Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước của chính

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 100 - 112)

7. Kết cấu của luận văn

3.4. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước của chính

3.4.1. Hoàn thiện công tác quy hoạch và kế hoạch phát triển Doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Trên cơ sở Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN, yêu cầu các sở, ngành, đơn vị liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố, các Công ty TNHH MTV nông, lâm nghiệp thuộc tỉnh quản lý có trách nhiệm:

- Về cổ phần hóa 06 doanh nghiệp nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối vốn (gồm các Công ty TNHH MTV: Cao su Đắk Lắk; Cà phê Thắng Lợi; Cà phê - Ca cao Tháng 10; Cà phê Ea Pốk; Sản xuất kinh doanh tổng hợp Krông Ana, Công ty TNHH MTV Đô thị và Môi trường Đắk Lắk, Công ty TNHH MTV Cấp nước và Đầu tư xây dựng Đắk Lắk), thời gian hoàn thành cổ phần hóa đối với 06 Công ty trong năm 2018. Riêng đối với Công ty Sản xuất kinh doanh tổng hợp Krông Ana do sau khi xác định lại giá trị doanh nghiệp, giá trị thực tế doanh nghiệp thấp hơn các khoản phải trả, nên căn cứ điểm b, khoản 2, Điều 4, Nghị định 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành Công ty cổ phần, sẽ chuyển Công ty sang thực hiện các hình thức khác (phá sản hoặc giải thể);

- Về chuyển đổi thành lập Công ty TNHH 2 thành viên đối với 9 công ty (8 Công ty TNHH MTV lâm nghiệp và 1 Công ty TNHH MTV nông nghiệp), bao gồm các Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp: Chư Ma Lanh; Rừng Xanh; Ya Lốp; Ea H’mơ; Ea H'leo; Thuần Mẫn; Phước An; Buôn Ja Wầm và Công ty TNHH MTV Cà phê Cư Pul, đã hoàn thành đi vào hoạt động 06 Công ty, còn lại 03 Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp: Ea Heo, Buôn Ja Wầm, Thuần Mẫn sẽ hoàn thành việc sắp xếp, chuyển đổi trong năm 2018;

- Về giải thể 03 Công ty TNHH MTV: Cà phê ca cao Krông Ana, D'ray H‘Ling, Cà phê Buôn Ma Thuột, sẽ hoàn thành trong năm 2018;

- Về sắp xếp, chuyển đổi Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Lắk thành Ban Quản lý rừng, do không bố trí được biên chế UBND tỉnh đã có Tờ trình đề nghị

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh phương án tổng thể sắp xếp đổi mới các Công ty TNHH MTV thuộc tỉnh quản lý giai đoạn 2016-2020 đã được phê duyệt tại công văn 1832/TTg-ĐMDN ngày 15/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ, theo phương án giữ nguyên mô hình duy trì, củng cố và phát triển Công ty lâm nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo khoản 2, Điều 8, Nghị định số 118/2014/NĐ-CP;

- Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn. Chủ trì, thẩm định các phương án chuyển đổi, sắp xếp thuộc các mô hình sau: chuyển thành Công ty TNHH 2TV theo Quyết định số 889/QĐ-UBND ngày 14/4/2015 của UBND tỉnh;

- Rà soát đề xuất điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng, quy hoạch bảo vệ phát triển rừng quy hoạch chăn nuôi và các quy hoạch cây trồng khác cho phù hợp với thực tế. Đồng thời, tham mưu UBND tỉnh các thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên để quy hoạch vùng trồng nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi, nhà máy chế biến và một số mục đích sản xuất kinh doanh khác nhằm phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.

- Hướng dẫn các doanh nghiệp lập các dự án cải tạo rừng sản xuất là rừng tự nhiên, hiệu quả kinh tế thấp, không có khả năng phục hồi, để trồng rừng trồng cây công nghiệp và cây nông nghiệp…và dự án quản lý bảo vệ phát triển rừng tự nhiên theo đúng các tiêu chí, điều kiện theo quy định hiện hành của Nhà nước;

- Phối hợp với Sở Tài nguyên & Môi trường thực hiện tham mưu việc giao đất, giao rừng, cho thuê đất cho thuê rừng theo quy định của pháp luật;

- Đề xuất triển khai đổi mới cơ chế quản lý bảo vệ, sử dụng rừng và đất rừng tự nhiên; chú trọng tính hiệu quả của quản lý, sử dụng tài nguyên rừng và đất rừng.

Trên đây là Kế hoạch và chiến lược thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN trên địa bàn tỉnh, yêu cầu các sở, ngành, đơn vị có liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố hoàn thiện công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển DNNN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

3.4.2. Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý nhà nước về doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh

Sau hơn 35 năm đổi mới, thế và lực của ta đã lớn mạnh hơn nhiều. Kinh tế vĩ mô ổn định, vững chắc hơn, niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp và xã hội tăng lên. Chất lượng tăng trưởng kinh tế được cải thiện, mô hình tăng trưởng từng bước dịch chuyển sang chiều sâu. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, khả năng chống chịu, thích ứng với tác động bên ngoài còn hạn chế, năng lực tiếp cận nền kinh tế số còn bất cập. Những thách thức an ninh phi truyền thống, thiên tai, dịch bệnh, môi trường, biến đổi khí hậu. Phấn đấu đến năm 2025 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; có thể chế quản lý hiện đại, cạnh tranh, hiệu lực, hiệu quả; một nền kinh tế năng động, phát triển nhanh và bền vững, độc lập, tự chủ, gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế…

Bối cảnh và mục tiêu nêu trên đặt ra những cơ hội và thách thức trong công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống VBQPPL, dối với các DNNN của chính quyền tỉnh Đắk Lắk đòi hỏi định hướng của công tác này vừa đảm bảo tính dự báo của hệ thống pháp luật, vừa bảo đảm tính phù hợp, khả thi với điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội của của tỉnh, theo đó cần tập trung vào một số định hướng sau:

Thứ nhất, trong giai đoạn 2020 - 2025, tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện VBQPPL gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật, xây dựng hệ thống VBQPPL thống nhất, đồng bộ, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định đối với các DNNN trên địa bàn tỉnh, dễ tiếp cận, với chi phí tuân thủ thấp, có sức cạnh tranh trong khu vực, lấy quyền và lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp là trung tâm, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, bảo đảm yêu cầu phát triển bền vững kinh tế - xã hội và cộng đồng các DNNN trên tỉnh.

Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng thực thi thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tiếp tục phát triển, hoàn thiện các loại thị trường để huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực; tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch; hình thành hệ thống thể chế có năng lực cạnh tranh cao trong khu vực Tây Nguyên cho các DNNN thuộc tỉnh quản lý.

Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện các chính sách đối với DNNN trên địa bàn, thúc đẩy ứng dụng mạnh mẽ khoa học - công nghệ; có cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội, cạnh tranh để tăng cường ứng dụng công nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển cho các doanh nghiệp nói chung và DNNN nói riêng; thực thi một cách sáng tạo những quy định hiện hành để phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, lấy DNNN của tỉnh là trung tâm nghiên cứu phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

3.4.3. Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa, tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh theo lộ trình kế hoạch

Như đã phân tích trong chương 3, quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại các DNNN của tỉnh đã đạt được một số kết quả nhất định, trong đó đáng chú ý là giảm được số lượng DNNN, thu hồi được tài sản cho Nhà nước thông qua việc cổ phần hóa và thoái vốn tại DNNN. Tuy nhiên, việc quản trị DNNN mà trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đang cố gắng nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh theo hướng tăng trách nhiệm của người quản lý, điều hành DNNN, đồng thời thống nhất chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước tại DNNN. Do đó, cùng với việc vận dụng các quy định của Trung ương, chính quyền tỉnh Đăk Lăk cần tập trung vào các giải pháp sau:

- Xác định cụ thể và làm rõ quyền hạn, trách nhiệm của Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc/Giám đốc doanh nghiệp trong quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước để bảo đảm quyền chủ động sản xuất, kinh doanh và bảo toàn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tài sản.

- Có chế độ công bố, minh bạch báo cáo tài chính, thông tin tài chính, kinh doanh, điều hành tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.

- Tăng cường trách nhiệm giải trình của Hội đồng thành viên và Ban điều hành.

- Ban hành hướng dẫn chi tiết về tổ chức và hoạt động của từng tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đặc biệt quan trọng để nâng cao tính pháp lý, tăng

cường công tác giám sát, kiểm tra của chủ sở hữu nhà nước và các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước hoạt động có hiệu quả hơn.

- Bảo đảm cơ chế tài chính đối với doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, quốc phòng, an ninh bảo đảm người lao động có mức thu nhập hợp lý, doanh nghiệp có lãi, thu hút được nguồn lực của xã hội tham gia; đổi mới cơ chế quản lý tiền lương, tiền thưởng để doanh nghiệp thực sự chủ động trong trả lương, trả thưởng gắn với năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, kinh doanh; bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, người lao động; thu hút lao động có trình độ cao vào làm việc.

- Khắc phục những bất cập đang tồn tại trong chế độ quản trị DNNN của tỉnh như: Bộ máy và cách thức thực hiện chức năng chủ sở hữu còn chưa đúng quy định của pháp luật, không rõ ràng trách nhiệm giải trình của chủ sở hữu, không bảo đảm tính toàn vẹn của hệ thống quản trị; cơ chế ủy quyền nhiều cấp chủ thể, không gắn trách nhiệm cũng như tạo động lực cá nhân cho hiệu quả thực thi quyền sở hữu nhà nước đối với tập đoàn kinh tế nhà nước; chưa tách biệt được chức năng thực hiện quyền chủ sở hữu với các chức năng khác của Nhà nước trong quản lý DNNN; Hoạt động giám sát DNNN còn nhiều khiếm khuyết như thiếu khung khổ giám sát bên ngoài đối với DNNN, cơ chế giám sát thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước còn nhiều hạn chế; hoạt động giám sát đối với từng DNNN còn nhiều bất cập, thiếu hiệu quả, chưa đáp ứng yêu cầu cải thiện quản trị DNNN… Công bố thông tin và minh bạch hóa hoạt động của DNNN còn nhiều hạn chế; Trách nhiệm và hiệu quả của bộ máy quản lý, điều hành DNNN chưa cao. ..

3.4.4. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh

Hoàn thiện chức năng quản lý của Nhà nước đối với DNNN. Rà soát, tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý, cơ chế, chính sách về DNNN của tỉnh. Tăng cường công tác chỉ đạo, tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước. Hoàn thiện tổ chức quản lý để thực hiện chức năng Nhà

nước là chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước; bảo đảm quyền tự chủ của doanh nghiệp nhà nước trong hoạt động theo nguyên tắc thị trường; khẩn trương hoàn thiện mô hình quản lý, giám sát doanh nghiệp và vốn, tài sản của Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. Khẩn trương thành lập một cơ quan chuyên trách của Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước.

- Đổi mới mô hình tổ chức và phương thức lãnh đạo của tổ chức đảng tại DNNN; Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng và đảng viên trong DNNN. Nâng cao hiệu quả và vai trò lãnh đạo toàn diện của tổ chức đảng tại DNNN trong việc chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xây dựng và thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn của Nhà nước, công tác chính trị, tư tưởng, công tác cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp, phát huy dân chủ cơ sở. Quy định rõ trách nhiệm của Cấp ủy, người đứng đầu tổ chức đảng trong doanh nghiệp nhà nước khi để xảy ra thua lỗ tổn thất trong hoạt động sản xuất kinh doanh và vi phạm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Triển khai thực hiện nghiêm túc Quy định số 69-QĐ/TW ngày 13/02/2017 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Đảng ủy cấp trên cơ sở trong doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối. Bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất giữa các quy định của Đảng với các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về công tác tổ chức và cán bộ dựa trên nguyên tắc: Đảng lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và thống nhất quản lý cán bộ trong doanh nghiệp nhà nước.

- Lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt sâu sắc, tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức trong hệ thống chính trị và sự đồng thuận trong xã hội về quan điểm, mục tiêu, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận đầy đủ thông tin và tham gia giám sát hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.

- Phát huy vai trò của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong giám sát, phản biện xã hội đối với hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và công tác quản lý

nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, nhất là đối với việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN.

- Đổi mới, hoàn thiện mô hình tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội tại DNNN. Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về doanh nghiệp nhà nước; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong doanh nghiệp nhà nước.

3.4.5. Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy doanh nghiệp nhà nước phát triển bền vững, góp phần bảo đảm tính chủ đạo của kinh tế nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Trước hết, cần khẳng định đúng vai trò của DNNN trong xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh mới, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng như quá trình tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới… Cần xác định DNNN tỉnh Đắk Lắk theo

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 100 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)