và các nguồn lực khác, huyện đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất và phát triển hệ thống trường lớp học, nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên. Duy trì kết quả đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập trung học cơ sở đúng độ tuổi. Toàn huyện có 72 trường học (trong đó có 18 trường
được công nhận đạt chuẩn Quốc gia), với tổng số trên 18.000 học sinh các
cấp theo học. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển của ngành giáo dục thì đầu tư trang thiết bị cho các cơ sở ngành giáo dục huyện vẫn còn sơ sài, số trường chưa đạt chuẩn quốc gia còn nhiều, phần lớn là do thiếu phòng học, phòng chức năng, trang thiết bị thiếu và lạc hậu, các công trình hỗ trợ, cảnh quan môi trường sư phạm chưa đáp ứng... Do đó, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh. Đến nay có 3 xã đạt tiêu chí về CSVC trường học chiếm 12,5% số xã.
* Cơ sở vật chất văn hóa. Thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân
cùng làm, nhà nước hỗ trợ đầu tư từ nguồn vốn TPCP, vốn sự nghiệp và khen thưởng cho cải tạo, sửa chữa và xây mới 105 công trình nhà văn hóa xã, nhà văn hóa thôn, nhân dân đã tham gia chỉnh trang khuôn viên nhà văn hóa thôn...
đến nay đã có 100 % số thôn có hội trường thôn/ nhà sinh hoạt cộng đồng. Nhìn chung, cơ sở vật chất văn hóa thể thao của xã và thôn còn thiếu cả số lượng và chất lượng theo tiêu chuẩn của Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch. Còn 21/25 xã chưa có trung tâm văn hóa, hoặc có nhưng chưa đạt theo tiêu chuẩn. Các khu thể thao thôn làng hầu như chưa đạt chuẩn do thiếu cả về diện tích, trang thiết bị, các phòng chức năng, các khu tập luyện thể dục thể thao. Nguyên nhân chính do việc quy hoạch đất đai dành cho xây dựng nhà văn hóa còn chưa được quan tâm, thiết kế xây dựng chưa theo quy chuẩn, trang thiết bị thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu. Do đó, hạn chế đến hoạt động văn hóa tại cơ sở. Đến nay toàn huyện có 4 xã đạt tiêu chí CSVCVH đạt 16,6% số xã.
* Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn
Trong giai đoạn từ các nguồn vốn nhà nước đầu tư, cơ chế hỗ trợ của huyện và các nguồn vốn khác đã đầu tư, hỗ trợ thực hiện xây dựng được 17 chợ tại các xã, nâng tổng số lên 25 chợ, qua rà soát đánh giá đến nay có 15 xã đạt tiêu chí, chiếm 62,5%, tăng 12 xã so với năm 2010; Từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất các chợ phục vụ nhu cầu giao lưu trao đổi mua bán hàng hóa thúc đẩy sản xuất phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Về mô hình quản lý chợ, chủ yếu là hình thức Ban quản lý chợ truyền thống, chưa có doanh nghiệp hoặc tư nhân nào đứng ra tham gia kinh doanh, quản lý chợ.
Trong nhiều năm qua các chợ nông thôn đã được quan tâm đầu tư, nâng cấp, nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu trao đổi, mua bán của nhân dân. Ở một số điểm dân cư hình thành các chợ tạm, chợ cóc, các điểm dịch vụ nhỏ tự phát gây mất cảnh quan, ô nhiễm môi trường, khó khăn cho công tác quản lý, đặc biệt nhiều nơi chợ còn tràn ra lòng, lề đường gây mất an toàn giao thông. Trong những năm tới, ngoài việc xây dựng mới, nâng cấp và cải tạo để mỗi xã có ít nhất một chợ, cần đầu tư nâng cấp các chợ và cần tập trung làm tốt công tác tuyên truyền để dẹp bỏ các chợ tạm, chợ cóc, các điểm dịch vụ nhỏ, tự
phát làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng văn minh hơn.
* Thông tin và Truyền thông (tỉnh cụ thể hóa)
Tổng số xã có điểm bưu chính viễn thông được qui hoạch đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới là 25 xã, hiện có 13 có điểm bưu điện văn hóa xã. 100% các xã đã có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành; Hệ thống trạm phát sóng mạng (3G, 4G) đã được rộng khắp đáp ứng nhu cầu của nhân dân; Lắp đặt và duy trì tốt hệ thống loa truyền thanh không dây và qua hệ thống FM của 24 trạm tại các xã (101/191 thôn, bản có loa không dây
FM). Duy trì đảm bảo việc tiếp, phát sóng các chương trình phát thanh, truyền
hình của đài Trung ương, đài tỉnh. Tỷ lệ phủ sóng truyền thanh 98%; phủ sóng truyền hình 98%; nâng tỷ lệ hộ được xem truyền hình lên 97%.
* Nhà ở dân cư nông thôn.
Hiện nay, toàn huyện tổng số có 10.231 nhà ở dân cư nông thôn. Trong toàn huyện đã không còn nhà ở tạm, dột nát, chỉ còn một số nhà ở hư hỏng nặng.
Trong giai đoạn 2015 - 2018 huy động từ các nguồn vốn hỗ trợ của các chương trình và vận động tuyên truyền nhân dân thực hiện nâng cấp, xây dựng nhà ở đạt chuẩn được 970 nhà. Đến hết năm 2018 có 10 xã đạt chuẩn tiêu chí nhà ở dân cư đạt 41,7%.
Nhìn chung, nhà ở dân cư có sự chuyển biến nhanh về chất lượng do thu nhập và nhu cầu của người dân ngày càng tăng lên. Tỷ lệ nhà ở nông thôn theo mô hình nhà vườn, mô hình VAC, VACR ngày càng tăng ở các xã vùng đồi gò và vùng giữa. Tuy nhiên, sự phát triển không theo quy hoạch, thiếu hướng dẫn, dẫn đến tình trạng nhà ống bê tông hóa ở khu vực nông thôn đang diễn ra khá phổ biến làm mất đi kiến trúc truyền thống cảnh quan khu vực nông thôn.
Số
TT Nội dung của tiêu chí Yêu cầu
Số xã chưa đạt tiêu chí Số xã đã đạt tiêu chí 1 Nhà tạm, dột nát Không 0 25/25 2 Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu
chuẩn của Bộ Xây dựng. % 15/25 10/25
Nguồn: Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện chương trình MTQG giai đoạn 2010 - 2019 và mục tiêu, giải pháp đến năm 2025 của UBND huyện Hoàng Su Phì
2.2.3. Thực trạng kinh tế và tổ chức sản xuất
Tốc độ tăng trưởng kinh tế: 14%/ năm. Cơ cấu kinh tế do huyện quản lý.
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng: 23,8%. Nông nghiệp: 12,09%
Thương mại dịch vụ: 20,79%.
Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 20 triệu đồng/người/năm. Giá trị sản xuất đạt 48 triệu đồng/1ha/năm.
Bảng 2.5. Cơ cấu kinh tế huyện Hoàng Su Phì 2014 - 2018 Các ngành kinh tế 2014 (%) 2015 (%) 2016 (%) 2017 (%) 2018 (%)
Công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp và xây dựng 13,85 11,25 14,51 27,72 23,28
Nông nghiệp 12,20 9,80 10,20 13,40 12,09
Thương mại, dịch vụ 21,18 18,90 19,24 24,42 20,79
Nguồn: Phòng Tài chính Kế hoạch của huyện Hoàng Su Phì
Nhìn chung, kinh tế nông nghiệp huyện Hoàng Su Phì đã tập trung chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng vật nuôi trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và các vùng sản xuất tập trung (vùng chè tại xã
Thông Nguyên, Nậm Ty, Nậm Dịch, Bản Péo, Nam Sơn, Hồ Thầu, Nậm Khoà, Túng Sán; vùng cây ăn quả tại các xã Chiến Phố, Thàng Tín, Bản Phùng,
Đản Ván. Vùng rau an toàn tại các xã Pố Lồ, Bản Luốc, Thị trấn Vinh Quang, Tụ Nhân), năng suất và sản lượng các loại cây trồng đều tăng, tổng
diện tích gieo trồng 19.835 ha, đạt 100% kế hoạch. Tiếp tục ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sâu bệnh được phòng trừ kịp thời, cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Năng suất, sản lượng các loại cây trồng tăng, năng suất lúa ước đạt 57,2 tạ/ ha. Đàn gia cầm phát triển ổn định, chất lượng được nâng cao (đàn trâu đạt 23.029 con; đàn bò đạt 6.616 con; đàn dê
đạt 22.696 con đàn lợn 71.280 con; đàn gia cầm đạt trên 376.517 con); cơ
cấu mọi ngành nông nghiệp từng bước chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi, thủy sản, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt. Tuy nhiên, nông nghiệp Hoàng Su Phì còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế nhất định, tốc độ tăng trưởng thấp, chưa ổn định, chuyển dịch cơ cấu còn chậm, chưa bền vững; chưa hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung với quy mô lớn; chưa có sự liên kết giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ; hạ tầng kỹ thuật còn yếu và thiếu đồng bộ.
+ Tỷ lệ lao động trong độ tuổi đang làm việc trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp là 67%.
- Tổng số hộ nghèo tính đến đầu năm 2018 theo chuẩn nghèo mới chiếm tỷ lệ 46,42%. Để giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn dưới 3% vào năm 2025 cần phải triển khai nhiều biện pháp. Trong đó, có tổ chức lại sản xuất, xây dựng, các vùng sản xuất mang tính chuyên canh, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là đưa các loại giống mới có năng suất cao vào sản xuất. Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế ở khu vực nông thôn, có chính sách giúp các hộ nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững.
Hình thức tổ chức sản xuất cơ bản vẫn là hộ gia đình, trong đó có 11.512 hộ nông nghiệp, toàn huyện có 34 trang trại, 35 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, trong đó có 12 hợp tác xã hoạt động có hiệu quả chiếm 34,3%.
Hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp đang bộc lộ những tồn tại, hoạt động của các hợp tác xã còn hạn chế, chính sách đất đai kìm hãm sự phát triển của kinh tế trang trại. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nhưng còn chậm, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp lớn, số lao động đã qua đào tạo còn thấp, chất lượng đào tạo chưa cao, người dân chưa mạnh dạn ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, các mô hình sản xuất hiệu quả chưa được nhân rộng... Các hình thức tổ chức sản xuất còn chưa đa dạng, sự liên kết giữa các tổ chức kinh tế như hợp tác xã, doanh nghiệp với nông dân cơ chế hợp tác còn nhiều vướng mắc, hiệu quả hợp tác chưa cao. Tỷ lệ lao động trong nông thôn thiếu việc làm có xu hướng ngày một tăng trong khi số lao động có kiến thức, có sức khỏe có xu hướng không thiết tha với sản xuất nông nghiệp do hiệu quả sản xuất nông nghiệp không cao, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn bất cập, thu nhập của người nông thôn còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao.
2.2.4. Văn hóa - xã hội - môi trường
* Giáo dục: Đã được triển khai thực hiện tích cực, đảm bảo quy mô
trường lớp. Hoàn thành chương trình năm học theo đúng kế hoạch; phát huy tốt các phong trào thi đua và các cuộc vận động. Trẻ 0 đến 2 tuổi đi nhà trẻ: 1.262/4.124 cháu, tỷ lệ huy động đạt 30,6% so với dân số trong độ tuổi, đạt 100% kế hoạch; Trẻ 3 đến 5 tuổi đến lớp mẫu giáo: 4.692/4.738 học sinh, tỷ lệ huy động đạt 99,03% so với dân số trong độ tuổi đạt 100% kế hoạch. Trẻ 5 tuổi đến lớp học: 1.574/1582 học sinh, đạt 99% so với dân số trong độ tuổi đạt 100% kế hoạch. Trẻ 6 tuổi đến lớp học: 1.581/1589 học sinh, đạt 99%, so với dân số trong độ tuổi đạt 100% kế hoạch. Trẻ 6 - 14 tuổi đến lớp học: 11.435/11.551 học sinh, đạt 99% đạt 98,5% so với dân số trong độ tuổi, đạt 100% kế hoạch.
Tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo: Những năm qua công tác đào tạo nghề cho người lao động được quan tâm, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 87,6%, chủ yếu là các nghề và công nhân kỹ thuật.
Y tế: Chỉ đạo triển khai thực hiện tốt chương trình về “Đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng y tế - kế hoạch hoá gia đình”. Công tác bảo
vệ, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực. Mạng lưới y tế, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ và đội ngũ cán bộ y tế không ngừng phát triển, cơ bản đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân; mức độ thụ hưởng dịch vụ y tế của người dân được tăng lên rõ rệt; 24/24 xã có nhà 2 tầng đảm bảo các phòng chức năng làm việc chuyên môn để phục vụ khám, chữa bệnh cho nhân dân. Nhân lực cán bộ y tế bình quân có 5 cán bộ/ trạm y tế xã; Đến nay có 15/25 xã có bác sĩ; 100% trạm y tế xã có bác sĩ luân chuyển đến công tác; 191/191 thôn bản có y tế thôn bản hoạt động, có 24/24 xã, thị trấn có chuyên trách dân số xã hoạt động; Hoàn thành và tổ chức công nhận Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã đối với xã Đản Ván và Thị trấn Vinh Quang nâng tổng số xã đạt chuẩn lên 25/25 xã, thị trấn đạt 100% kế hoạch. Hàng năm ủy ban nhân dân huyện đều phân bổ từ nguồn ngân sách của sự nghiệp y tế để đầu tư xây dựng và tu sửa, duy tu, bảo dưỡng các Trạm Y tế xã, mua sắm trang thiết bị y tế cung cấp bổ sung cho các Trạm Y tế xã.
Tuy nhiên, còn nhiều trạm y tế thiếu các phòng chuyên khoa, thiếu trang thiết bị y tế, nhiều trang thiết bị đã lạc hậu và hư hỏng, thiếu giường bệnh,... chất lượng và thái độ phục vụ tại một số nơi còn chưa cao, tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đặc biệt là bảo hiểm tự nguyện còn thấp, tỷ lệ người sinh con thứ ba còn cao.
* Văn hóa: Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và
phong trào văn nghệ, thể dục, thể thao tiếp tục được triển khai rộng khắp, đến nay toàn huyện có 21,1% số thôn, tổ, 43% số gia đình đạt tiêu chí văn hóa.
Duy trì hoạt động thường xuyên của đội thể thao tại các thôn, đội văn nghệ quần chúng tại các xã, thị trấn và 01 đoàn nghệ thuật không chuyên của huyện. Đến nay, toàn huyện đã có 140 đội văn nghệ quần chúng, 160 tổ, đội, 39 câu lạc bộ thể dục thể thao tại các thôn bản, tổ dân phố, các xã, thị trấn và các cơ quan, đơn vị, trường học. Duy trì, bảo tồn di tích lịch sử danh lam thắng cảnh ruộng bậc thang, di sản văn hóa phi vật thể lễ cúng rừng của dân tộc Nùng. Tổ chức Đại hội TDTT cấp cơ sở và cấp huyện hằng năm. Duy trì hoạt động của Trang thông tin điện tử huyện và đưa vào hoạt động trang thông tin điện tử của 25 xã, thị trấn; Hoàn thành việc cấp hòm thư điện tử công vụ và chữ ký số cho các cơ quan, đơn vị và lãnh đạo các cơ quan, đơn vị; lắp đặt bảng điện tử tại trung tâm huyện để giới thiệu, quảng bá các hoạt động của huyện. Đến nay có 02 xã đạt tiêu chí văn hóa, đạt 8,3% số xã.
Tuy nhiên, chất lượng làng văn hóa, gia đình văn hóa và các hoạt động lễ hội còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế cần được khắc phục. Tệ nạn xã hội có chiều hướng diễn biến phức tạp, cần phải đẩy mạnh và nâng cao chất lượng nội dung của phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa trong giai đoạn mới. Đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng gia đình văn hóa, thôn làng văn hóa.
Môi trường và an toàn thực phẩm:
Môi trường là một trong những vấn đề hết sức cấp bách, UBND huyện, các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm, luôn chú trọng nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, tăng cường công tác giám sát và thông tin về chất lượng môi trường, đảm bảo phát triển kinh tế, xã hội gắn liền với bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững.
Công tác vệ sinh môi trường gắn với thực hiện tiêu chí Phòng Tài