Đối với người học

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁNNGÀNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬChủ đề Đào tạo nguồn nhân lực về thương mại điện tử (Trang 32 - 38)

3. Một số kiến nghị đối với đào tạo nguồn nhân lực về thương mại điện tử

3.2 Đối với người học

Ngoài việc học ở trường, cần tự trang bị nghiê ̣p vụ kinh doanh cụ thể trong giao dịch ký kết hợp đồng mua bán, khai báo hải quan, thanh toán, vâ ̣n tải và bảo hiểm hàng hóa. Chú trọng một số môn chuyên ngành cần thiết để trang bị như: Kinh doanh thương mại, pháp luật TMĐT, marketing điện tử, kỹ thuật nghiệp vụ thương mại, quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế, quản trị khách hàng trong TMĐT...Người học cũng cần nhận thức rõ TMĐT là một trong những Ngành giá trị nhất để phát triển song hành cùng internet và có thể tạo ra những bước tiến nhảy vọt tại nhiều quốc gia.

Người học còn phải chủ động hơn trong học tập. Vì TMĐT là ngành học mới, nó đi theo xu hướng công nghệ của thế giới cho nên việc phải học để bắt kịp xu hướng là điều bắt buộc phải có trong ngành TMĐT. Bản thân người học nếu không tự học và trau dồi thêm kiến thức mới từ xã hội thì có

27

khả năng ngay sau khi học xong chương trình học tại cơ sở đào tạo thì những kiến thức được học đó có thể đã cũ và không còn áp dụng vào thực tế làm việc được nữa

3.3 Đối với doanh nghiệp

Tăng cường hợp tác liên kết giữa DN và nhà trường. Kết nối sâu rộng hơn giữa nhà trường và các DN chính là một trong những điểm mấu chốt để phát triển đội ngũ nhân lực có tính “thực tế” ngay trên ghế nhà trường. Những kiến thức thu được từ thực tế sẽ giúp những người đang học trong nghề này, bổ khuyết những điểm còn thiếu về kỹ năng, áp dụng lý thuyết được học ngay vào từ giảng đường đại học. Để việc đào tạo ngành TMĐT tại các trường đại học đáp ứng được xu hướng kinh doanh hiện đại cũng như gia tăng tính thực tiễn, việc liên kết giữa nhà trường và các DN TMĐT là rất cần thiết. Từ đó, phát huy năng lực và thế mạnh của mỗi bên, khai thác và tận dụng hiệu quả các tiềm năng về cơ sở vật chất, con người, chuyên môn trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về thương mại điện tử. Đồng thời, DN cần chủ động hơn trong việc hợp tác với các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng để, hoặc cung cấp nhân lực theo yêu cầu cho DN (đào tạo theo đặt hàng).

Đẩy mạnh hợp tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực từ trong các DN dựa trên các tư vấn chuyên gia CNTT, chuyên gia về TMĐT trong và ngoài DN. Muốn phát triển TMĐT, ngoài đòi hỏi phải có một đội ngũ chuyên gia CNTT hoặc chuyên gia TMĐT tư vấn, thường xuyên bắt kịp các thành tựu công nghệ thông tin mới phát sinh, có khả năng thiết kế các phần mềm đáp ứng các nhu cầu thực tiễn, mỗi người học/nhân sự tham gia hoặc có liên quan TMĐT phải có khả năng trao đổi thông tin thành thạo trên mạng, có những hiểu biết cần thiết về thương mại, luật pháp… Những người học cần được cung cấp kiến thức về các nghiệp vụ kinh doanh quốc tế, mô hình kinh doanh điện tử, cách lập kế hoạch và phát triển chiến lược TMĐT, các kiến thức về quản trị kinh doanh, đặc biệt là các nghiệp vụ TMĐT và ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ cho công việc.

Đẩy mạnh đào tạo và phát triển nguồn nhân lực từ trong các DN dựa trên các tư vấn chuyên gia công nghệ thông tin (CNTT), chuyên gia về TMĐT trong và ngoài DN. Muốn phát triển TMĐT, ngoài việc đòi hỏi phải có một đội ngũ chuyên gia CNTT hoặc chuyên gia TMĐT tư vấn, thường xuyên bắt kịp các thành tựu CNTT mới phát sinh, có khả năng thiết kế các phần mềm

28

đáp ứng các nhu cầu của kinh tế số hóa, thì cũng cần mỗi người học/nhân sự tham gia hoặc có liên quan TMĐT phải có khả năng trao đổi thông tin một cách thành thạo trên mạng, có những hiểu biết cần thiết về thương mại, luật pháp... Do vậy, những người học cần được cung cấp kiến thức về các nghiệp vụ kinh doanh quốc tế, mô hình kinh doanh điện tử, cách lập kế hoạch và phát triển chiến lược TMĐT, nghiệp vụ thực hiện giao dịch và thanh toán điện tử, các kiến thức về quản trị kinh doanh, đặc biệt là các nghiệp vụ TMĐT và ứng dụng CNTT để phục vụ cho công n việc. Ngoài những nghiệp vụ phục vụ cho ngành nghề, bạn còn được học về các điều khoản luật, kinh tế, ngân hàng, ngoại ngữ... và quản trị kinh doanh để có khả năng và kiến thức trong quản lý DN.

DN mà tại một số cơ sở đào tạo cũng nên có những "hợp đồng tay ba" giữa nhà trường - học viên - DN bảo đảm đào tạo theo yêu cầu DN và học viên ra trường có ngay việc làm với mức lương ổn định.

29

KẾT LUẬN

Hiện nay, môi trường kinh doanh ở Việt Nam đang thay đổi rất nhanh yêu cầu các doanh nghiệp phải chuyển mình để bắt kịp với thời đại mới. Và thách thức lớn nhất là làm thế nào để có đủ nguồn nhân lực chất lượng có thể vận hành doanh nghiệp chuyển đổi số. Từ đó không bỏ lỡ cơ hội phát triển và đóng góp nhiều hơn cho tầm nhìn CNH - HĐH của Việt Nam.

Với môi trường thuận lợi, và những lợi ích mà TMĐT mang lại cho doanh nghiệp, không có lý do gì để doanh nghiệp có thể bỏ lỡ cơ hội này. Và ở Việt Nam trong thời gian qua đã rất nhiều doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội này và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Trong thời gian qua số lượng doanh nghiệp tham gia kinh doanh điện tử đã tăng mạnh và ứng dụng TMĐT ở nhiều mức độ khác nhau đòi hỏi phải có nguồn nhân lực cho đào tạo về lĩnh vực này, đặt vấn đề đào tạo về TMĐT thành một nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn phát triển TMĐT tiếp theo.

Còn trong giai đoạn vừa qua, các hoạt động đào tạo TMĐT cũng đã diễn ra rất sôi động. Hoạt động về đào tạo TMĐT đã được xác lập ở mức đại học chính quy và các chương trình hợp tác đào tạo với nước ngoài. Hứa hẹn trong những năm tiếp theo, một nguồn nhân lực dồi dào và chất lượng trong lĩnh vực kinh doanh điện tử. Nguồn nhân lực này sẽ góp phần đáng kể vào sự phát triển hoạt động kinh doanh điện tử của khối các doanh nghiệp và cho cả chính phủ.

TMĐT đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Mang lại một hình thức kinh doanh mới mẻ và có hiệu quả cao đối với các doanh nghiệp. Cùng với xu hướng này, ở Việt Nam TMĐT đang dần được xây dựng và phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là trong những năm gần đây cùng với sự bùng nổ của CNTT và hội nhập sâu rộng nền kinh tế thế giới.

Với những kết quả đáng xem xét đã đạt được của hoạt động đào TMĐT. Hi vọng rằng nguồn nhân lực TMĐT của Việt Nam tới đây sẽ được cải thiện theo hướng tích cực, để không còn tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực chuyên trách về TMĐT nữa. Bằng những sự thay đổi tiếp theo trong việc đào

30

tạo nguồn nhân lực TMĐT sẽ tìm được những người xứng đáng. Mang đến một bức tranh tươi sáng của TMĐT Việt Nam trong tương lai.

31

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Hiệp hội Thương mại điện từ Việt Nam, Báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam các năm (2015, 2016, 2017, 2018);

2. Bộ Công Thương (2015), Báo cáo "Tổng kết 10 năm đào tạo chính quy ngành thương mại điện tử và hưởng phát triển Hiệp hội Thương mại điện từ Việt Nam - Cục Thương mại và Điện tử số;

4. Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam 2020 – Cục thương mại điện tử và Kinh tế số

5. PGS.TS. Trương Đoàn Thể (2007). “Giáo trình quản trị sản xuất và tác

nghiệp”. NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Chương 9: trang 236- 251

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

1. Lê Thẩm Thúy Hằng, Giáo viên hướng dẫn: GS. TS NGƯT Nguyễn Thị

Mơ (2006): Đào tạo nguồn nhân lực cho thương mại điện tử ở Việt Nam –

Thực trạng và giải pháp, Trường đại học Ngoại Thương Hà Nội

VĂN BẢN PHÁP LUẬT

1. Quyết định số 1563/0Đ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016-2020;

2. Luật Giao dịch điện tử: đã được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 1/3/2006.

3. Nghị định về Thương mại điện tử: đây là Nghị định số 57/2006/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành ngày 9/6/2006 và có hiệu lực 15 ngày sau đó

TIẾNG ANH

1. Jay Heizer, Barry Render (2014). Operation management –

Substainability and Supply chain management, 11th global edition. Pearson. Chapter. 13: Page. 553-586

2. Gerald Albaum, Edwin Duerr (2011). International marketing and

export management. Prentic Hall. Chapt. 15: page 921-940

32

3. Teresa Torres-Coronas, Mario Arias-Oliva (2005), e-Human Resources Management: Managing Knowledge People, published by Idea Group Publishing. WEBSITE 1. http://www.vecom.vn 2. http://www.cafef.vn 3. http://www.baocongthuong.com.vn 4. http://www.cafebiz.vn 5. http://www.tapchitaichinh.vn 6. http://www.nhankiet.vn 7. http://www.vnn.vn 8. http://www.idea.gov.vn 33

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁNNGÀNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬChủ đề Đào tạo nguồn nhân lực về thương mại điện tử (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)