1 Vị trí, vai trò củaHội đồng nhân dân cấp xã
1.2.1.2. Đặc điểm hoạt động giám sát củaHội đồng nhân dân cấp xã
- Giám sát của Hội đồng nhân dân mang tính quyền lực Nhà nước: Tại Việt Nam, quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước bằng các hình thức dân chủ trực tiếp hoặc dân chủ đại diện. Hiến pháp 2013 đã khẳng định: “Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”, “Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước” [27, Điều 3,6].
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên; Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân. Vì vậy hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân mang tính quyền lực Nhà nước, thể hiện ở các điểm:
Hội đồng nhân dân xem xét báo cáo của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tại kỳ
họp và thảo luận, ra nghị quyết khi xét thấy cần thiết.
Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn và có quyền thảo luận về vấn đề chất vấn, kiến nghị Hội đồng nhân dân xem xét trách nhiệm của người bị chất vấn.
Đối với văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp, khi phát hiện văn bản đó có dấu hiệu trái Hiến pháp, luật thì Hội đồng nhân dân có quyền xem xét đình chỉ hay bãi bỏ văn bản đó.
Khi thực hiện việc giám sát, trong trường hợp cần thiết; Đoàn giám sát yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp để chấm dứt hành vi vi phạm, xử lý người vi phạm nhằm khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị vi phạm và chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu, kiến nghị qua hoạt động giám sát của mình.
Giám sát luôn luôn gắn với một chủ thể nhất định, tức là phải trả lời câu hỏi ai (người hoặc tổ chức) có quyền thực hiện việc theo dõi, xem xét, đánh giá về một việc đã được thực hiện đúng hoặc sai những điều đã quy định? Giám sát vấn đề gì, và giám sát việc gì? Điều này có ý nghĩa quan trọng ở chỗ nó phân biệt giữa “giám sát” với “kiểm tra”. Vì kiểm tra thì chủ thể hoạt động và đối tượng chịu sự tác động của hoạt động đó có thể đồng nhất với nhau, đó là việc tự kiểm tra lại hoạt động chính mình của chủ thể hoạt động. Giám sát của Hội đồng nhân dân thì khác; chủ thể thực hiện việc theo dõi, giám sát không đồng nhất với đối tượng chịu sự giám sát. Giám sát phải thể hiện được quan hệ giữa chủ thể thực hiện hoạt động giám sát với đối tượng chịu sự giám sát, đó là quan hệ mang tính quyền lực Nhà nước. Chủ thể có những quyền và
nghĩa vụ gì khi thực hiện hoạt động giám sát theo quy định của pháp luật. Giám sát phải thể hiện tính chủ động trong hoạt động có mục đích được xác định trước của chủ thể thực hiện hoạt động giám sát và hoạt động giám sát được thực hiện thường xuyên theo một chương trình kế hoạch nhất định.
Hội đồng nhân dân tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Đặc trưng dân chủ trong hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân được biểu hiện rõ nhất trong kỳ họp của Hội đồng nhân dân, theo đó: Hội đồng nhân dân quyết định chương trình giám sát hàng năm của mình theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và kiến nghị của cử tri ở địa phương [26, Điều 59]. Việc thảo luận và quyết định theo đa số đảm bảo phát huy trí tuệ tập thể và tính dân chủ trong hoạt động của Hội đồng nhân dân. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân từ khi xây dựng kế hoạch, mời các cơ quan liên quan tham gia, xây dựng báo cáo giám sát đều mang tính dân chủ. VD: khoản 2 Điều 79 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 quy định: Mời đại diện Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, các tổ chức thành viên của Mặt trận tham gia giám sát và yêu cầu đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia giám sát….. [26].
Trong việc giám sát giữa các kỳ họp, Đoàn giám sát của Hội đồng nhân dân: "thông báo nội dung, kế hoạch giám sát cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân chịu sự giám sát chậm nhất là bảy ngày trước ngày bắt đầu tiến hành hoạt động giám sát"; "Giám sát theo đúng nội dung, kế hoạch giám sát và thẩm quyền, trình tự, thủ tục giám sát theo quy định của pháp luật; không làm cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân chịu sự giám
sát". [26, Điều 79]