Khái quát những yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 44)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Khái quát những yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hộ

hưởng đến hoạt động bồi dưỡng công chức cấp xã của huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định

2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên và dân cư

Hoài Ân là huyện trung du, miền núi của tỉnh Bình Định, phía Bắc giáp thị xã Hoài Nhơn, phía Nam giáp huyện Vĩnh Thạnh, phía Đông giáp huyện Phù Mỹ và huyện Phù Cát, phía Tây giáp huyện An Lão.

Huyện Hoài Ân có 15 đơn vị hành chính gồm: 01 thị trấn Tăng Bạt Hổ và 14 xã: Ân Tường Đông, Ân Tường Tây, Ân Hữu, Ân Nghĩa, Ân Đức, Ân Phong, Ân Thạnh, Ân Tín, Ân Hảo Đông, Ân Hảo Tây, Ân Mỹ, BokTới, Ân Sơn và ĐakMang.

Hoài Ân không có quốc lộ chạy qua. Phía bắc có tỉnh lộ 629 nối với quốc lộ 1A tại Bồng Sơn, Hoài Nhơn; phía nam có tỉnh lộ 630 nối với quốc lộ 1A tại cầu Dợi, Hoài Đức, Hoài Nhơn, chạy qua thị trấn Tăng Bạt Hổ, xã Ân Đức, xã Ân Tường Tây, xã Ân Nghĩa, lên huyện Kbang, Gia Lai nối với tỉnh lộ 637 và nối với quốc lộ 19 tại vườn Xoài, Tây Thuận, Tây Sơn. Ngoài ra còn có tỉnh lộ 631 nối với quốc lộ 1A tại đèo Nhông, Mỹ Trinh, Phù Mỹ. Hiện nay, trên địa bàn huyện có đường bộ cao tốc bắc nam chạy qua địa phận thị trấn Tăng Bạt Hổ và một số xã của huyện Hoài Ân; Đây cũng là địa phương có dự án Đường cao tốc Quảng Ngãi – Bình Định đi qua đang được xây dựng.

Về dân cư, dân số toàn huyện hiện nay là 85.700 người, trong đó có 4,4 % là đồng bào dân tộc thiểu số (chủ yếu là các dân tộc Bana và H're). Trải qua quá trình hình thành, xây dựng và phát triển, các dân tộc sinh sống trên vùng đất Hoài Ân luôn đoàn kết, sát cánh cùng nhau tạo nên nét văn hóa truyền thống đa dạng, phong phú, mang đậm bản sắc dân tộc.

Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định

2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội

Về kinh tế:

Trong giai đoạn từ 2016-2020, kinh tế Hoài Ân tiếp tục tăng trưởng khá, mức tăng trưởng giá trị sản xuất (tính theo giá so sánh năm 2010) giai đoạn 2016- 2020 đạt 11,2%. Trong đó: nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 6,4%; công nghiệp, xây dựng tăng 15,3% và thương mại, dịch vụ tăng 15,7%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Đến năm 2020: nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 44,3%; công nghiệp, xây dựng chiếm 20,5% và thương mại, dịch vụ chiếm 35,2%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 40,2 triệu đồng, tăng 1,7 lần so với năm 2015. Tỷ lệ tăng thu ngân sách địa phương bình quân hàng năm 20,9%.

Sản xuất nông, lâm nghiệp phát triển toàn diện; các tiến bộ khoa học, kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất và ngày càng phát huy hiệu quả; tiềm năng và lợi thế của địa phương tiếp tục được khai thác, sử dụng hợp lý, đưa giá trị sản xuất và lợi nhuận từ các loại cây trồng, vật nuôi không ngừng tăng cao.

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực; giá trị sản xuất năm 2020 trên 254,2 tỷ đồng, tăng 65,4% so với năm 2015; tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 15,3%.

Các loại hình thương mại, dịch vụ ngày càng phát triển, đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. Giá trị sản xuất của ngành năm 2020 trên 2.120 tỷ đồng, tăng 107,8% so với năm 2015; giải quyết việc làm cho trên 5.000 lao động [1].

Hoài Ân cũng là địa phương có tiềm năng phát triển du lịch như Thác Đổ (Tân Xuân - Ân Hảo), thác Đá Dàn (Bình Hòa - Ân Hảo), thác Trà Lan (Trà Cơi); hồ Thạch Khê (Ân Tường Đông), hồ Vạn Hội (thôn Vạn Hội, Ân Tín) là một trong những hồ chứa nước cho nông nghiệp lớn nhất huyện;...

Về văn hóa, xã hội:

Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo: Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên toàn ngành được nâng cao. Công tác phổ cập giáo dục hàng năm được duy trì và củng cố. Hiện nay 15/15 xã - thị trấn đạt chuẩn phổ Mẫu giáo 5 tuổi và đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học mức độ 3; 8/15 xã - thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục Trung học cơ sở mức độ 3; 7/15 xã - thị trấn đạt chuẩn

phổ cập giáo dục Trung học cơ sở mức độ 2. Học sinh Tiểu học hoàn thành chương trình đạt 99,3%, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở đạt 99,4% và Trung học phổ thông đạt trên 99%.

Trong lĩnh vực Y tế: Chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân có chuyển biến tích cực. Cơ sở vật chất, trang thiết bị ngành y tế được quan tâm đầu tư. Các chương trình y tế Quốc gia, y tế cộng đồng, phòng chống dịch, bệnh được triển khai kịp thời, có hiệu quả. Đến nay, 15/15 xã - thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế, bình quân có 4,1 bác sĩ/1 vạn dân (chỉ tiêu 4,5 bác sĩ/1 vạn dân).

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ngày càng đi vào chiều sâu; đời sống tinh thần của người dân được nâng lên. Các chính sách an sinh xã hội được quan tâm thực hiện và đạt kết quả khá tốt. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo có nhiều chuyển biến. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn 8%, bình quân hàng năm giảm 2,8% (riêng các xã vùng cao hàng năm giảm từ 5 – 7%); thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 40,2 triệu đồng; giải quyết việc làm cho trên 2.280 lao động và tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 47,2% [1].

Các chương trình phát triển kinh tế, xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi được quan tâm thực hiện và phát huy hiệu quả, nhất là Chương trình 135, các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng như: điện, đường, trường, trạm, nước sinh hoạt, cơ bản đáp ứng nhu cầu của người dân. Hiện nay, bộ mặt nông thôn miền núi đã có nhiều thay đổi, đời sống người dân được cải thiện và nâng cao.

Tuy nhiên, Hoài Ân là một huyện trung du, miền núi vẫn còn không ít khó khăn về KT - XH, tuy đã đạt nhiều chuyển biến nhưng nhìn chung mức sống của dân cư vẫn tương đối thấp so với mặt bằng chung của toàn tỉnh Bình Định.

2.2. Tổng quan về đội ngũ công chức cấp xã của huyện Hoài Ân

Sau giải phóng năm 1975, Tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ ở huyện, xã thực hiện thống nhất với cả nước, có sự kế thừa, phát triển qua các chặng đường lịch sử. Đại đa số CCCX có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; trung thành, tận tụy phục vụ nhân dân, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, triển khai có hiệu quả chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Hầu hết CCCX huyện Hoài Ân xuất thân từ cơ sở, một bộ phận trưởng thành từ các thôn, các hợp tác xã nông nghiệp, Mặt trận, các đoàn thể ở xã, thị trấn. Những năm gần đây, đội ngũ CCCX được bổ sung lực lượng trẻ, được đào tạo chính quy, cơ bản đúng chuyên ngành, làm thay đổi đáng kể về chất lượng đội ngũ và năng lực thực thi công vụ; có chuyển biến rõ nét về sự hài lòng của nhân dân trong giải quyết các thủ tục hành chính hàng ngày và trong công tác định hướng phát triển sản xuất, kinh doanh cho nhân dân trên địa bàn; góp phần khá tích cực trong công tác xây dựng nông thôn mới và phát triển đô thị.

2.2.1. Về số lượng và cơ cấu đội ngũ công chức cấp xã

Trong giai đoạn 2017 – 2019, số lượng CCCX trên địa bàn huyện Hoài Ân có xu hướng tăng (từ 139 người lên 155 người). Tuy nhiên, trong năm 2020, thực hiện đề án điều động công an chính quy về đảm nhận chức vụ Trưởng công an xã, theo số liệu thống kê của Phòng Nội vụ huyện Hoài Ân, tổng số số lượng CCCX hiện nay được tính là 136 người (xem Biểu đồ 2.1).

Biểu đồ 2.1. Số lượng công chức cấp xã huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định (2017 – 2020)

Đơn vị tính: Người

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định, năm 2020)

- Cơ cấu công chức cấp xã theo chức danh và giới tính: Chỉ huy trưởng

Quân sự: 13 (Nữ: 0); Văn phòng – Thống kê: 24 (Nữ: 12); Địa chính – Xây dựng: 25 (Nữ: 4); Tài chính – Kế toán: 27 (Nữ: 13); Tư pháp – Hộ tịch: 20 (Nữ: 4); Văn hóa –

Xã hội: 23 (Nữ: 5). Trong tổng số 136 CCCX năm 2020, có 98 nam, chiếm 72,1%; 38 nữ, chiếm 27,9% (xem Biểu đồ 2.2).

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu công chức cấp xã

huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định năm 2020 theo chức danh và giới tính

Đơn vị tính: Người

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định, năm 2020)

- Về cơ cấu công chức cấp xã theo thành phần dân tộc:

Tổng số 136 CCCX của huyện Hoài Ân năm 2020, bao gồm: 110 CCCX là người Kinh (chiếm 80,1%); 26 CCCX là người dân tộc thiểu số (chiếm 19,9%, chủ yếu ở 3 xã miền núi: BokTới, Ân Sơn và ĐakMang). Trong đó: Chỉ huy trưởng Quân sự: 13 (DTTS: 3); Văn phòng – Thống kê: 24 (DTTS: 4); Địa chính – Xây dựng: 25 (DTTS: 6); Tài chính – Kế toán: 27 (DTTS: 3); Tư pháp – Hộ tịch: 24 (DTTS: 6); Văn hóa – Xã hội: 23 (DTTS: 4). (xem Biểu đồ 2.3)

Biểu đồ 2.3. Thành phần dân tộc công chức cấp xã huyện Hoài Ân năm 2020

Đơn vị tính: Người

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định, năm 2020)

2.2.2. Về trình độ của đội ngũ công chức cấp xã

- Trình độ văn hóa của công chức cấp xã:

Trong tổng số 136 CCCX ở huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định năm 2020, số công chức có trình độ học vấn 9/12 là 11 người (chiếm 8,1%); số CCCX có trình độ học vấn 12/12 là 125 người (chiếm 91,9%). (xem Biểu đồ 2.4).

Biểu đồ 2.4. Trình độ văn hóa công chức cấp xã của huyện Hoài Ân năm 2020

Đơn vị tính: Người

- Trình độ chuyên môn công chức cấp xã: CCCX ở huyện Hoài Ân có trình độ đại học là 73 người (chiếm 53,7%); trình độ cao đẳng: 5 người (chiếm 3,7%); trình độ trung cấp: 56 người (chiếm 41,2%); Chưa qua đào tạo chuyên môn: 02 người (chiếm 1,4%). (xem Biểu đồ 2.5 và Bảng 2.2)

Biểu đồ 2.5. Trình độ chuyên môn công chức cấp xã huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định năm 2020

Đơn vị tính: Tỷ lệ %

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định, năm 2020)

- Trình độ lý luận chính trị của công chức cấp xã:

Trong tổng số 136 CCCX của huyện Hoài Ân, số công chức chưa được bồi dưỡng LLCT là 29 người (chiếm 21,3%); số công chức có trình độ sơ cấp chính trị là 29 người (chiếm 21,3%); trình độ trung cấp chính trị: 75 người (chiếm 55,1%); trình độ cao cấp LLCT: 03 người (chiếm 2,3%). (xem Biểu đồ 2.6)

Biểu đồ 2.6. Phân loại công chức cấp xã huyện Hoài Ân theo trình độ lý luận chính trị

Đơn vị tính: Tỷ lệ %

- Về trình độ quản lý nhà nước: Công tác bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cho đội ngũ CCCX huyện Hoài Ân được tập trung thực hiện trong các năm 2017, 2018 và 2019; chủ yếu là các lớp bồi dưỡng theo ngạch chuyên viên. Đến nay 83,8% CCCX đã có chứng chỉ, 16,2% chưa được bồi dưỡng.

Bảng 2.1: Thống kê số lượng công chức cấp xã huyện Hoài Ân được cử đi học lớp bồi dưỡng Quản lý nhà nước

theo ngạch chuyên viên, chuyên viên chính giai đoạn 2017 – 2020

Đơn vị tính: Người, tỷ lệ %

B. dưỡng QLNN theo ngạch

TS CCCX: 136 Năm

Số lượng CCCX được cử đi học

Chưa được bồi dưỡng (tính đến 31/12/2020) 2017 2018 2019 2020 22 (16,2%) Cán sự 0 0 0 0 Chuyên viên 16 (11,8%) 47 (34,6%) 51 (37,5%) 0 (0,0%) Chuyện viên chính 02 (01,5%) 0 0 0 02

Biểu đồ 2.7. Tỉ lệ % công chức cấp xã huyện Hoài Ân được cử đi học lớp bồi dưỡng QLNN theo ngạch chuyên viên các năm từ 2017 đến 2020

11.8%

34.6% 37.5%

[] 16.2%

2017 2018 2019 2020 chưa được BD

Bảng 2.2. Tổng hợp số lượng, cơ cấu và chất lượng công chức cấp xã huyện Hoài Ân đến 31/12/2020 Đơn vị tính: Người Chức danh Số lượng Nữ Dân tộc thiểu số Trình độ VH Chuyên môn LLCT Ngoại ngữ (có chứng chỉ) Tin học (có chứng chỉ) 9/12 12/12 Chưa ĐT SC TC CĐ ĐH Chưa ĐT SC TC CC Trưởng công

an xã 0 Công an chính quy về địa phương

Chỉ huy trưởng QS 13 0 3 3 10 1 0 10 1 1 1 1 11 0 12 12 Tư pháp – Hộ tịch 24 4 6 4 20 0 0 8 0 16 3 9 12 0 17 22 Tài chính – Kế toán 27 13 3 0 27 0 0 8 0 19 9 3 15 0 24 27 Văn phòng – Thống kê 24 12 4 1 23 1 0 6 3 14 3 4 17 0 23 17 Địa chính – Xây dựng 25 4 6 0 25 0 0 13 1 11 10 6 7 2 17 22 Văn hóa – Xã hội 23 5 4 3 20 0 0 11 0 12 3 6 13 1 18 21 Tổng 136 38 26 11 125 2 0 56 5 73 29 29 75 3 111 121

Nhìn chung, CCCX ở huyện Hoài Ân được bố trí, định biên đúng theo các quy định hiện hành. Tuy nhiên, với việc nâng cao các tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn cụ thể cho từng chức danh CCCX theo quy định tại Thông tư số 13/2019/TT-BNV ngày 06/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ “về hướng dẫn một số quy định về cán bộ, CCCX và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố” thì vấn đề đặt ra đối với chính quyền huyện Hoài Ân là phải có kế hoạch thực hiện đào tạo, bồi dưỡng CCCX đáp ứng quy định hiện hành về tiêu chuẩn chức danh cũng như các yêu cầu nâng cao năng lực thực thi công vụ.

2.3. Cơ sở pháp lý để thực hiện bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định bàn huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định

2.3.1. Các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương có liên quan

- Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12;

- Luật số 52/2019/QH14 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 và Luật Viên chức số 58/2010/QH12;

- Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;

- Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý sử dụng kinh phí từ ngân sách Nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;

- Nghị định 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ Về công chức xã, phường, thị trấn;

- Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009;

- Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 16/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Tiếp tục củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên giai đoạn 2014 - 2020”;

- Kế hoạch số 1746/KH-BNV ngày 26/5/2014 của Bộ Nội vụ hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định số 124/QĐ-TTg về nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn;

- Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 - 2025;

- Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;

- Nghị định 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

- Thông tư 01/2018/TT-BNV ngày 08/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

- Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

- Nghị định 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 Sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, CCCX và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố;

- Thông tư số 13/2019/TT-BNV ngày 06/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về Hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.

2.3.2. Các văn bản về công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức của tỉnh

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)