Giới thiệu sơ lược về tomcat và glassfish

Một phần của tài liệu isas quarter 7 frameworks (Trang 27 - 30)

II. Đặc điểm của JSFIII. Vai trò của Framework III. Vai trò của Framework

IV. Giới thiệu các thành phần của JSFV. Các thành phần chính của JSF V. Các thành phần chính của JSF VI. Vòng đời của việc xử lý request VII. Managed Beans

I. Giới thiệu

- Công nghệ Java Server Faces(JSF) cung cấp kiến thức về nền tảng của JavaServerFaces, thường được gọi tắt là JSF, một đặc tả và cũng là một công nghệ then chốt của Sun Microsytems, cho phép lập trình viên xây dựng các ứng dụng web trên nền tảng Java một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. Vì JSF không chỉ là một công nghệ mà còn là một đặc tả, cho phép các nhà phát triển khác nhau viết mã thực thi (implementation) cho đặc tả này, làm phong phú thêm trong việc lựa chọn JSF làm nền tảng xây dựng web với Java, như Apache MyFaces, ICEFaces, JBoss RichFaces...

- Java Server Faces là gì ?

JSF là một môi trường phát triển GUI khá truyền thống, giống như AWT, SWT, và Swing. Một trong những lợi ích chính của nó là làm cho việc phát triển các ứng dụng Web dễ dàng bằng việc mang đến một sự hỗ trợ mạnh mẽ giàu tính năng với các thành phần giao diện người dùng (như các text box, list box, tabbed pane và data grid). Một thành phần của Java Community Process, JSF hướng đến trở thành một phần của Java 2 Enterprise Edition (J2EE).

II. Đặc điểm của JSF

- Một trong những lợi điểm lớn nhất của công nghệ JSF là nó cho phép phân chia rạch ròi giữa behavior (cách xử lý) và presentation (cách trình bày). Tuy nhiên, một ứng dụng JSP không thể ánh xạ những request HTTP thành những xử lý sự kiện các thành phần cụ thể hoặc quản lý các thành phần UI như những đối tượng có trạng thái trên server, nhưng công nghệ JSF lại cho phép bạn làm được điều đó.

- Việc phân chia luận lý từ presentation cũng cho phép mỗi thành viên của một nhóm phát triển ứng dụng Web tập trung vào những phần trong tiến trình phát triển của họ, và cung cấp một mô hình lập trình đơn giản để liên kết những phần đó với nhau. Một mục tiêu quan trọng khác của công nghệ JSF là cung cấp các mức độ thân thuộc các thành phần UI và các khái niệm tầng Web.

- Quan trọng hơn hết, công nghệ JSF cung cấp một kiến trúc dành cho việc quản lý trạng thái các thành phần, xử lý dữ liệu

thành phần, kiểm tra nhập liệu của người dùng, xử lý các sự kiện và thông báo bất kỳ lỗi gì trước khi dữ liệu phía server được cập nhật.

- Các ứng dụng JSF cũng tương tự như bất kỳ các ứng dụng Java Web khác, Chúng chạy trên một Java Servlet container, và thông thường chứa:

Các thành phầns JavaBean (được gọi là những mô hình đối tượng trong công nghệ JSF).

Các event listener.

Các trang (chẳng hạn như JSP).

Các lớp helper phía server (chẳng hạn như các bean truy cập dữ liệu).

- Mỗi ứng dụng JSF phải bao gồm một thư viên thẻ tùy biến nhằm định nghĩa các thẻ thay thế các thành phần UI và một thư viện thẻ tùy biến nhằm thay thế các hành động cốt lõi khác, chẳng hạn như các kiểm tra và các xử lý sự kiện. Cả hai loại thư viện thẻ này được cung cấp bởi việc bổ sung JSF.

- Thư viện thẻ tùy biến xóa bỏ những gì cần thiết cho các thành phần UI trong HTML hoặc ngôn ngữ đánh dấu khác, kết quả là những thành phần tái sử dụng hoàn toàn. Và thư viện core tạo nên sự dễ dàng để đăng ký các sự kiện, kiểm tra và những hành động khác.

- Thư viện thẻ tùy biến có thể là thư viện thẻ HTML cơ bản chứa cùng với công nghệ JSF, hoặc bạn có thể định nghĩa thư viện thẻ của riêng mình nhằm tạo ra các thành phần tùy biến hoặc xuất ra kiểu khác HTML.

III. Vai trò của Framework

- Page Authors: Là người sử dụng ngôn ngữ đánh dấu, giống như HTML, để tạo ra các trang cho ứng dụng Web. Khi sử dụng framework công nghệ JSF, page authors sẽ hầu hết sử dụng thư viện thẻ

- Application Developers: Là người lập trình mô hình các thành phần, các xử lý sự kiện, các kiểm tra, và navigation của trang. Application developer có thể cung cấp các lớp helper mở rộng. - Component Writers: Là người có kinh nghiệm lập trình UI và đề

nghị tạo ra các thành phần tùy biến sự dụng ngôn ngữ lập trình.Những người này có thể tạo ra các thành phần của riêng

họ trực tiếp từ các lớp thành phần, hoặc họ có thể kế thừa các thành phần chuẩn cung cấp bởi công nghệ JSF.

- Tool Verdors: người cung cấp các công cụ nhằm tạo ra công nghệ JSF xây dựng UI phía server dễ dàng hơn.

IV. Giới thiệu các thành phần của JSF

- Java Server Faces là một UI framework cho việc xây dựng các ứng dụng web chạy trên Java server và thay thế UI phía sau cho client. Các thành phần chính của công nghệ JSF bao gồm:

. -

, xử lý các sự kiện, kiểm tra phía server và chuyển đổi dữ liệu; định nghĩa navigation của trang; hỗ trợ quốc tế hóa và accessibility; và cung cấp khả năng mở rộng cho tất các đặc điểm này.

- Mô hình lập trình được định nghĩa tốt này và thư viện thẻ thành phần UI tạo điều kiện dễ dàng cho việc xây dựng và sửa chữa các ứng dụng web với các UI ở phía server. Với sự tổ chức nhỏ đó, bạn có thể:

Điều khiển việc tạo ra các sự kiện phía client từ việc viế mã ứng dụng phía server.

Ánh xạ các thành phần UI trên một trang cho dữ liệu phía server.

Khởi dựng một UI với các thành phần có thể tái sử dụng và có khả năng mở rộng.

Lưu trữ và phục hồi trạng thái UI ngay sau các request.

V. Các thành phần chính của JSF:

JSF có những quy định của nó nhằm đưa ra các khái niệm cơ bản cho những element mà nó cung cấp. Để sử dụng được các element của JSF bạn phải hiểu được những khái niệm và những quy đinh trong JSF. Có 8 khái niệm khi bạn phát triển các ứng dụng JSF:

- UI Component (còn gọi là một control hay đơn giản là component) : một đối tượng có trạng thái, được chứa trên server, cung cấp các chức năng cụ thể để tương tác với người

dùng cuối. UI component là những JavaBean với các thuộc tính, phương thức, sự kiện. Chúng được tổ chức thành một cây các component thường hiển thị như một trang.

- Rederer: Trả lời cho việc hiển thị một UI component và trao đổi

một dữ liệu nhập của user vào giá trị của component. Renderer có thể được thiết kế để làm việc với một hoặc nhiều UI component, và một UI component có thể tập hợp với nhiều renderer khác nhau.

- Validator: Trả lời cho việc chắc chắn rằng giá trị nhập vào bởi

user được chấp nhận. Một hoặc nhiều validator có thể được tập hợp với một UI component

- Backing beans:Các Java Bean xác định tập hợp các giá trị từ các UI component và bổ sung các phương thức listener cho event. Chúng cũng có thể nắm giữ các tham chiếu đến các UI component.

- Converter: Chuyển đổi một giá trị của component thành và từ

một chuỗi để hiển thị. Một UI component có thể được tập hợp với một converter duy nhất.

- Event/listener: JSF sử dụng mô hình event/listener JavaBeans (cũng được sử dụng cho Swing). UI component (và những đối tượng khác) tạo ra các event, và các listener có thể đăng ký để xử lý các sự kiện.

- Messages: Thông tin hiển thị cho user. Chỉ bất kỳ phần ứng dụng nào (backing beans, validators, converter ...) có thể tạo ra thông tin hoặc thông điệp lỗi nhằm hiển thị cho use

- Navigation: Khả năng di chuyển từ một trang đến trang khác. JSF có một hệ thống navigation mạnh mẽ tích hợp với những event listeners.

VI. Vòng đời của việc xử lý request:

Chúng ta nói về lập trình Web đơn giản thế nào với các components, events, listeners, và chín mươi khác niệm khác nhau. Vì thế tại sao phần này nói về xử lý request. Trong khi bạn tìm hiểu framework bên dưới xử lý request của Servlet API, sẽ phân tích Faces xử lý request như thế nào. Điều này cho phép bạn xây dựng các ứng dụng tốt hơn bởi vì bạn sẽ biết chính xác cái gì được đặt ở đâu và khi nào.

- Bước 1 - Restore View: Hiển thị thay thế tất cả các component tạo nên một trang cụ thể. Nó có thể lưu trữ trên client (thông

thường trong một field ẩn trên trình duyệt) hoặc trên server (thông thường trong session).

- Bước 2 - Apply Request Values: Mỗi UI component chấp nhận dữ liệu nhập có một giá trị được submit thay thế giá trị dữ liệu gốc từ user. Trong suốt bước này, framework ấn định giá trị được submit dựa trên tham số gởi đi trong request. Quá trình này gọi là decoding.

- Bước 3 - Process Validation: trong bước này, JSF đặt cây component và hỏi mỗi component có chắc chắn rằng giá trị submit là có thể chấp nhận không. Bởi vì giá trị được submit của mỗi component nhập vào được cập nhật bởi bước 2, component bây giờ có hầu hết dữ liệu hiện thời của user. Trước khi validation xảy ra, giá trị được submit được chuyển đổi, bằng mỗi converter đã đăng ký cho component hoặc converter mặc định. Validation là sau khi xử lý trực tiếp bằng component hoặc công bố cho một hoặc nhiều validator.

- Bước 4 - Update Model Values: Bây giờ chúng ta đã chắc chắn về giá trị cục bộ của các component đã được cập nhật và chính xác và đúng kiểu, có thể chuyển đi với bất kỳ bean nào được tập hợp hoặc mô hình các đối tượng. Bởi vì các đối tượng được tập hợp với các component thông qua các phát biểu JSF EL, đây là nơi các phát biểu này được kiểm tra và các thuộc tính được cập nhật dựa trên giá trị cụ bộ của component.

- Bước 5 - Invoke Application: Bây giờ các bean cần thiết và mô hình các đối tượng được cập nhật, chúng ta có thể đi xuống việc công bố thông tin. Trong bước này, JSF quảng bá các sự kiện cho bước này đối với bất kỳ listener nào đã được đăng ký. - Bước 6 - Render Response: Tại thời điểm này, tất cả xử lý bới

framework và ứng dụng đã trải qua. Tất cả chờ được gởi đi trả lời cho user, và đây là mục tiêu chính của bước này. Mục tiêu thứ hai là lưu lại trạng thái hiển thị để nó có thể được phục hồi trong bước Restore View nếu user yêu cầu lại. Trạng thái hiển thị lưu lại trong bước này bởi vì thường thì hiển thị được lưu trên client, vì thế nó là một phần của response nhằm gởi trả cho user. Trong trường hợp này, JSF đang lưu trạng thái trên server, vì thế hiển thị hầu hết được lưu trữ trong session của user.

VII. Managed Beans

- Định nghĩa

Bean một đối tượng có thuộc tính, có các phương thức. Bean phục vụ cho mục đích khác. Các đối tượng được tạo và được quản lý bên trong chương trình Java khi chương trình gọi các phương thức khởi tạo và các phương thức khác. Tuy nhiên bean có thể được cấu hình và được quản lý mà không cần lập trình.

Ví dụ: Ứng dụng login. UserManager được cấu hình trong faces-config.xml: <managed-bean> <managed-bean-name>usermanager</managed-bean-name> <managed-bean-class>enterprise.jsf_jpa_war.UserManager</managed- bean-class> <managed-bean-scope>request</managed-bean-scope> </managed-bean>

Khi chương trình thực thi nó tao ra đối tượng của com.corejsf.UserBean, đặt tên là usermanager, và giữ nó tồn tại trong suốt session, để phục vụ cho tất cả các yêu cầu hình thành từ client.

Mỗi khi bean được định nghĩa, nó có thể được truy cập bởi các component của JSF. Ví dụ trường input này đọc và cập nhật thuộc tính password của bean usermanager.

<h:inputSecret value="#{user.password}"/> - Các thuộc tính của bean

Lớp bean cần theo quy ước lập trình để đưa ra các đặc tính mà các công cụ có thể sử dụng.

Property của Bean gồm nhiều thuộc tính: tên, kiểu dữ liệu và phương thức getter/setter cho giá trị thuộc tính.

Ví dụ:

private String username; public String getUsername() { return username;

}

public void setUsername(String username) { this.username = username;

}

- Value Binding Expressions

Nhiều component giao diện của JSF có thuộc tính value để bạn có thể xác định giá trị hoặc binding đến một giá trị được chứa trong thuộc tính của bean. Ví dụ, bạn có thể xác định giá trị trực tiếp:

<h:outputText value="Hello, World!"/> hoặc xác định value binding:

<h:outputText value="#{user.name}"/> b. Message Bundles

Khi cài đặt ứng dụng web, nên tập hợp tất cả các message vào trong một chỗ để dễ dàng xác định vị trí trong ứng dụng.

Ví dụ:

- Sử dụng messages.properties file để chứa tất cả message (nên đặt trong classpath), sau đó thêm element f:loadBundle vào trang JSF như sau:

<f:loadBundle basename="messages" var="msgs"/>

- Element này sẽ load các message trong bundle vào biến tên là msgs. Sử dụng như sau:

<h:outputText value="#{msgs.guessNext}"/>

- Bạn có thể có nhiều bundle cho từng vị trí, để thiết lập locale cho ứng dụng có ba lựa chọn sau:

Thêm thuộc tính locale vào element f:view: <f:view locale="de">

Thiết lập locale mặc định và được hỗ trợ trong WEB- INF/faces-config.xml. <faces-config> <application> <locale-config> <default-locale>en</default-locale> <supported-locale>de</supported-locale> </locale-config> </application> </faces-config>

Gọi phương thức setLocale của đối tượng UIViewRoot: UIViewRoot viewRoot =

FacesContext.getCurrentInstance().getViewRoot(); viewRoot.setLocale(new Locale("de"));

c. Backing Beans

- Thỉnh thoảng, thật sự hiệu quả khi thiết kế một bean chứa một vài hoặc tất cả các đối tượng component của web form. Và bean đó được gọi là backing bean cho web form:

public class QuizBean {

private UIOutput scoreComponent; private UIInput answerComponent; // PROPERTY: scoreComponent

public UIOutput getScoreComponent() { return scoreComponent;

}

public void setScoreComponent(UIOutput newValue) { scoreComponent = newValue;

}

// PROPERTY: answerComponent

public UIInput getAnswerComponent() { return answerComponent;

}

public void setAnswerComponent(UIInput newValue) { answerComponent = newValue;

} }

- Khi sử dụng backing bean, bạn cần gắn kết các component trên form với bean. Bạn có thể sử dụng thuộc tính binding cho mục đích này:

<h:outputText binding="#{quiz.scoreComponent}"/> d. Bean Scopes

- Request Scope: Phạm vi của request tồn tại ngắn, nó bắt đầu khi một HTTP request được submit và kết thúc khi response được gửi trở lại cho client.

Ghi chú: nếu một request là forward đến một request khác, tất cả các cặp name/value lưu trong request scope được mang đến request mới. Trái lại, nếu một request được redirect, dữ liệu của request sẽ bị mất. - Session scope

Session Scope beans được tạo ra và được lưu trữ thành các đối tượng trong session. Session sẽ tắt nếu ứng dụng web gọi phương thức invalidate trên đối tượng HttpSession hoặc nếu nó time out.

- Application Scope

Application scope giống như một session nhưng được tồn tại trong suốt khoảng thời gian của ứng dụng web(giống như một biến toàn cục), nó chỉ mất khi ứng dụng web đóng.

e. Configuring Beans

- Configuring Beans thường sử dụng file cấu hình là WEB-

INF/faces-config.xml. Tuy nhiên cũng có thể cấu hình thông tin trong file cấu hình sau:

File tên là META-INF/faces-config.xml. Danh sách các file trong tham số

javax.faces.CONFIG_FILES bên trong WEB- INF/web.xml. Ví dụ như: <web-app> <context-param> <param-name>javax.faces.CONFIG_FILES</param-name> <param-value>WEB-INF/navigation.xml,WEB- INF/beans.xml</param-value> </context-param> ... </web-app>

- Một bean được định nghĩa bằng element managed-bean bên trong element faces-config. Bạn có thể xác định tên, lớp và scope của bean.

<faces-config> <managed-bean> <managed-bean-name>user</managed-bean-name> <managed-bean-class>com.corejsf.UserBean</managed-bean-class> <managed-bean-scope>session</managed-bean-scope> </managed-bean> </faces-config>

- Scope có thể là request, session, application hoặc none. Scope none có nghĩa là đối tượng không được giữ trong 1 trong 3 scope.

Thiết lập giá trị thuộc tính <managed-bean> <managed-bean-name>user</managed-bean-name> <managed-bean-class>com.corejsf.UserBean</managed-bean- class> <managed-bean-scope>session</managed-bean-scope> <managed-property> <property-name>name</property-name> <value>me</value> </managed-property> <managed-property> <property-name>password</property-name> <value>secret</value> </managed-property> </managed-bean>

Khi bean user lần đầu tiên được tìm kiếm, nó được

Một phần của tài liệu isas quarter 7 frameworks (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)