Tính hấp dẫn

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và quan điểm bất hòa của Thủ tướng A.Sharôn và Tổng thống YArafát (Trang 25 - 30)

II. Nhận xét về hình thức thể hiện của báo chí Việt Nam

2. Tính hấp dẫn

Không một tời báo nào xem nhẹ tính chất này vì báo viết có hấp dẫn, có dễ hiểu thì mới thu hút được độc giả số lượng in ấn mới tăng lên. Ngôn ngữ diễn đạt phải dễ hiểu, biến hóa linh hoạt, trình bày ngắn gọn rõ ràng, mạch lạc. Sự xác thực và tính hấp dẫn của nội dung cùng với sự đơn giãn, ngắn gọn của hình thức là những nét đặc trưng chung của bất cứ một tác phẩm báo chí nào.

Báo nhân dân đã đáp ứng được yêu cầu này và chứng tỏ là một tờ báo lớn phục vụ mọi đối tượng và tầng lớp từ trí thức tới bình dân ngôn ngữ mang tính báo chí cao, luôn hấp dẫn người đọc khi đưa tin về tình hình diễn ra ở Trung Đông đặc biệt là cuộc xung đột giữa I-xra-en và Pa-le-xtin. Ngoài ra tính hấp dẫn đối với người đọc còn được báo nhân dân, tuần báo quốc tế lồng những bức ảnh vào bài viết làm cho tin, bài có sức hấp dẫn và sự chú ý của độc giả.

Ưu khuyết điểm của từng tờ báo về việc phản ánh.

Nhìn chung các tờ báo trong nước chỉ thuần tuý đăng tin lại từ các hãng thông tấn có uy tín trên thế giới như AP, BBC, Roi-tơ… Riêng một số tờ báo lớn có uy tín như Nhân Dân, Lao Động, Hà nội mới, Quân đội nhân dân, thường xuyên có những bài phân tích, bình luận sắc sảo, giúp cho độc giả nắm rõ và sâu sắc hơn về một vấn đề vô cùng phức tạp như vấn đề hoà bình ở Trung Đông. Các tờ báo đã không ngừng nâng cao nhận thức cho độc giả, và thông qua đó cũng phản ánh những chủ trương chính sách đối ngoại của nhà nước đối với các tình hình quốc tế, từng điểm nóng và từng cuộc xung đột, việc báo Nhân Dân thường xuyên đăng các thông cáo của Bộ ngoại giao Việt nam là một minh chứng, báo điện tử đã cập nhật những thông tin một cách chính xác và kịp thời

song việc sử dụng còn hạn chế rất nhiều đối với tầng lớp bình dân.

Tuy nhiên, để báo chí ngày cảng trở thành một bộ phận không thể thiếu trong lĩnh vực thông tin đại chúng, thì ngoài việc đem lại cho độc giả những thông tin cập nhật và chính xác, còn cần phải nâng cao nghiệp vụ hơn nữa của các phóng viên, để phấn đấu mỗi tờ báo sẽ có một nguồn tin riêng của mình, vừa đảm bảo chính xác tuyệt đối lại vừa là nguồn sở hữu riêng, để hạn chế việc đăng tin lại của hãng thông tấn khác. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ phóng viên nhanh nhạy, và dũng cảm, đặc biệt là những phóng viên chiến trường, những người luôn xuất hiện ở những điểm nóng để đưa tin, như việc Việt Nam cử phóng viên sang Chiến trường Ap-ga-ni-xtan là một ví dụ.

CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Sách

1. Đỗ Xuân Hà. Báo chí với thông tin Quốc tế - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 1999.

2. Đức Dũng. Các thể loại báo chí. NXB Văn hoá Thông tin - Hà Nội 2002.

II. Báo

1. Báo "Nhân dân" từ ngày 1 tháng 1 đến tháng 12 năm 2002.

2. Tuần báo "Quốc tế" từ ngày 5 tháng 5 đến ngày 6 tháng 5 năm 2002. III. Các tài liệu khác

1. Các bài giảng chuyên môn báo chí của thầy Đỗ Xuân Hà, và thầy Đức Dũng 2000 - 2001 và 2001 - 2002 ở ngành thông tin tư liệu quốc tế và Thông tin quốc tế - Trường Đại học Dân lập Đông Đô Hà Nội.

KẾT LUẬN

Đối với vùng đất Trung Đông đang chao đảo trong vòng xoáy bạo lực hiện nay, một giải pháp hoà bình khả thi, rõ ràng đang trở thành khát vọng cháy bỏng của hàng triệu người dân trong khu vực cũng như cộng đồng quốc tế. Đương nhiên, ở một nơi đã trải qua bao thập niên chiến tranh xung đột triền miên với những mâu thuẫn chồng chất khó hoà giải, thì con đường đi tới hoà bình chắc chắn sẽ không dễ dàng và không ít gian truân. Chăm chú dõi theo những diễn biến phức tạp tại Trung Đông, dư luận yêu chuộng hoà bình trên thế giới, trong đó có nhân dân Việt nam, vẫn hi vọng và trông đợi các bên xung đột hãy kiềm chế và chấm dứt ngay bạo lực, trở lại bàn đàm phán, tiếp tục tiến trình hoà bình. nhằm sớm đạt tới một nền hòa bình công bằng, bền vững, bảo đảm lợi ích chính đáng cho các bên liên quan. Mặt khác tiến trình hoà bình ở Trung Đông sẽ vẫn còn trắc trở nếu các nước lớn đặc biệt là Mỹ vẫn còn bao che, dung túng cho các hành động tội ác của I-xra-en và chừng nào Nhà trắng vẫn còn ôm mộng bá quyền thì con tàu hoà bình Trung đông sẽ còn nhiều phen phải lao đao. Việc nghiên cứu và tìm hiểu về cuộc xung đột giữa I-xra-en và Pa-le-xtin đặc biệt là quan điểm bất hòa giữa Thủ tướng A.Sharôn và Tổng thống Y.Arapát còn là một vấn đề hoàn toàn mới, cần thiết cho mọi người. Thông qua hình thức chuyển tải thông tin của báo chí chúng ta có thể theo dõi sự kiện này một cách khách quan. Ở Việt Nam các tờ báo "Nhân dân", "Hà Nội Mới", tuần báo quốc tế có những bài viết xung quanh về vấn đề này không nhỏ song luôn xuất phát từ nguồn tin nước ngoài như: CNN, BBC, Reuter, AP...

Báo chí đóng vai trò quan trọng luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm vì nó không chỉ đưa tin mà còn tạo dư luận xã hội.

Trong bất kỳ xã hội nào cũng đưa tin mà còn tạo dư luận xã hội để qua đó hình thành, điều chỉnh chính sách, pháp luật của nước mình. Trước tiên Đảng và Nhà nước đòi hỏi báo chí phản ánh mọi hoạt động của đời sống xã hội một cách chân thực, khách quan đúng bản chất. Trong lĩnh vực thông tin quốc tế càng đòi hỏi vấn đề này cao hơn. Nếu thông tin sai lệch có thể gây ra hậu quả to lớn đối

với bản thân nhà báo hay có khi cả tờ báo đó không giải quyết được. Do đó những người làm thông tin quốc tế cần phải nắm vững lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, cần có sự nhạy bén trong nghề nghiệp. Bởi hầu hết các thông tin quốc tế của ta hiện nay đều nhận qua các hãng thông tấn và báo chí nước ngoài. Thông tin quốc tế giúp chúng ta hiểu biết đầy đủ về tình hình thế giới và các dân tộc khác. Việc nâng cao vị thế của báo chí trong việc phản ánh tình hình thế giới nói chung và việc xung đột ở Trung Đông nói riêng là một yêu cầu bức thiết với chức năng phản ánh thông tin và qua đó nói lên nguyện vọng khát khao hòa bình của các dân tộc bị áp bức ở các quốc gia phương Đông đã và đang có sự đóng góp tích cực của báo chí Việt Nam.

MỤC LỤC

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và quan điểm bất hòa của Thủ tướng A.Sharôn và Tổng thống YArafát (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w