Bảng E. Dự đoán mức tăng/giảm tỷ giá USD và EURO so với VND giai đoạn 2005 - 2008 ở Việt Nam
Đơn vị: %
Năm Lạm phát Lãi suất thị
trường Mức tăng/giảm tỷ giá USD Mức tăng/giảm tỷ giá EUR 2005 8,28 15,2 0,71 1,03 2006 7,39 15,8 0,85 0,98 2007 8,3 15,6 0,7 0,83 2008 23,12 21,6 1,23 0,52
Mức tăng/giảm tỷ giá USD so với VND năm 2005: ∆𝐸 = π−π
*
1+π* ×100% = 8,28−4,431+4,43 ×100% = 0, 71 (Tương tự, ta có được bảng dự đoán trên)
Tỷ giá giữa VND so với USD giai đoạn 2005 - 2008:
Trong giai đoạn trên, tỷ giá giữa VND sẽ có xu hướng tăng so với USD, nhưng sẽ duy trì ở mức khá ổn định. Nguyên nhân là do USD lên giá mạnh so với các loại ngoại tệ đó, cụ thể tăng 14,2% so với EUR, tăng 14% với JPY… (năm 2005) trong khi nhu cầu EUR, GBP, JPY ở trong nước không lớn. Hơn thế nữa, nguồn thu từ xuất khẩu, viện trợ của Việt Nam chủ yếu bằng USD (chiếm 88% tổng kim ngạch xuất khẩu).
Sau khi gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) vào tháng 1/2007, Việt Nam đã dần dần thực hiện tự do hóa thị trường theo đúng cam kết mở cửa kinh tế. Ngay từ cuối năm 2006, sự bùng nổ của thị trường chứng khoán khiến Việt Nam được coi là một điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Lượng vốn đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp cũng như kiều hối lớn đổ vào làm cho cung USD vượt quá cầu USD, gây áp lực tăng giá VND. NHNN có thể sẽ phải mở rộng biên độ giao dịch tỷ giá từ +- 0,25 lên +-0,5 và tiếp tục nới rộng lên +-0,75%, +-1%. Có nhiều nguyên nhân đưa đến tình trạng này, trong đó có các nguyên nhân chủ yếu sau:
Một là, do môi trường lạm phát cao và mong muốn duy trì khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu của Việt Nam nên Chính phủ Việt Nam đã điều hành tỷ giá hối đoái ở mức tăng nhẹ, vừa bảo đảm kích thích xuất khẩu nhưng cũng không quá ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu, đặc biệt là đối với những nguyên vật liệu nhập khẩu và không gây ra lạm phát cao.
Hai là, Ngân hàng nhà nước đang thu mua ngoại tệ nhằm tăng dự trữ ngoại hối lên 10-12 tuần nhập khẩu. Ba là, nhu cầu ngoại tệ của các doanh nghiệp đang có xu hướng tăng lên đặc biệt là các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất.
Thêm vào đó, trong tương lai gần, nguồn cung USD có xu hướng tăng (từ kiều hối, viện trợ và đầu tư nước ngoài, khách du lịch...) sẽ làm cho sức hút của đồng USD tại thị trường trong nước càng giảm, hạn chế mức độ Đôla hoá nền kinh tế.
Tỷ giá giữa VND so với EUR giai đoạn 2005 - 2008:
Trong giai đoạn trên, tỷ giá giữa VND sẽ có xu hướng giảm so với EUR. Tính chung, trong 5 tháng đầu năm 2005, tỷ giá VND/Euro đã giảm 7,1%. Việc Euro giảm giá so với USD không ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam, bởi vì tỷ trọng toán bằng đồng Euro của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 10% tổng giá giá giao dịch thanh toán quốc tế. Chỉ các doanh nghiệp có các khoản nợ, hợp đồng nhập khẩu phải thanh toán bằng Euro thì được lợi, đó là các doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị xi măng, dầu khí, chế biến hoa quả, hoá chất,... từ thị
trường một số quốc gia ở châu Âu sử dụng EUR. Còn các doanh nghiệp xuất khẩu nào có nguồn thu bằng EUR khi tính đổi ra VND thì bị thiệt. Tuy vậy, do khi xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn đều đề nghị thanh toán bằng USD, còn khi nhập khẩu và trả nợ thì một số doanh nghiệp đã tìm đến nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá Option của các NHTM nên ảnh hưởng cũng không nhiều.
Nguyên nhân rớt giá của đồng Euro gắn trực tiếp với sự lên giá mạnh mẽ và vững của đồng USD. Đồng USD tiếp tục lên giá đang là kỳ vọng của nhiều nhà đầu tư, nhiều quỹ đầu tư ở thời điểm trên. Tuy nhiên, do đồng tiền Việt Nam chưa phải là đồng tiền giao dịch phổ biến trên thị trường thế giới, nên sự biến động của đồng USD so với các đồng tiền mạnh trên thế giới sẽ không có tác động trực tiếp đến giá USD ở Việt Nam mà phải thông qua cơ chế điều hành tỷ giá ở nước ta. Đây là lợi thế của Việt Nam, cần được tận dụng tối đa để hạn chế các tác động tiêu cực nếu đồng USD giảm giá trong thời gian tới.
CHƯƠNG 3: CÁC PHƯƠNG ÁN ĐỂ BÙ ĐẮP VÀ CẢI THIỆN CÁN CÂN VÃNG LAITRONG DÀI HẠN VÀ NGẮN HẠN TRONG DÀI HẠN VÀ NGẮN HẠN
Ðể giải quyết tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai, có thể tiếp cận các biện pháp theo hai hướng:
thứ nhất, xác định các biện pháp cụ thể nhằm cải thiện từng cán cân bộ phận trong cán cân vãng lai;thứ hai, nâng cao các biện pháp quản lý kinh tế vĩ mô của Chính phủ.