn của trại có bổ sung chế phẩm BET-ANIMAL với liều lượng tùy theo độ tuổi của heo như sau:

Giai đoạn từ 60 – 90 ngày tuổi heo được cho ăn với liều lượng chế phẩm BET-ANIMAL là 40 ml/10 kg thức ăn.

Giai đoạn từ 90 ngày tuổi đến xuất chuồng heo được cho ăn với liều lượng chế phẩm BET-ANIMAL là 50 ml/10 kg thức ăn.

Lô đối chứng: thức ăn của trại không có bổ sung chế phẩm BET-ANIMAL.

Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Lô đối chứng Lô thí nghiệm

Số heo thí nghiệm (con)

40 40

Thức ăn cơ bản Thức ăn bình thường của trại

Thức ăn bình thường của trại

Chất bổ sung - BET-ANIMAL

Liệu trình Cho ăn liên tục đến khi kết thúc thí nghiệm

3.3.4. Thức ăn thí nghiệm

Ở lô thí nghiệm và lô đối chứng cùng ăn thức ăn cơ sở của trại cung cấp nhưng ở lô thí nghiệm có bổ sung thêm chế phẩm BET-ANIMAL. Thành phần nguyên liệu và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn được trình bày ở bảng 3.2, 3.3, 3.4 và 3.5.

Giai đoạn từ 60-90 ngày tuổi, heo được cho ăn thức ăn viên 9104 của công ty Greenfeed. Nguyên liệu chủ yếu của thức ăn 9104 là bột cá, tấm gạo, cám gạo, bắp, cám mì, khô dầu đậu nành, các axit amin, các chất bổ sung khoáng và vitamin.

Giai đoạn từ 90-150 ngày tuổi, heo được cho ăn thức ăn tự trộn của trại. Nguyên liệu gồm có bắp, cám gạo, đậu

nành, bột cá, lysin, methionin, bột béo, premix vitamin và khoáng.

Giai đoạn 150 ngày tuổi đến xuất chuồng, heo được cho ăn thức ăn Boss-112 của công ty Guyomarc’h-VN. Nguyên liệu chủ yếu gồm bắp, cám gạo, đậu nành, bột cá, bột thịt, premix, lysin, methionin, vitamin, khoáng chất,…

Bảng 3.2. Thành phần dinh dưỡng thức ăn 9104 của công ty Greenfeed

Thành phần Tỷ lệ (%)

Protein tối thiểu 17

Béo tối thiểu 3

Canxi 0,7-1

Photpho 0,6

Xơ tối đa 5,5

Muối 0,2-0,8

Ẩm độ tối đa 14

ME tối thiểu

(Kcal/Kg) 3000

Bảng 3.3. Công thức thức ăn heo 90-150 ngày tuổi

Thực liệu Tỷ lệ (%) Bắp 48,08 Cám gạo 26,92 Đậu nành 19,23 Bột béo 1,92 Bột cá lạt 2,12 Bột sò 0,67 DCP 0,12 Muối 0,29 Premix vitamin+khoáng 0,55 Lysin 0,05 Methionin 0,05

Tổng cộng 100

Bảng 3.4. Thành phần dinh dưỡng thức ăn tự trộn 40-70 của trại Thành phần Tỷ lệ (%) Vật chất khô 88,72 Protein 22,30 Béo 8,34 Canxi 0,87 Photpho 0,36 Xơ 4,22 NFE 45,48 NaCl 0,60

Bảng 3.5. Thành phần dinh dưỡng thức ăn Boss-112 của cty Guyomarc’h-VN

Thành phần Tỷ lệ (%)

Protein tối thiểu 15,5

Lysin tối thiểu 0,9

Methionin tối thiểu

0,25

Canxi tối thiểu 0,75

Photpho tối thiểu 0,3

Xơ thô tối đa 7

NaCl tối thiểu 0,4

Ẩm độ tối đa 13

ME tối thiểu (Kcal/Kg)

3000

3.3.5. Chuồng trại

Chuồng được thiết kế theo kiểu 2 mái để thoát nhiệt. Chuồng nuôi heo 60-90 ngày tuổi được xây dựng bằng sắt với diện tích mỗi ô là 16 m2, sàn cách đất 0,5 m, độ nghiêng 50 để phân và nước rửa chuồng chảy theo hệ thống đường mương đến hầm Biogas, mỗi trại gồm có 2 dãy đối xứng nhau, lối đi nằm giữa 2 dãy chuồng. Chuồng nuôi heo 90 ngày tuổi đến xuất chuồng là chuồng nền bằng xi măng với diện tích mỗi ô là 25 m2. Chuồng

được trang bị hệ thống quạt đẩy ở đầu và giữa các dãy chuồng để chống nóng cho heo.

Hệ thống máng ăn bán tự động, công nhân hằng ngày sẽ đổ cám vào máng. Khi ăn, heo sẽ tự dùng mõm đánh vào con lắc bên dưới máng để từng lượng cám sẽ rớt xuống nhằm giảm lãng phí thức ăn.

3.3.6. Nước uống

Nước uống được cung cấp đầy đủ từ các giếng bơm lên bồn chứa. Một hệ thống ống dẫn nước đến các núm uống tự động ở mỗi ô chuồng, còn một hệ thống ống khác dẫn đến các hồ chứa ở mỗi dãy chuồng để tắm heo và rửa chuồng. Mỗi chuồng đều có 2 núm uống tự động được bố trí thích hợp theo chiều cao của heo.

3.3.7. Chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh thú y

3.3.7.1. Chăm sóc nuôi dưỡng

Heo được cho ăn tự do, từng lứa tuổi của heo đều có một loại thức ăn riêng, lượng thức ăn hằng ngày căn cứ vào trọng lượng và nhu cầu của đàn heo.

Chuồng được làm vệ sinh hằng ngày, heo được tắm mỗi ngày một lần lúc trời nắng. Đàn heo thí nghiệm được tiêm đủ các loại vacin theo qui trình tiêm phòng của trại như: dịch tả, tụ huyết trùng, FMD,… để phòng dịch bệnh. 3.3.7.2. Qui trình vệ sinh

Công nhân và khách tham quan: công nhân được trại trang bị dụng cụ bảo hộ lao động, đi ủng trong lúc làm việc. Có hố sát trùng chung cho toàn trại ở cổng ra vào. Khách tham quan cũng thực hiện theo qui định trên.

Chuồng trại: trước khi nhập đợt heo mới thì chuồng được rửa sạch bằng vòi nước cao áp, sau đó được sát

trùng bằng dung dịch BIOCID-30 hoặc Bestaquam, rồi để trống chuồng 2-3 ngày, sau đó mới nhập đợt heo mới. Phân được dọn sạch sẽ rồi cho vào bao để bán. Nước thải và nước rửa chuồng theo hệ thống đường mương đến hầm Biogas để tạo gas dùng trong sinh hoạt hoặc chạy máy phát điện.

Hàng tuần, sát trùng 2 lần ở toàn bộ các dãy chuồng và 1 lần khu vực xung quanh chuồng.

3.3.7.3. Qui trình tiêm phòng Bảng 3.6. Lịch tiêm phòng của trại Bảng 3.6. Lịch tiêm phòng của trại

Loại heo Thời gian Tên bệnh

Heo nái mang thai

2-4 tuần trước khi phối

Parvovirus 10 tuần sau khi

phối

Dịch tả 12 tuần sau khi

phối

FMD 14 tuần sau khi

phối

E.coli

Heo con

15 ngày tuổi Viêm phổi

55-70 ngày tuổi Dịch tả

62 ngày tuổi FMD

Heo nọc, hậu bị 2 lần/năm FMD

3.3.7.4. Một số loại thuốc dùng trong điều trị

Một số loại thuốc được dùng trong điều trị bệnh cho heo thịt

Bảng 3.7. Một số loại thuốc trong điều trị bệnh

Tên bệnh Tên

thuốc Liều dùng Liệu trình Tiêu chảy Hamcoli 1ml/10 Kg TT Liên tục 3-4

ngày Tialin 1ml/10 Kg TT

Tiamulin 1ml/10 Kg TT Hô hấp Floxy 1ml/10 Kg TT

Linspec 1ml/10 Kg TT Thuốc trợ sức Vitamin C 1ml/10 Kg TT Viêm khớp Diclophena c 5ml/con Dexa 1ml/10 Kg TT Kí sinh

trùng Bivermectin 1ml/30 Kg TT Mỗi liều cách 3ngày

3.4. Các chỉ tiêu theo dõi

Trong quá trình tiến hành thí nghiệm chúng tôi khảo sát một số chỉ tiêu sau đây :

3.4.1. Tăng trọng bình quân trên ngày

Heo được cân bằng cân bàn hoặc cân lồng vào lúc sáng sớm, lúc còn đói.

Heo được cân lúc đầu thí nghiệm, qua các giai đoạn và lúc kết thúc thí nghiệm.

Trọng lượng giai đoạn sau – trọng lượng trước

Tăng trọng (g/con/ngày) =

Thời gian nuôi (ngày)

3.4.2. Hệ số biến chuyển thức ăn

Khối lượng thức ăn được cân mỗi lần khi cho vào máng.

Lượng thức ăn bị rơi vãi được theo dõi hằng ngày và ghi nhận trước khi dọn vệ sinh chuồng trại.

Sau mỗi đợt cân heo ta cũng lấy hết phần thức ăn còn lại trong máng và đem cân để tính lượng thức ăn đã tiêu thụ thật sự.

Tổng lượng thức ăn tiêu thụ thực sự = Tổng lượng thức ăn cho vào máng - tổng lượng thức ăn rơi vãi - tổng lượng thức ăn còn lại trong máng khi cân heo.

Tổng lượng thức ăn tiêu thụ thực sự

Tổng kg tăng trọng

3.4.3. Tỷ lệ tiêu chảy

Số ngày con tiêu chảy được theo dõi và ghi nhận hằng ngày ở từng lô.

Tổng số ngày con tiêu chảy

Tỷ lệ tiêu chảy =  100 (%)

Tổng số ngày con nuôi

3.4.4. Tỷ lệ các bệnh khác

Trong quá trình điều trị bệnh, các bệnh khác (hô hấp, viêm da, viêm khớp,…) được ghi nhận để tính tỷ lệ các bệnh tật khác ngoài tỷ lệ tiêu chảy.

Tổng số ngày heo bị các bệnh khác

Tỷ lệ các bệnh khác =  100 (%) Tổng số ngày con nuôi

3.4.5. Tỷ lệ nuôi sống

Số con chết được ghi nhận để tính tỷ lệ nuôi sống ở từng lô

Tổng số heo cuối kỳ thí nghiệm

Tỷ lệ nuôi sống =  100 (%)

Tổng số heo đầu kỳ thí nghiệm 3.4.6. Tỷ lệ heo còi

Khi cân heo ở từng giai đoạn, chúng tôi so sánh trọng lượng của những con heo có trọng lượng thấp nhất trong đàn với trọng lượng trung bình của toàn đàn để chọn những heo còi. Đối với thời điểm 90 ngày tuổi, heo còi là những heo có trọng lượng thấp hơn 28 kg/con. Heo còi lúc 150 ngày tuổi là những heo có trọng lượng thấp hơn 58

kg/con. Còn đối với heo còi lúc xuất chuồng là những heo có trọng lượng thấp hơn 80 kg/con.

Tổng số heo bị còi của từng lô thí nghiệm

Tỷ lệ heo còi =  100 (%)

Tổng số heo của từng lô

3.4.7. Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế được tính dựa vào lợi nhuận từ việc tăng trọng, chi phí thức ăn, chi phí chế phẩm BET-ANIMAL sử dụng và chi phí thuốc thú y.

3.5. Xử lý số liệu

Số liệu được thu thập và xử lý theo công cụ phần mềm Excel 5.0 và Minitab 12.21.

Phần IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Qua quá trình tiến hành theo dõi thí nghiệm trên 240 con heo nuôi từ 60 ngày tuổi đến xuất chuồng, chúng tôi khảo sát được các kết quả sau:

4.1. Trọng lượng bình quân của heo thí nghiệm

Kết quả khảo sát trọng lượng của heo tại thời điểm 60 ngày tuổi, 90 ngày tuổi, 150 ngày tuổi và lúc xuất chuồng.

Bảng 4.1. Trọng lượng bình quân của heo qua các giai đoạn thí nghiệm (kg/con)

Giai đoạn Chỉ

tiêu Lô đốichứng nghiệmLô thí P

60 ngày tuổi Số heo thí nghiệm (con) 120 120 >0,05 Trọng lượng bình quân (kg) 22,25±3,53 22,28±3,44

% so với lô đối chứng (%) 100 100,13 90 ngày tuổi Số heo thí nghiệm(co n) 118 118 >0,05 Trọng lượng bình quân (kg) 38,02±3,53 37,45±3,46 % so với lô đối chứng (%) 100 98,50 150 ngày tuổi Số heo thí nghiệm(co n) 118 118 > 0,05 Trọng lượng bình quân (kg) 65,06±5,68 66,72±5,06 % so với lô đối chứng (%) 100 102,55 Xuất chuồng Số heo thí nghiệm(co n) 118 118 < 0,05 Trọng lượng bình quân (kg) 91,56 ± 10,65 94,74±9,23 % so với lô đối chứng (%) 100 103,47

Biểu đồ 4.1. Trọng lượng bình quân của heo trong thí nghiệm

Qua bảng 4.1 chúng tôi nhận thấy việc bổ sung chế phẩm BET-ANIMAL đã giúp cải thiện tăng trọng của heo theo từng giai đoạn nuôi.

Trọng lượng bình quân bắt đầu thí nghiệm ở các lô lần lượt là lô đối chứng 22,25 kg/con, lô thí nghiệm 22,28 kg/con, với kết quả xử lý thống kê cho thấy sự khác biệt về trọng lượng bình quân ban đầu giữa các lô là không có ý nghĩa, với

P > 0,05. Điều này chứng tỏ tất cả heo thí nghiệm tương đối đồng đều nhau về trọng lượng ban đầu.

Trọng lượng bình quân của heo lúc 90 ngày tuổi lần lượt như sau: lô đối chứng 38,02 kg/con, lô thí nghiệm 37,45 kg/con, sự khác biệt về trọng lượng bình quân giữa các lô không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05).

So với thí nghiệm của Nguyễn Duy Hà, 2005, bổ sung chế phẩm BET-ANIMAL trên 80 heo thịt cùng giai đoạn tuổi tại trại chăn nuôi Hải Hà với liều bổ sung 40 ml/10 kg thức ăn thì trọng lượng trung bình là 44,33 kg/con. Do đó, kết quả thí nghiệm của chúng tôi thấp hơn kết quả trên.

Trọng lượng bình quân của heo lúc 150 ngày tuổi lần lượt như sau: lô đối chứng 65,06 kg/con, lô thí nghiệm 66,72 kg/con, trọng lượng bình quân của lô thí nghiệm cao hơn lô đối chứng 1,66 kg/con, điều này cho thấy việc bổ sung chế phẩm BET-ANIMAL có ảnh hưởng đến tăng trọng của lô thí nghiệm so với lô đối chứng nhưng sự khác biệt về trọng lượng giữa các lô trong giai đoạn này chưa đủ để có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05).

So với kết quả thí nghiệm của Trương Thị Xuân Dung (2005), bổ sung chế phẩm BET-ANIMAL với liều lượng 30 ml/10 kg thức ăn tại trại chăn nuôi heo 2 tháng 9 thì trọng lượng vào thời điểm 150 ngày là 66,50 kg/con. Kết quả ghi nhận của chúng tôi tương đương với kết quả trên.

Trọng lượng bình quân của heo lúc xuất chuồng lần lượt cho các lô như sau: lô đối chứng 91,56 kg/con, lô thí nghiệm 94,74 kg/con, giai đoạn này lô thí nghiệm có trọng lượng bình quân cao hơn lô đối chứng 3,18 kg/con, sự khác biệt về trọng lượng bình quân giữa các lô có ý nghĩa về mặt thống kê (P < 0,05).

4.2. Tăng trọng bình quân trên ngày của heo thínghiệm (g/con/ngày) nghiệm (g/con/ngày)

Tăng trọng bình quân trên ngày của heo giữa các lô được trình bày qua bảng 4.2

Qua bảng 4.2 ghi nhận về tăng trọng bình trên ngày của heo thí nghiệm cho thấy khi bổ sung chế phẩm BET- ANIMAL đã đem lại hiệu quả trong việc cải thiện mức tăng trọng bình quân trên ngày của lô thí nghiệm so với lô đối chứng trong từng giai đoạn nuôi.

Tăng trọng bình quân trên ngày giai đoạn 60 –90 ngày tuổi của các lô lần lượt như sau: lô thí nghiệm 505 g/con/ngày, lô đối chứng 526 g/con/ngày. Số liệu trên cho thấy trong giai đoạn này tăng trọng bình quân trên ngày của lô đối chứng cao hơn lô thí nghiệm 19 g/con/ngày, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05).

Bảng 4.2. Tăng trọng bình quân trên ngày của heo qua các giai đoạn nuôi

Giai

đoạn Chỉ tiêu Lô đốichứng Lônghiệmthí P

60 – 90 ngày tuổi Số heo thí nghiệm (con) 120 120 > 0,05 Tổng tăng trọng (kg) 1813 1758 Tổng số ngày nuôi (ngày) 3450 3480 Tăng trọng trên ngày (g/con/ngày) 526 505

% so với lô đối

chứng (%) 100 96 90 – 150 ngày tuổi Số heo thí nghiệm (con) 118 118 > 0,05 Tổng tăng trọng (kg) 3110 3398 Tổng số ngày nuôi (ngày) 6900 6960 Tăng trọng trên ngày (g/con/ngày) 451 488

% so với lô đối

chứng (%) 100 108 150 ngày tuổi- Xuất chuồng Số heo thí nghiệm(con) 118 118 > 0,05 Tổng tăng trọng (kg) 3047 3250 Tổng số ngày nuôi (ngày) 4705 4749 Tăng trọng trên ngày (g/con/ngày) 648 684

% so với lô đối

chứng (%) 100 106

Số heo thí

nghiệm(con)

Toàn kỳ > 0,05 Tổng tăng trọng (kg) 7970 8406 Tổng số ngày nuôi (ngày) 15055 15189 Tăng trọng trên ngày (g/con/ngày) 529 553

% so với lô đối

chứng (%) 100 105

Biểu đồ 4.2. Tăng trọng bình quân trên ngày của heo thí nghiệm

So với thí nghiệm của Nguyễn Duy Hà, 2005, bổ sung chế phẩm BET-ANIMAL trên 80 heo thịt tại trại chăn nuôi Hải Hà với liều dùng 40 ml/10 kg thức ăn, tăng trọng bình quân trên ngày giai đoạn 60- 90 ngày tuổi là 675 g/con/ngày. Kết quả ghi nhận của chúng tôi còn thấp so với kết quả trên.

Giai đoạn 90-150 ngày tuổi, tăng trọng bình quân trên ngày của các lô như sau: lô thí nghiệm 488 g/con/ngày, lô đối chứng 451 g/con/ngày. Lô thí nghiệm có tăng trọng bình quân trên ngày cao hơn lô đối chứng 37 g/con/ngày, sự khác biệt này chưa có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05).

So với kết quả thí nghiệm của Trương Thị Xuân Dung (2005), bổ sung 30 ml BET-ANIMAL/ 10 kg thức ăn trên 40 heo thịt tại trại chăn nuôi heo 2 tháng 9, tăng trọng bình quân trên ngày cùng giai đoạn tuổi là 517 g/con/ngày, thì mức tăng trọng ngày của chúng tôi còn thấp hơn 29 g/con/ngày.

Một phần của tài liệu DUONG-BAO-QUOC (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w